• Zalo

Săn bào thai động vật để bổ thận tráng dương

Sức khỏeThứ Sáu, 14/03/2014 09:46:00 +07:00Google News

Ngoài món thịt chuột bao tử, nhiều quý ông còn săn lùng bào thai rắn để ăn, hay tìm bào thai khỉ, hổ, gấu, tê tê... về ngâm rượu để tráng dương.

Thấy bào thai động vật như thấy “vàng”

Thời gian gần đây, bào thai động vật trở thành lựa chọn hàng đầu của các quý ông có nhu cầu tăng cường sinh lực. Không khó để tìm được những hình ảnh “rùng mình” với những hũ rượu ngâm cả con khỉ, hổ, gấu hay những những bào thai còn nguyên bọc ối ở ngoài. Đặc biệt đối với các quý ông yếu sinh lý thì đó lại là... liều thuốc quý.

Bào thai chuột được xem là thuốc quý để phụ nữ dùng cho Bào thai chuột được xem là thuốc quý để phụ nữ dùng cho "mắn đẻ"

Lời đồn đại cho rằng ăn chuột con đỏ hỏn còn trong bào thai thì tinh lực dồi dào! Vì vậy, để có vị thuốc tăng lực này, người ta bắt chuột đồng đang mang thai, đập chết, lấy chuột con trong bào thai ra trụng nước lèo đã nêm gia vị khoảng một phút là có… thuốc tăng lực!

Theo ông Nguyễn Văn Hải, một thợ chuyên bắt chuột đem bán thì một con chuột cái đang mang bầu có giá đắt bằng cả kilogam thịt chuột loại bình thường, tức là khoảng 90.000- 110.000 đồng/con.

“Bắt được 1-2 con chuột cái đang mang thai thì bằng cả ngày lặn lội bẫy chuột ngoài đồng. Chuột cái này mang về làm sạch lông, mổ sẵn, dải bào thai cứ để trong người chuột mẹ.
Khách hàng “săn” loại này nhiều lắm, chỉ sợ không có hàng mà bán thôi. Nghe nói ăn bào thai chuột có thể tráng dương, trẻ con mà ăn thì sức đề kháng tốt. Con dâu nhà tôi hồi mang bầu nghén ăn loại này, cháu tôi sau này sinh ra chả bao giờ ốm đau gì”, ông Hải cho biết.

Ngoài món thịt chuột bao tử, nhiều quý ông còn săn lùng bào thai rắn để ăn, hay tìm bào thai khỉ, hổ, gấu, tê tê... về ngâm rượu để tráng dương.

Cẩn thận lợi bất cập hại

Anh Hoàng (Gia Lâm, HN) cho biết: “Nghe các cụ nói ăn hoặc uống rượu ngâm bào thai động vật có thể tăng cường sinh lực, “một người ăn 2 người vui” nên tôi cũng lùng mua được một bình rượu bao tử khỉ.
Khi đó tôi chỉ nghĩ, có bệnh thì vái tứ phương, các cụ đã truyền như vậy thì loại này không bổ cái nọ sẽ bổ cái kia. Sau 1 tháng uống loại rượu này, mỗi bữa cơm uống 1 chén, tôi cũng thấy tình hình được cải thiện.

Nhưng sang đến tháng thứ 2 thì tôi có hiện tượng hay ngâm ngẩm đau bụng, dừng uống loại rượu này 1-2 hôm thì lại thấy bình thường, bệnh đau bụng cũng biến mất. Nhưng cứ uống trở lại là lại sẽ bị đau. Lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe nên tôi không dám uống tiếp nữa ”.

Sử dụng bào thai động vật để bồi bổ sức khỏe đchứa đựng nhiều nguy cơ cho sức khỏe người dùngSử dụng bào thai động vật để bồi bổ sức khỏe đchứa đựng nhiều nguy cơ cho sức khỏe người dùng

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP. HCM, nhấn mạnh: “Việc sử dụng những loại bào thai động vật để ngâm rượu làm thuốc, trong các sách cổ của Đông y chưa hề được nhắc đến.
"Rượu thuốc có hai loại: rượu thuốc bồi bổ (rượu ích khí kiện tỳ, rượu bổ gân cốt, rượu an thần, rượu bổ huyết, rượu bổ khí, rượu bổ dương, rượu bổ âm…) và rượu thuốc chữa bệnh (rượu khu phong trừ thấp, rượu thanh nhiệt lợi thấp, rượu giải cảm…). Cách dùng có thể chia ra làm hai loại: rượu thuốc dùng uống trong, và rượu thuốc dùng xoa bóp, bôi bên ngoài…

Vì rượu thuốc là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: Dùng đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu dùng rượu thuốc để chữa bệnh thì người bệnh cần phải được thầy thuốc chuyên khoa khám tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương thuốc và bào chế cho phù hợp.

Nếu dùng rượu thuốc để bồi bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì cũng phải căn cứ vào các đặc điểm của người dùng như tuổi tác, giới tính, thể chất…
Tức là cũng phải được thầy thuốc chẩn đoán xác định được phần nào trong cơ thể bị hư yếu và tạng phủ nào cần bồi bổ. Từ đó chỉ định nên dùng loại rượu thuốc nào cho thích hợp và có lợi nhất. Nếu chẩn đoán bệnh sai thì khi dùng thuốc rượu sẽ không có tác dụng, thậm chí có thể gây hại.

Trong Đông y, có nhiều loại rượu thuốc với dược liệu là động vật, có loại không độc, có loại có độc. Tuy nhiên, việc bào chế, cách ngâm, cách sử dụng (được uống hoặc không được uống, chỉ được dùng ngoài) và liều lượng dùng, cần có hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc, không nên tùy tiện, để phòng tránh những hậu quả không có lợi cho sức khỏe".

Đặc biệt, việc sử dụng những loại bào thai động vật để ngâm rượu làm thuốc, trong các sách cổ của Đông y không thấy nói đến.
Cho nên, với những cách dùng rượu thuốc theo dân gian, cần thận trọng để không bị tiền mất, tật mang hoặc bị những tai biến đáng tiếc xảy ra. Đó là chưa kể, những động vật bị bệnh, nhiễm virus hạch, lao… nếu sử dụng sẽ là nguồn mang bệnh vào người.

Bình luận
vtcnews.vn