(VTC News) - Sáng mùng 1 tết, mọi gia đình đều làm cơm cúng Nguyên đán - đón buổi sáng đầu tiên, rồi mùng 3 hoặc đến khai hạ mùng 7, người ta sẽ cáo lễ đưa ông bà tổ tiên về cõi vĩnh hằng.
Mâm cỗ cúng sáng mùng 1 Tết
Mâm cơm đầu tiên của năm mới không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông.
Thông thường, gà sẽ được làm từ chiều 30 Tết vì người ta kiêng sát sinh vào ngày đầu năm. Sau khi mâm cỗ đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lấy vái để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.
Mâm cỗ mùng 1 Tết cũng đầy đủ các món như cúng Giao thừa. |
Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy...
Trong mấy ngày Tết, người Việt thường định sẵn lịch trình đi những đâu trong năm mới. Sáng mồng 1 Tết, sau khi ăn uống cỗ bàn xong, các gia đình thường dành ngày mồng 1 đến những thăm hỏi, chúc Tết trong nội tộc.
Chẳng hạn, người dưới đến thăm chúc Tết người trên, con cháu đến chúc tết ông bà, cha mẹ; Người ờ chi thứ đến nhà chi trưởng thắp hương cho họ tộc. Nhưng chủ yếu người ta chỉ đến chúc Tết bên họ Nội (họ cha), như câu: “Mùng một Tết cha; Mùng hai Tết mẹ; Mùng ba Tết thầy”.
Chẳng hạn, người dưới đến thăm chúc Tết người trên, con cháu đến chúc tết ông bà, cha mẹ; Người ờ chi thứ đến nhà chi trưởng thắp hương cho họ tộc. Nhưng chủ yếu người ta chỉ đến chúc Tết bên họ Nội (họ cha), như câu: “Mùng một Tết cha; Mùng hai Tết mẹ; Mùng ba Tết thầy”.
Các bà các cô rủ nhau đến chùa hoặc đền (phủ) lễ bái xin thẻ, xem việc cát - hung (tốt - xấu, may - rủi) cho cả năm. Ở gần Hà Nội, mọi người thường đến thắp hương và xin quẻ tại các chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, đền Quan Thánh, đền Ngọc Sơn, đền Dâu (phố Hàng Quạt)...
Riêng ở Hà Nội, đến ngày mồng 3 Tết, nhiều gia đình thường ăn món cuốn chấm nước mắm cà cuống hay bún thang, hoặc bún chả, bún nem. Món cuốn là món ăn nguội có rau diếp thái chỉ, rau thơm: Mùi, hành chần cuốn với bún, thịt ba chỉ luộc, tôm rang, dấm cái chưng với đường và lạc rang.
Còn món bún thang là món ăn nóng, bún chần nóng, cho vào bát to, bầy trứng tráng mỏng, giò lụa thái chỉ, thịt gà xé, nấm hương, ruốc tôm he, một nửa lòng đỏ trứng muối, hành răm thái nhỏ, nêm vừa mắm tôm, vài giọt nước cà cuống rồi chan nước dùng sôi vào bát, ăn nóng rẫy mới ngon.
Còn món bún thang là món ăn nóng, bún chần nóng, cho vào bát to, bầy trứng tráng mỏng, giò lụa thái chỉ, thịt gà xé, nấm hương, ruốc tôm he, một nửa lòng đỏ trứng muối, hành răm thái nhỏ, nêm vừa mắm tôm, vài giọt nước cà cuống rồi chan nước dùng sôi vào bát, ăn nóng rẫy mới ngon.
Mâm cỗ hóa vàng
Các gia đình thường làm cỗ hóa vàng vào ngày mồng 3, mồng 4, hoặc mồng 5. Nhưng phần lớn làm cỗ hóa vàng tiễn tổ tiên vào ngày mồng 3 Tết vì thường ngày mồng 4 là ngày làm việc, người làm công ăn lương thì đến công sở, các nhà buôn bán, dịch vụ đều mở cửa hàng phục vụ người tiêu dùng.
Khi hóa vàng, tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. |
Mâm cỗ cúng tiễn tổ tiên được sửa soạn khá thịnh soạn, cũng tựa như mâm cỗ đón tổ tiên về ăn Tết chiều 30 (bữa cơm tất niên). Nhà bình dân mầm cỗ thường có bốn bát, bốn đĩa còn nhà khá giả thì số bát số đĩa nhiều hơn (không hạn chế).
Bốn bát chính trong mâm cỗ Tết gồm: một bát chân giò lợn hầm măng, một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế.
Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Mâm cơm cúng cũng phải chuẩn bị đủ bình rượu, ly nước, lọ hoa, trầu cau, bánh kẹo và mâm ngũ quả (vẫn đầy đủ như mâm cỗ ngày Tết) để tiễn chân ông bà. Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.
Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng) gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.
Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.
Mâm cỗ đủ đầy không chỉ để bày tỏ tấm lòng thành, biết ơn các vị thần linh, tổ tiên trong gia đình để cầu mong nhiều may mắn an khang thịnh vượng.
Thiên Hoa (tổng hợp)
Bình luận