(VTC News) – Bệnh nhân tên Đ.L.D.A, ở TP.HCM phải nhập viện vì nuốt cọng kẽm dùng để niềng răng.
Mới đây, Khoa Ngoại Tổng hợp, BV Nhi đồng 1, TP.HCM tiếp nhận một bệnh nhân tên Đ.L.D.A, sinh năm 2002 nhập viện vì nuốt cọng kẽm dùng để niềng răng.
Theo như người nhà kể lại, em được niềng răng để chỉnh hình răng bị lệch nhưng sáng cùng ngày nhập viện. Sau khi em ngủ dậy người nhà phát hiện thấy mất hết một cọng kẽm.
Lúc nhập viện, chụp Xquang kiểm tra, bác sỹ thấy có dị vật ở đường tiêu hóa. Sau đó bé được khám, cho uống thuốc nhuận tràng và được theo dõi tiếp để xem có đi tiêu ra dị vật hay không.
Sau 3 ngày theo dõi bé đã tự đi tiêu ra dị vật, sau tiêu tình trạng bé khỏe, không đau bụng, ăn uống bình thường và bé đã được xuất viện sau đó.
Qua trường hợp trên, để phòng ngừa tai nạn hy hữu như trên cho trẻ, bác sỹ khuyến cáo: Nên nhắc trẻ đã được niềng răng cẩn thận khi ăn uống, khi nhai vì chuỗi dây hoặc kiềng niềng răng có thể bị tuột ra và trẻ vô tình nuốt vào.
Nên hướng dẫn cho trẻ lớn biết cách theo dõi khi niềng răng, kiểm tra xem niềng răng có bị lỏng lẻo, tái khám theo lời dặn của bác sỹ hay khi chuỗi dây hoặc kiềng niềng bị lỏng lẽo.
Niềng răng ở trẻ em hiện nay ngày càng phổ biến tại Việt Nam, niềng răng tạo điều kiện thuận lợi để có hàm răng đều đặn khỏe mạnh, tạo sự hài hòa cân xứng của khuôn mặt.
Dù mục đích để thẩm mỹ hay chỉnh răng thì cha mẹ trẻ khi quyết định niềng răng cho trẻ em cũng cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như có thể xảy ra những tai nạn hy hữu.
Sau khi niềng răng, những tuần đầu tiên, bạn nên dùng những thực phẩm mềm tránh gây những tổn thương ban đầu làm lệch niềng hay đứt niềng răng.
Chẳng hạn như bạn có thể dùng các món như các món luộc, các loại nước ép và sữa chua. Theo thời gian điều trị, răng của bạn được thắt chặt hơn, bạn cũng nên tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm mềm cho đến khi bạn cảm thấy không cần khó chịu hay đau đớn nữa.
Cần tránh ăn đồ ngọt và uống soda. Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột sinh ra axít. Thức ăn này có thể gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi.
Bạn nên tránh uống trà, nước ép trái cây và những đồ uống tối màu hoặc có màu sáng. Đặc biệt là kẹo cao su, caramels khi bạn đang trong quá trình niềng răng. Ngoài các nguy cơ khác cho răng miệng, chúng có thể làm hư dây thép và nẹp bị bong ra hoặc làm cong niềng răng của bạn.
Niềng răng là phương pháp được tiến hành niềng trên mặt của răng, do đó bạn không nên ăn những loại thực phẩm có độ cứng và giòn cần có một lực mạnh để cắn và nhai. Những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như cà rốt hoặc táo thì nên cắt ra từng miếng nhỏ trước khi ăn.
Tránh ăn những loại thức ăn dặm giòn và cứng như bắp rang, đậu phộng và kẹo cứng vì chúng là những thức ăn cần phải nhai nhiều có thể làm đứt niềng răng hay khiến bạn cảm thấy khó chịu. Cũng không nên làm những điều sau: nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng.
» Kem đánh răng Colgate có triclosan gây ung thư?
» Bàn chải đánh răng và những mối họa
» Cận cảnh ca nhổ 232 chiếc răng cho chàng trai 17 tuổi
» Sói tấn công khiến mặt biến dạng
Ngọc Mai
Mới đây, Khoa Ngoại Tổng hợp, BV Nhi đồng 1, TP.HCM tiếp nhận một bệnh nhân tên Đ.L.D.A, sinh năm 2002 nhập viện vì nuốt cọng kẽm dùng để niềng răng.
Theo như người nhà kể lại, em được niềng răng để chỉnh hình răng bị lệch nhưng sáng cùng ngày nhập viện. Sau khi em ngủ dậy người nhà phát hiện thấy mất hết một cọng kẽm.
Sau 3 ngày theo dõi bé đã tự đi tiêu ra dị vật, sau tiêu tình trạng bé khỏe, không đau bụng, ăn uống bình thường và bé đã được xuất viện sau đó.
Qua trường hợp trên, để phòng ngừa tai nạn hy hữu như trên cho trẻ, bác sỹ khuyến cáo: Nên nhắc trẻ đã được niềng răng cẩn thận khi ăn uống, khi nhai vì chuỗi dây hoặc kiềng niềng răng có thể bị tuột ra và trẻ vô tình nuốt vào.
Nên hướng dẫn cho trẻ lớn biết cách theo dõi khi niềng răng, kiểm tra xem niềng răng có bị lỏng lẻo, tái khám theo lời dặn của bác sỹ hay khi chuỗi dây hoặc kiềng niềng bị lỏng lẽo.
Niềng răng ở trẻ em hiện nay ngày càng phổ biến tại Việt Nam, niềng răng tạo điều kiện thuận lợi để có hàm răng đều đặn khỏe mạnh, tạo sự hài hòa cân xứng của khuôn mặt.
Dù mục đích để thẩm mỹ hay chỉnh răng thì cha mẹ trẻ khi quyết định niềng răng cho trẻ em cũng cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như có thể xảy ra những tai nạn hy hữu.
Sau khi niềng răng, những tuần đầu tiên, bạn nên dùng những thực phẩm mềm tránh gây những tổn thương ban đầu làm lệch niềng hay đứt niềng răng.
Chẳng hạn như bạn có thể dùng các món như các món luộc, các loại nước ép và sữa chua. Theo thời gian điều trị, răng của bạn được thắt chặt hơn, bạn cũng nên tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm mềm cho đến khi bạn cảm thấy không cần khó chịu hay đau đớn nữa.
Cần tránh ăn đồ ngọt và uống soda. Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột sinh ra axít. Thức ăn này có thể gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi.
Bạn nên tránh uống trà, nước ép trái cây và những đồ uống tối màu hoặc có màu sáng. Đặc biệt là kẹo cao su, caramels khi bạn đang trong quá trình niềng răng. Ngoài các nguy cơ khác cho răng miệng, chúng có thể làm hư dây thép và nẹp bị bong ra hoặc làm cong niềng răng của bạn.
Niềng răng là phương pháp được tiến hành niềng trên mặt của răng, do đó bạn không nên ăn những loại thực phẩm có độ cứng và giòn cần có một lực mạnh để cắn và nhai. Những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như cà rốt hoặc táo thì nên cắt ra từng miếng nhỏ trước khi ăn.
Tránh ăn những loại thức ăn dặm giòn và cứng như bắp rang, đậu phộng và kẹo cứng vì chúng là những thức ăn cần phải nhai nhiều có thể làm đứt niềng răng hay khiến bạn cảm thấy khó chịu. Cũng không nên làm những điều sau: nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng.
» Kem đánh răng Colgate có triclosan gây ung thư?
» Bàn chải đánh răng và những mối họa
» Cận cảnh ca nhổ 232 chiếc răng cho chàng trai 17 tuổi
» Sói tấn công khiến mặt biến dạng
Ngọc Mai
Bình luận