• Zalo

Săn sâm cau cải thiện sinh lực, nhiều quý ông trúng độc

Sức khỏeThứ Tư, 16/08/2017 19:38:00 +07:00 Google News

Mong muốn cải thiện sinh lực đàn ông, nhiều người đã đi tìm sâm cau - một loại “viagra tự nhiên” để sử dụng, không ít người tiền mất tật mang.

Theo TS. BS. Phạm Hưng Củng (Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Bộ Y tế), khi nam giới ở độ tuổi đôi mươi, cơ thể tràn đầy năng lượng, chẳng cần một sự cố gắng hay bổ sung nào thì “chuyện yêu” vẫn luôn “tưng bừng”.

Nhưng sau 40 tuổi, cơ thể người đàn ông bước vào giai đoạn suy thoái, chức năng ngũ tạng bắt đầu suy giảm thì “chuyện ấy” cũng dần trở nên mất phong độ, thậm chí bắt đầu xuất hiện tình trạng rối loạn cương dương, trên bảo dưới không nghe mà nguyên nhân là do giảm nồng độ Testosterone.

Đây là điều không người đàn ông nào mong muốn. Để hỗ trợ hoạt động sinh lý, giữ gìn lửa yêu đương, nhiều quý ông đã “trưng dụng” đủ các loại thuốc hỗ trợ tình dục cho từ bôi, xịt trực tiếp, thậm chí uống cả thuốc kích thích...

re-cay-bong-bong

Rễ cây bồng bồng tính độc được nhiều người mua về ngâm rượu vì tưởng là sâm cau - một loại viagra tự nhiên

Tuy nhiên, đó chỉ là những biện pháp tạm thời, không giải quyết được vấn đề lâu dài mà ngược lại, có thể khiến người sử dụng chịu các tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ…. Có người do uống “hầm bà lằng” các loại dẫn dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo TS. BS. Phạm Hưng Củng, khuynh hướng điều trị của khoa học hiện nay được nhiều nước trên thế giới áp dụng chính là việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên và thực tế, có rất nhiều loại thảo dược đã được sử dụng làm thuốc tăng cường sinh lý nam như đỗ trọng, dâm dương hoắc và đặc biệt là sâm cau.

cay-cu-sam

 

Sâm cau còn được gọi là tiên mao, có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn là một thảo dược vô cùng quý hiếm. Dược liệu này đã được nhiều nền y học cổ truyền trên thế giới ưa dùng từ hàng nghìn năm nay để bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lý nam.

Tại Nepal, Ấn Độ, sâm cau là dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc y học Hindu Ayurveda hơn 20 năm qua như là một loại thuốc chống lão hóa, chống suy giảm trí nhớ và làm tăng tuổi thọ.

Còn tại Việt Nam, Trung Quốc, Sâm cau dùng để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, chân tay lạnh và đặc biệt được săn lùng vì hiệu quả giúp tăng ham muốn, chữa liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, vô sinh ở đàn ông. "Tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, Sâm cau còn được dân gian tương truyền là cây gây bệnh “nhớ vợ”. Bởi lẽ, các chiến sĩ, cán bộ miền xuôi lên đây công tác khi được bà con mời uống rượu Sâm cau thì ai nấy đều đòi về quê thăm vợ." - TS. BS. Phạm Hưng Củng kể.

Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, điều làm nên công dụng vượt trội của Sâm cau chính là nhờ Curculigin A (Curculosid) – hợp chất có tác dụng tương tự nội tiết tố của nam giới. Năm 2008 các nhà khoa học Đại học Dr. Hari Singh Gour (Ấn Độ) đã chỉ ra rằng hoạt chất Curculigin A trong Sâm cau giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh tới 150%.

Đáng chú ý, các nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 50 cặp vợ chồng vô sinh cho thấy kết quả rất khả quan. Tại Việt Nam, nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về sâm cau đã làm sáng tỏ công dụng tăng cường sinh lý của dược liệu này. Đề tài “Nghiên cứu các saponin triterpenoid có hoạt tính sinh học của một số cây thuốc Việt Nam” của TS. Bùi Thị Minh Giang (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) năm 2006 cũng khẳng định cao cồn thân rễ Sâm cau có hoạt tính sinh dục nam mạnh nhất, là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.

Ngoài ra, Sâm cau còn được chứng minh có tác dụng tăng cường hoạt động của tế bào Leydig của tinh hoàn – nơi sản xuất ra testosterone trong cơ thể làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên, bền vững. Đồng thời cũng giúp chống lại những bất thường về tinh trùng như: tinh trùng yếu, chưa hoàn thiện hoặc kém chuyển động...

Đừng để tiền mất tật mang

Do những công dụng tuyệt vời đó mà hiện nay Sâm cau được nhiều người săn đón, tìm mua về sử dụng, Tuy nhiên, do Sâm cau không phổ biến nên nhiều người trong lúc tìm mua rất dễ nhầm với loại rễ cây khác, đặc biệt là rễ cây bồng bồng.

Nhất là các bà vợ, khi ra chợ hoặc những lúc đi du lịch, được những người bán hàng rong, không rõ lai lịch quảng cáo là cây Sâm cau nên đã mua về ngâm rượu cho chồng uống. “Rễ bồng bồng có tính mát, tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu ở Ấn Độ, rễ cây bồng bồng có độc, dùng phải rất thận trọng.” - TS Củng lưu ý. Để phân biệt được Sâm cau với cây Bồng bồng, theo TS.BS Phạm Hưng Củng: Sâm cau lá hẹp có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, là cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp.

Phần thân rễ chính dạng củ màu nâu, cắm sâu xuống đất. Trong khi đó, cây Bồng bồng có tên khoa học là Dracaena angustifolia, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae), là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con bám quanh thân rễ chính.

phan-biet-sam-cau 3

Phân biệt Sâm cau (hình trái) và bồng bồng (hình phải) 

TS Phạm Hưng Củng cũng lưu ý, Sâm cau khi kết hợp với các dược liệu có tác dụng tương tự sẽ mang lại công năng vượt trội, trong đó phải kể đến Nhung hươu Bắc cực. “Sâm Cau cường tinh tráng thận, còn Nhung hươu ích huyết, sinh tủy. Cho nên khi cặp đôi này phối hợp với nhau sẽ đem lại tác dụng “kép” vượt trội: giúp da dẻ hồng hào, khí huyết đầy đủ, cơ thể cường tráng và sinh lý mạnh mẽ trở lại.” - TS Củng giải thích.

TS.BS Phạm Hưng Củng cũng nhấn mạnh, để sử dụng Sâm cau đạt hiệu quả như mong muốn, người dùng nên tìm những đơn vị uy tín, có xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng và cần có sự tư vấn của các thày thuốc chuyên khoa y học cổ truyền để đảm bảo dùng đúng dược liệu. Tuyệt đối không sử dụng những loại củ, quả mà bản thân không nắm rõ nguồn gốc, giá trị và công dụng của nó để tùy tiện ngâm rượu bởi dễ chọn nhầm loại cây có độc tính.

Video: Một số tác dụng phụ đáng sợ khiến mướp đắng trở thành độc dược

Hoàng Anh
Bình luận
vtcnews.vn