6 năm là thời gian Hwang Sang-ki âm thầm thu thập chứng cứ để đưa Samsung ra tòa sau cái chết vì ung thư bạch cầu của con gái.
Hwang Sang-ki, một tài xế taxi 58 tuổi người Hàn Quốc, đã dành 6 năm âm thầm chống lại Samsung để đòi lại công bằng cho cái chết của cô con gái Yumi 23 tuổi bị mắc bệnh bạch cầu cấp tính sau 5 năm làm ở tập đoàn này.
Vì không đủ tiền vào đại học, Hwang Yu-mi quyết định thi tuyển vào Giheung, nhà máy sản xuất chấn bán dẫn hàng đầu của tập đoàn điện tử Samsung, năm 2003 và trúng tuyển.
Với bộ đồ bảo hộ lao động bảo vệ khỏi môi trường chất bán dẫn độc hại khi trực tiếp sản xuất các con chip điện tử cho các sản phẩm điện tử của tập đoàn Samsung. Trong suốt ca làm kéo dài 8 giờ đồng hồ, Yumi liên tục tiếp xúc với những hóa chất độc hại, khói độc và bức xạ ion hóa.
Lee Suk –young, một đồng nghiệp của Yumi đã có những biểu hiện kích ứng da sau thời gian ngắn làm việc trong nhà máy này.
Đến tháng 10 năm 2005, Yumi có những biểu hiện buồn nôn, chóng mặt. Sau khi được xét nghiệm máu, các bác sĩ đã hoàn toàn bất lực với căn bệnh mà công đang mang – căn bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (dạng bênh ung thư dòng tủy của các tế bào máu).
Ở độ tuổi 20, Yumi bắt đầu được điều trị hóa trị. Năm 2006, nữ đồng nghiệp Lee Suk –young cũng mắc bệnh giống Yumi. Một nữ đồng nghiệp khác là Lee cũng đã chết vì căn bệnh tương tự sau đó 5 tuần.
Giám đốc điều hành Samsung đã giữ liên lạc thường xuyên với gia đình Yumi (qua người cha là tài xế taxi Hwang) để đưa khoản tiền 18.000 đôla Mỹ cho ca phẫu thuật ghép tủy xương của Yumi.
Hwang ngỏ ý muốn nộp đơn yêu cầu bồi thường với chính phủ để nhận được sự chăm sóc toàn vẹn hơn. Lúc này, Samsung quay sang phản đối.
Tháng Giêng năm 2007, bệnh tình Yumi ngày càng nặng. Hwang khẳng định sẽ nộp đơn xin bồi thường lao động, bấp chấp sự phản đối từ Samsung.
Vào khoảng tháng 3 năm 2007, Yumi qua đời. Giám đốc điều hành Samsung đã đến gặp Hwang và hứa một khoản bồi thường và được yêu cầu giữ bí mật chuyện công nhân Samsung bị ung thư và qua đời.
Hwang đã từ chối và quyết tìm hiểu vụ việc sáng tỏ. Sau tìm hiểu, Hwang biết được có 19.000 công nhân tại nhà máy Giheung bị bệnh và tìm đến các cơ quan, chính phủ, tổ chức để yêu cầu giúp đỡ. Nhưng vấn đề đặt ra là các công nhân mắc bệnh đã không nộp đơn khiếu nại hay kiến tụng Samsung vì hãng đã bồi thường khoản tiền đủ lớn để họ rút đơn kiện và giữ im lặng.
Theo các nhà nghiên cứu, hóa chất sử dụng để làm chất bán dẫn, hoặc các sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất phức tạp khác đều là những chất gây ung thư như benzen, trichloroethylene , ethylene oxide , khí Arsine và arsenic trioxide.
Samsung đã từ chối thảo luận về các trường hợp này và chỉ nói rằng đã chi khoảng 88 triệu đôla Mỹ trong năm 2011 để tái thiết cơ sở hạ tầng, giúp công nhân có môi trường làm việc an toàn nhất. Thêm đó, số tiền này còn bù đắp phần nào cho những công nhân bị ung thư.
Có một sự thật là, rất nhiều người Hàn Quốc “tôn thờ” Samsung, vì trong những năm 1960, tám năm sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, GDP của Hàn Quốc chỉ đạt 92 usd/năm. Nhưng đến năm 2013, Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 15 trên thế giới. Điều này có được nhờ 24% doanh thu GDP của Tập đoàn Samsung, một tập đoàn tạo ra hàng chục doanh nghiệp, trong đó có một công ty bảo hiểm nhân thọ, một công ty xây dựng hạng nặng, một cảng đóng tàu lớn thứ hai thế giới. Trong quý 4 năm 2013, 84 triệu là số lượng điện thoại thông minh Samsung xuất xưởng trên toàn thế giới.
Sau những cố gắng của Hwang Sang-ki, vụ việc cũng được báo chí chú ý. Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 17 công nhân nữ tuổi trung bình là 26,5 đều bị mắc bệnh liên quan đến ung thư máu sau thời gian làm tại các nhà máy của Samsung.
Tháng 12 năm 2010, đại diện của Samsung đã đến thăm lại gia đình Hwang và tiếp tục ngỏ ý bồi thường số tiền đủ lớn cho gia đình sau mất mát. Và yêu cầu gia đình không làm bất cứ điều gì chống lại Samsung.
Trước đó, vào tháng 3 năm 2010, đại diện cũa Samsung cũng gửi số tiền 330.000 đôla Mỹ cho gia đình của Park Ji- yeon, một nữ công nhân 23 tuổi chết vì bệnh bạch cầu sau khi làm cho một nhà máy của Samsung.
Sau khi thu thập đủ bằng chứng Samsung đút lót tiền cho các gia đình khác, vào tháng 5 năm 2011, Hwang quyết định kiện Samsung lên Tòa án Seoul. Một tháng sau, phiên tòa chính thức diễn ra. Thấm phán đưa ra những quyết định có lợi cho gia đình Hwang cũng như các gia đình khác và đền bù xứng đáng cho họ.
Trong thời gian 3 tuần tòa xét xử, hãng Samsung luôn khẳng định, nhân viên là nguồn lực lớn nhất và mục tiêu cao nhất của tập đoàn là tạo ra”một nền văn hóa công sở và không ngừng phát huy để tạo môi trường an toàn bền vững”. Và Samsung luôn quan tâm lớn đến sức khỏe của nhân viên. Thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tài chính kịp thời. Tuy nhiên, Samsung vẫn tin rằng môi trường làm việc không hề ảnh hưởng đến những mất mát qua.
Cuối cùng, vụ bê bối của Samsung lại được giấu kín vì những khoản tiền bồi thường và hối lộ đủ lớn để đưa mọi chuyện vào im lặng. Về sau, chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã bị buộc tội trốn thuế, với tổng số tiền phạt lên đến 100 triệu đôla Mỹ và nhận án tù treo.
Theo VietQ
Hwang Sang-ki, một tài xế taxi 58 tuổi người Hàn Quốc, đã dành 6 năm âm thầm chống lại Samsung để đòi lại công bằng cho cái chết của cô con gái Yumi 23 tuổi bị mắc bệnh bạch cầu cấp tính sau 5 năm làm ở tập đoàn này.
Hwang Sang-ki kể lại 6 năm ầm thầm chống lại Tập đoàn Samsung |
Vì không đủ tiền vào đại học, Hwang Yu-mi quyết định thi tuyển vào Giheung, nhà máy sản xuất chấn bán dẫn hàng đầu của tập đoàn điện tử Samsung, năm 2003 và trúng tuyển.
Với bộ đồ bảo hộ lao động bảo vệ khỏi môi trường chất bán dẫn độc hại khi trực tiếp sản xuất các con chip điện tử cho các sản phẩm điện tử của tập đoàn Samsung. Trong suốt ca làm kéo dài 8 giờ đồng hồ, Yumi liên tục tiếp xúc với những hóa chất độc hại, khói độc và bức xạ ion hóa.
Lee Suk –young, một đồng nghiệp của Yumi đã có những biểu hiện kích ứng da sau thời gian ngắn làm việc trong nhà máy này.
Đến tháng 10 năm 2005, Yumi có những biểu hiện buồn nôn, chóng mặt. Sau khi được xét nghiệm máu, các bác sĩ đã hoàn toàn bất lực với căn bệnh mà công đang mang – căn bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (dạng bênh ung thư dòng tủy của các tế bào máu).
Ở độ tuổi 20, Yumi bắt đầu được điều trị hóa trị. Năm 2006, nữ đồng nghiệp Lee Suk –young cũng mắc bệnh giống Yumi. Một nữ đồng nghiệp khác là Lee cũng đã chết vì căn bệnh tương tự sau đó 5 tuần.
Giám đốc điều hành Samsung đã giữ liên lạc thường xuyên với gia đình Yumi (qua người cha là tài xế taxi Hwang) để đưa khoản tiền 18.000 đôla Mỹ cho ca phẫu thuật ghép tủy xương của Yumi.
Hwang ngỏ ý muốn nộp đơn yêu cầu bồi thường với chính phủ để nhận được sự chăm sóc toàn vẹn hơn. Lúc này, Samsung quay sang phản đối.
Hwang Yu-mi mắc bệnh sau 5 năm làm cho Samsung |
Tháng Giêng năm 2007, bệnh tình Yumi ngày càng nặng. Hwang khẳng định sẽ nộp đơn xin bồi thường lao động, bấp chấp sự phản đối từ Samsung.
Vào khoảng tháng 3 năm 2007, Yumi qua đời. Giám đốc điều hành Samsung đã đến gặp Hwang và hứa một khoản bồi thường và được yêu cầu giữ bí mật chuyện công nhân Samsung bị ung thư và qua đời.
Hwang đã từ chối và quyết tìm hiểu vụ việc sáng tỏ. Sau tìm hiểu, Hwang biết được có 19.000 công nhân tại nhà máy Giheung bị bệnh và tìm đến các cơ quan, chính phủ, tổ chức để yêu cầu giúp đỡ. Nhưng vấn đề đặt ra là các công nhân mắc bệnh đã không nộp đơn khiếu nại hay kiến tụng Samsung vì hãng đã bồi thường khoản tiền đủ lớn để họ rút đơn kiện và giữ im lặng.
Theo các nhà nghiên cứu, hóa chất sử dụng để làm chất bán dẫn, hoặc các sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất phức tạp khác đều là những chất gây ung thư như benzen, trichloroethylene , ethylene oxide , khí Arsine và arsenic trioxide.
Samsung đã từ chối thảo luận về các trường hợp này và chỉ nói rằng đã chi khoảng 88 triệu đôla Mỹ trong năm 2011 để tái thiết cơ sở hạ tầng, giúp công nhân có môi trường làm việc an toàn nhất. Thêm đó, số tiền này còn bù đắp phần nào cho những công nhân bị ung thư.
Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee hầu tòa vì tội trốn thuế |
Có một sự thật là, rất nhiều người Hàn Quốc “tôn thờ” Samsung, vì trong những năm 1960, tám năm sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, GDP của Hàn Quốc chỉ đạt 92 usd/năm. Nhưng đến năm 2013, Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 15 trên thế giới. Điều này có được nhờ 24% doanh thu GDP của Tập đoàn Samsung, một tập đoàn tạo ra hàng chục doanh nghiệp, trong đó có một công ty bảo hiểm nhân thọ, một công ty xây dựng hạng nặng, một cảng đóng tàu lớn thứ hai thế giới. Trong quý 4 năm 2013, 84 triệu là số lượng điện thoại thông minh Samsung xuất xưởng trên toàn thế giới.
Sau những cố gắng của Hwang Sang-ki, vụ việc cũng được báo chí chú ý. Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 17 công nhân nữ tuổi trung bình là 26,5 đều bị mắc bệnh liên quan đến ung thư máu sau thời gian làm tại các nhà máy của Samsung.
Tháng 12 năm 2010, đại diện của Samsung đã đến thăm lại gia đình Hwang và tiếp tục ngỏ ý bồi thường số tiền đủ lớn cho gia đình sau mất mát. Và yêu cầu gia đình không làm bất cứ điều gì chống lại Samsung.
Trước đó, vào tháng 3 năm 2010, đại diện cũa Samsung cũng gửi số tiền 330.000 đôla Mỹ cho gia đình của Park Ji- yeon, một nữ công nhân 23 tuổi chết vì bệnh bạch cầu sau khi làm cho một nhà máy của Samsung.
Sau khi thu thập đủ bằng chứng Samsung đút lót tiền cho các gia đình khác, vào tháng 5 năm 2011, Hwang quyết định kiện Samsung lên Tòa án Seoul. Một tháng sau, phiên tòa chính thức diễn ra. Thấm phán đưa ra những quyết định có lợi cho gia đình Hwang cũng như các gia đình khác và đền bù xứng đáng cho họ.
Trong thời gian 3 tuần tòa xét xử, hãng Samsung luôn khẳng định, nhân viên là nguồn lực lớn nhất và mục tiêu cao nhất của tập đoàn là tạo ra”một nền văn hóa công sở và không ngừng phát huy để tạo môi trường an toàn bền vững”. Và Samsung luôn quan tâm lớn đến sức khỏe của nhân viên. Thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tài chính kịp thời. Tuy nhiên, Samsung vẫn tin rằng môi trường làm việc không hề ảnh hưởng đến những mất mát qua.
Cuối cùng, vụ bê bối của Samsung lại được giấu kín vì những khoản tiền bồi thường và hối lộ đủ lớn để đưa mọi chuyện vào im lặng. Về sau, chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã bị buộc tội trốn thuế, với tổng số tiền phạt lên đến 100 triệu đôla Mỹ và nhận án tù treo.
Theo VietQ
Bình luận