Năm 2016, cả nước có 120 cụm thi THPT quốc gia. Trong số 120 cụm thi THPT quốc gia có 50 cụm thi dành cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp do Sở GD&ĐT chủ trì; 70 cụm thi dành cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng do trường đại học chủ trì, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng khác tổ chức.
Tổng số điểm thi toàn quốc: 1.482. Tổng số phòng thi trên toàn quốc: 31.668. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 chính thức diễn từ ngày 1- 4/7/2016.
Các thí sinh sẽ được lựa chọn trong 8 môn thi đó là: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Những môn thi các thí sinh phải làm theo hình thức tự luận là: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý còn những môn thi theo hình thức trắc nghiệm là : Vật lý, Hoá học, Sinh học.
Ngoài ra, còn có các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn.
Hà Nội có số cụm thi do trường đại học chủ trì nhiều nhất, với 5 cụm thi do các trường: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự, Đại học Nông lâm chủ trì.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác mỗi tỉnh có 1 cụm thi do trường đại học chủ trì.
Lịch thi:
Theo kế hoạch, việc chấm thi hoàn thành trước ngày 20/7
Hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp: trước ngày 25/7
In và trả giấy chứng nhận kết quả thi: trước ngày 30/7
Thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ: từ ngày 1/8. Kết thúc xét tuyển: ngày 20/10 (đối với đại học), 15/11 (đối với cao đẳng).
Lưu ý
Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào đề thi, giấy thi, Phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp; Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề.
Thí sinh không được trao đổi, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi.
Muốn phát biểu, thi sinh phải giơ tay để báo cáo cán bộ coi thi. Khi được phép nói, thí sinh đứng trình bày công khai với cán bộ coi thi ý kiến của mình.
Thí sinh không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực màu đỏ).
Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, thí sinh phải ngừng làm bài ngay.
Thí sinh có trách nhiệm bảo quản bài thi nguyên vẹn, không bị người khác lợi dụng. Nếu phát hiện có người khác xâm hại đến bài thi của mình, thí sinh phải báo cáo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý.
Khi nộp bài thi, thí sinh phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi. Không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm.
Thi sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi.
Trong trường hợp cần thiết, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của cán bộ coi thi và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng điểm thi quyết định.
Bình luận