(VTC News)- Những lỗi sai trên quốc huy có thể xuất hiện trên nhiều văn bản, tài liệu như bằng huân huy chương, các chứng chỉ, bằng khen, trên báo chí, trang thông tin điện tử, trên các trụ sở cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương…
Bông lúa nếp trên quốc huy thành lúa mì
Bà Đặng Thị Bích Ngân, Phó GĐ Nhà Xuất bản Mỹ thuật kiêm Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật lắc đầu ngán ngẩm khi nói về những lỗi sai thường gặp trên Quốc huy – một biểu tượng của quốc gia, dân tộc Việt Nam.
“Không thể tin được khi hình Quốc huy trên nhiều văn bản, tài liệu như bằng huân huy chương, các chứng chỉ, bằng khen, trên báo chí, trang thông tin điện tử, trên các trụ sở cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương… từ trước đến nay thường không giống nhau. Mỗi hình Quốc huy mỗi vẻ, không đồng nhất theo một mẫu”.
Là một người tâm huyết với nền mỹ thuật nước nhà, Đại biểu Quốc hội khóa XI, họa sĩ Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN) đã không ít lần lên tiếng về câu chuyện của tấm hình Quốc huy.
Ông chia sẻ, thật không thể tưởng tượng được trong khi ở hơn một vạn xã, gần 1.000 huyện và hàng ngàn đơn vị hành chính, cơ quan, công sở... trong cả nước có nhu cầu sử dụng biểu tượng Quốc huy thì đến nay, mẫu biểu tượng vốn được coi là rất đỗi thiêng liêng này vẫn đang tồn tại dưới muôn hình vạn trạng.
Họa sĩ Trần Khánh Chương tặc lưỡi khi nói ngay cả đến các cuốn sách luật có in mẫu Quốc huy cũng bị làm sai, thậm chí đó đều là những nhà xuất bản có uy tín.
Ông cũng lấy ngay ví dụ trên Quốc huy ở bìa cuốn Kỷ yếu kỳ họp thứ 2- Quốc hội khóa XI không phải là những bông lúa (nước) với màu vàng quen thuộc, hạt thuôn nhỏ mà lại là lúa mì (trắng); hình bánh xe cũng chỉ có 6 răng cưa thay vì đủ 10 răng cưa như thường thấy.
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm in mẫu Quốc huy bị bóp chiều ngang và kéo dài về chiều dọc, trong khi cuốn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng lại in mẫu Quốc huy “phình” về chiều ngang...
Thậm chí, ông Chương còn cho biết mẫu Quốc huy ở một số đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cũng bị sai. Trong một lần tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, ông phải giật mình khi phát hiện trên hình quốc huy Việt Nam không phải là hình bông lúa nếp mà lại thay vào đó là hình bông lúa mì. Bên cạnh đó, kích thước của dải lụa, ngôi sao cũng không cân đối, không có tính thẩm mỹ.
Ông Chương cũng cho rằng, lỗi sai trên quốc huy khá phổ biến và có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu thậm chí như quốc huy ở Phủ chủ tịch hay quốc huy treo tại hội trường Ba Đình cũ cũng là những mẫu quốc huy chưa chuẩn.
Không cần đến con mắt của các nghệ sĩ, ngay cả những người dân bình thường cũng có thể phát hiện lỗi sai trên quốc huy với những lỗi cơ bản như: hình bánh xe lúc có 6, khi lại 7 răng cưa thay vì 10 răng theo đúng chuẩn, dải lụa thiết kế không đều chỗ to chỗ nhỏ, chỗ lồi chỗ lõm....
Quốc huy không thể tùy tiện
Bà Đặng Thị Bích Ngân, Phó GĐ Nhà Xuất bản Mỹ thuật cho rằng: “Quốc huy là biểu tượng của 1 quốc gia nên việc thiết kế mẫu quốc huy không thể tùy tiện, qua loa mà phải đảm bảo sự chính xác trong bố cục và tỉ lệ màu”.
Họa sĩ Trần Khánh Chương cho biết: “Để vẽ được một mẫu hình Quốc huy chuẩn, trước đây họa sĩ Trần Văn Cẩn cùng các học trò đã phải tính toán chi tiết đến từng ly, tỷ lệ giữa ngôi sao với các hạt lúa, cọng lúa, dải lụa phải thật chính xác; kể cả số hạt lúa ở mỗi bên cũng đã được tính toán kỹ, gồm 54 hạt tượng trưng cho 54 dân tộc. Bông lúa được dùng để làm mẫu vẽ cũng phải là bông lúa nếp, hạt to tròn…”
Tuy nhiên, hiện nay việc thiết kế mẫu quốc huy của các cơ quan thường được giao cho các công ty thiết kế không có chuyên môn. Họ có thể thiết kế “tùy hứng” dẫn tới mẫu quốc huy khi được in ra thì chỉ nhang nhác giống mẫu Quốc huy chuẩn. Bên cạnh đó, các nhà thiết kế cũng không có điều kiện tìm hiểu và tiếp cận với mẫu Quốc huy chuẩn nên dẫn tới những sai sót không đáng có như trên.
Ông Chương cho rằng, ngay cả khi đã có một mẫu vẽ quốc huy chuẩn nhưng khi đem đắp nổi cũng rất dễ xảy ra sai sót do việc đắp nổi phải thông qua nhiều giai đoạn khác nhau, chỉ cần một công đoạn không chính xác dẫn tới mẫu quốc huy cũng không hoàn chỉnh.
Theo ông Chương: “Nhà nước nên giao việc thiết kế và sản xuất mẫu Quốc huy chuẩn cho một công ty với sự tư vấn của các họa sĩ có nghề. Việc thiết kế phải đảm bảo các chi tiết đúng vào các ô, các vị trí theo mẫu trước đây họa sĩ Trần Văn Cẩn đã vẽ hoàn thiện. Khi đã có bản thiết kế hoàn chỉnh thì cần phải sản xuất mẫu Quốc huy hàng loạt với những kích cỡ khác nhau bằng chất liệu đồng, composite.”.
Nhà nước cũng cần đầu tư kinh phí để sản xuất các mẫu Quốc huy chuẩn với các kích thước khác nhau để gửi tới từng cấp xã, huyện của 64 tỉnh thành trên cả nước để cùng thống nhất thực hiện.
Bên cạnh đó, mẫu quốc huy chuẩn cũng cần được công bố trên báo mạng, công bố chính thức trên các trang thông tin của Chính phủ, Nhà nước và đưa vào các công báo để phổ biến rộng rãi hơn tới quần chúng nhân dân.
Phạm Thịnh
Bông lúa nếp trên quốc huy thành lúa mì
Bà Đặng Thị Bích Ngân, Phó GĐ Nhà Xuất bản Mỹ thuật kiêm Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật lắc đầu ngán ngẩm khi nói về những lỗi sai thường gặp trên Quốc huy – một biểu tượng của quốc gia, dân tộc Việt Nam.
“Không thể tin được khi hình Quốc huy trên nhiều văn bản, tài liệu như bằng huân huy chương, các chứng chỉ, bằng khen, trên báo chí, trang thông tin điện tử, trên các trụ sở cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương… từ trước đến nay thường không giống nhau. Mỗi hình Quốc huy mỗi vẻ, không đồng nhất theo một mẫu”.
Là một người tâm huyết với nền mỹ thuật nước nhà, Đại biểu Quốc hội khóa XI, họa sĩ Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN) đã không ít lần lên tiếng về câu chuyện của tấm hình Quốc huy.
Cạnh mẫu quốc huy bản chuẩn (ở giữa, hàng trên) là hàng loạt các mẫu Quốc huy sai nhưng vẫn được sử dụng trên huân chương, văn bằng cấp Bộ, trên một tờ báo Trung ương, trên các cơ quan Bộ, cơ quan tỉnh... đã khiến nhiều chuyên gia đau xót |
Ông chia sẻ, thật không thể tưởng tượng được trong khi ở hơn một vạn xã, gần 1.000 huyện và hàng ngàn đơn vị hành chính, cơ quan, công sở... trong cả nước có nhu cầu sử dụng biểu tượng Quốc huy thì đến nay, mẫu biểu tượng vốn được coi là rất đỗi thiêng liêng này vẫn đang tồn tại dưới muôn hình vạn trạng.
Họa sĩ Trần Khánh Chương tặc lưỡi khi nói ngay cả đến các cuốn sách luật có in mẫu Quốc huy cũng bị làm sai, thậm chí đó đều là những nhà xuất bản có uy tín.
Ông cũng lấy ngay ví dụ trên Quốc huy ở bìa cuốn Kỷ yếu kỳ họp thứ 2- Quốc hội khóa XI không phải là những bông lúa (nước) với màu vàng quen thuộc, hạt thuôn nhỏ mà lại là lúa mì (trắng); hình bánh xe cũng chỉ có 6 răng cưa thay vì đủ 10 răng cưa như thường thấy.
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm in mẫu Quốc huy bị bóp chiều ngang và kéo dài về chiều dọc, trong khi cuốn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng lại in mẫu Quốc huy “phình” về chiều ngang...
Thậm chí, ông Chương còn cho biết mẫu Quốc huy ở một số đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cũng bị sai. Trong một lần tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, ông phải giật mình khi phát hiện trên hình quốc huy Việt Nam không phải là hình bông lúa nếp mà lại thay vào đó là hình bông lúa mì. Bên cạnh đó, kích thước của dải lụa, ngôi sao cũng không cân đối, không có tính thẩm mỹ.
Ông Chương cũng cho rằng, lỗi sai trên quốc huy khá phổ biến và có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu thậm chí như quốc huy ở Phủ chủ tịch hay quốc huy treo tại hội trường Ba Đình cũ cũng là những mẫu quốc huy chưa chuẩn.
Không cần đến con mắt của các nghệ sĩ, ngay cả những người dân bình thường cũng có thể phát hiện lỗi sai trên quốc huy với những lỗi cơ bản như: hình bánh xe lúc có 6, khi lại 7 răng cưa thay vì 10 răng theo đúng chuẩn, dải lụa thiết kế không đều chỗ to chỗ nhỏ, chỗ lồi chỗ lõm....
Quốc huy không thể tùy tiện
Bà Đặng Thị Bích Ngân, Phó GĐ Nhà Xuất bản Mỹ thuật cho rằng: “Quốc huy là biểu tượng của 1 quốc gia nên việc thiết kế mẫu quốc huy không thể tùy tiện, qua loa mà phải đảm bảo sự chính xác trong bố cục và tỉ lệ màu”.
Họa sĩ Trần Khánh Chương cho biết: “Để vẽ được một mẫu hình Quốc huy chuẩn, trước đây họa sĩ Trần Văn Cẩn cùng các học trò đã phải tính toán chi tiết đến từng ly, tỷ lệ giữa ngôi sao với các hạt lúa, cọng lúa, dải lụa phải thật chính xác; kể cả số hạt lúa ở mỗi bên cũng đã được tính toán kỹ, gồm 54 hạt tượng trưng cho 54 dân tộc. Bông lúa được dùng để làm mẫu vẽ cũng phải là bông lúa nếp, hạt to tròn…”
Tuy nhiên, hiện nay việc thiết kế mẫu quốc huy của các cơ quan thường được giao cho các công ty thiết kế không có chuyên môn. Họ có thể thiết kế “tùy hứng” dẫn tới mẫu quốc huy khi được in ra thì chỉ nhang nhác giống mẫu Quốc huy chuẩn. Bên cạnh đó, các nhà thiết kế cũng không có điều kiện tìm hiểu và tiếp cận với mẫu Quốc huy chuẩn nên dẫn tới những sai sót không đáng có như trên.
Ông Chương cho rằng, ngay cả khi đã có một mẫu vẽ quốc huy chuẩn nhưng khi đem đắp nổi cũng rất dễ xảy ra sai sót do việc đắp nổi phải thông qua nhiều giai đoạn khác nhau, chỉ cần một công đoạn không chính xác dẫn tới mẫu quốc huy cũng không hoàn chỉnh.
Theo ông Chương: “Nhà nước nên giao việc thiết kế và sản xuất mẫu Quốc huy chuẩn cho một công ty với sự tư vấn của các họa sĩ có nghề. Việc thiết kế phải đảm bảo các chi tiết đúng vào các ô, các vị trí theo mẫu trước đây họa sĩ Trần Văn Cẩn đã vẽ hoàn thiện. Khi đã có bản thiết kế hoàn chỉnh thì cần phải sản xuất mẫu Quốc huy hàng loạt với những kích cỡ khác nhau bằng chất liệu đồng, composite.”.
Nhà nước cũng cần đầu tư kinh phí để sản xuất các mẫu Quốc huy chuẩn với các kích thước khác nhau để gửi tới từng cấp xã, huyện của 64 tỉnh thành trên cả nước để cùng thống nhất thực hiện.
Bên cạnh đó, mẫu quốc huy chuẩn cũng cần được công bố trên báo mạng, công bố chính thức trên các trang thông tin của Chính phủ, Nhà nước và đưa vào các công báo để phổ biến rộng rãi hơn tới quần chúng nhân dân.
Phạm Thịnh
Bình luận