(VTC News) – Trước hàng loạt các sai phạm của 5 trường đại học lớn khi thực hiện quy định tự chủ, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị nhiều biện pháp xử lý.
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra về sai phạm của 5 đại học lớn gồm: ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường ĐH Vinh, trường ĐH Luật TPHCM và trường ĐH Kinh tế TPHCM về việc tổ chức và thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ.
Đối với ĐH Huế, về tuyển sinh, đào tạo sau đại học một số học viên trúng tuyển chưa đảm bảo điều kiện ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác theo quy định.
Trong tuyển sinh, đào tạo ĐH chính quy, liên thông CĐ lên ĐH, trường ĐH Nông lâm (thuộc ĐH Huế) không được giao chỉ tiêu vẫn tuyển sinh hệ liên thông từ CĐ lên ĐH chính quy năm 2013 với 110 sinh viên; Trường ĐH Ngoại ngữ (thuộc ĐH Huế) mở ngành đào tạo hệ ĐH văn bằng 2 chính quy nhưng chưa được sự đồng ý của Giám đốc ĐH Huế.
Trung tâm Đào tạo từ xa cũng thuộc ĐH Huế tuyển sinh vượt chỉ tiêu được phê duyệt, trong đó năm 2011 vượt tới 53,7% , năm 2012 vượt 11,48%. Trung tâm này đào tạo niên chế không tổ chức đào tạo tín chỉ theo quy định.
Đối với trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường đã sai phạm trong liên kết đào tạo với Hội đồng Liên ĐH Cộng đồng Pháp ngữ (CIUF) Bỉ, có 7 học viên chưa đảm bảo điều kiện ngoại ngữ.
Ngoài ra, trường này còn có hệ thống sổ sách, chứng từ chưa đảm bảo quy định; một số khoản thu chi không được theo dõi quản lý dẫn đến chênh lệch số liệu phải thu, thực thu và báo cáo tài chính, một số đề tài đã thanh toán nhưng chưa được nghiệm thu, chưa thực hiện nghiêm túc quy định chi tiền mặt…
Đối với trường ĐH Kinh tế TPHCM, trường đào tạo Thạc sĩ kinh tế khóa K20 thời gian vượt quá quy định 1 năm theo quy định của Bộ GD&ĐT; có 2 chương trình đào tạo cao học được Bộ GD&ĐT phê duyệt đến nay đã 20 năm nhưng chưa làm thủ tục gia hạn chương trình đào tạo, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển cho phù hợp với chương trình đào tạo quốc tế bậc sau ĐH; khóa 18 (năm 2012) 100% học viên đều không có chứng chỉ ngoại ngữ.
Ngoài ra, trường ĐH Kinh tế TPHCM còn liên kết với ĐH Victoria của Australia đào tạo cấp bằng cử nhân Kinh doanh (năm 2012) thì 34/52 học viên không có chứng chỉ ngoại ngữ, vi phạm quy định của Bộ GD&ĐT.
Đối với trường ĐH Luật TPHCM, có một số học viên trúng tuyển không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, học viên đã tốt nghiệp đều không thực hiện việc làm Luận văn tốt nghiệp theo quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh đó, cả trường ĐH Kinh tế và ĐH Luật TPHCM đều có sai phạm liên quan đến tài chính như một số khoản thu dịch vụ hạch toán vào thu sự nghiệp; có khoản chưa qua sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; không phản ánh khoản thu bảo hiểm y tế sinh viên vào báo cáo tài chính…
Đối với ĐH Vinh, việc chấp hành báo cáo tài chính hàng năm còn chậm, công tác giám sát về tài chính đối với các đơn vị trực thuộc còn hạn chế; chưa xây dựng quy chế, quy định về quản lý chi phí đối với các hoạt động dịch vụ, chưa thực hiện trích khấu hao tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ theo Thông tư của Bộ Tài Chính.
Năm đơn vị không nộp kịp thời, đầy đủ các khoản thu vào kho bạc để kiểm soát chi theo quy định, chuyển gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại hưởng lãi suất. Học viện Nông nghiệp VN, ĐH Huế chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp đều chi vượt giờ cho giảng viên cao gấp nhiều lần quy định.
Ngoài ra, việc chấp hành các quy định tài chính kế toán tại các đơn vị còn nhiều khuyết điểm. ĐH Huế hạch toán, chứng từ kế toán chưa đúng quy định, có khoản thu chi chưa đúng mục lục ngân sách, không tách và hạch toán riêng các khoản thu chi của văn phòng ĐH Huế với các khoản thu phí điều hành học phí…
Tại Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, hệ thống sổ sách, chứng từ chưa đảm bảo quy định; một số khoản thu chi không được theo dõi quản lý dẫn đến chênh lệch số liệu phải thu, thực thu và báo cáo tài chính, một số đề tài đã thanh toán nhưng chưa được nghiệm thu, chưa thực hiện nghiêm túc quy định chi tiền mặt…
Việc quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất và trụ sở làm việc: Trường ĐH Nông nghiệp VN đã ký hợp đồng với 11 công ty, xí nghiệp và 175 cá nhân cho thuê đất, cho thuê nhà lâu dài để sản xuất kinh doanh dịch vụ, có hợp đồng chỉ mang tính hình thức. Một số đơn vị, cá nhân sau khi ký hợp đồng đã tự ý san lấp ao, hồ xây dựng văn phòng làm việc, nhà kho không làm thủ tục cấp phép xây dựng, sử dụng sai mục đích sử dụng đất. Tổng diện tích đất sử dụng không đúng mục đích là 8.076m2.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị này cũng có nhiều sai sót, không đúng quy định, xác định giá trị gói thầu chưa chính xác, các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình…
Xử lý hàng loạt
Trước những vấn đề nêu trên, tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT tăng cường công tác quản lý, đôn đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo đúng nghị định 43 và các quy định của Nhà nước, khắc phục tình trạng dạy chay, dạy lý thuyết xa rời thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo...
Xử lý đối với các trường hợp học viên cao học (chương trình liên kết nước ngoài) không đủ điều kiện, tiêu chuẩn như quy định. Xem xét việc công nhận hay không công nhận bằng tốt nghiệp hệ chính quy đối với các trường hợp đã được cấp bằng tốt nghiệp không đúng quy định thuộc loại hình liên thông chính quy năm 2011 của Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Huế.
Đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: chỉ đạo Học viện Nông nghiệp VN kiểm điểm trách nhiệm, có biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm sai phạm; xử lý trách nhiệm đối với những tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm nêu trong kết luận này.
Chỉ đạo Học viện Nông nghiệp VN rà soát hợp đồng cho thuê đất, cho thuê tài sản trình cấp có thẩm quyền thu hồi diện tích đất, tài sản cho thuê không đúng quy định.
Ngoài ra, tổng Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu bổ sung một số quy định về tài chính, tổ chức… đối với đơn vị sự nghiệp.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ĐH Huế và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc chấn chỉnh công tác quản lý, chỉ đạo kiểm điểm đối với tập thể lãnh đạo, cá nhân người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu liên quan đến các sai phạm nêu trong kết luận này.
Chỉ đạo kiểm điểm và có hình thức xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân liên quan đến việc tổ chức đào tạo liên thông CĐ lên ĐH, giảng dạy ban đêm không đúng quy định. Yêu cầu người đứng đầu 5 đơn vị sự nghiệp chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và các cá nhân có liên quan đến thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm đã nêu trong kết luận.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu nộp về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ số tiền thuế các đơn vị chưa nộp vào ngân sách nhà nước là trên 2 tỉ đồng, trong đó ĐH Huế trên 635 triệu đồng, Học viện Nông nghiệp VN gần 1,4 tỉ đồng…
Xử lý sai phạm về đầu tư xây dựng với số tiền trên 6,8 tỉ đồng tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Luật TP.HCM, ĐH Huế, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Vinh.
Phạm Thịnh
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra về sai phạm của 5 đại học lớn gồm: ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường ĐH Vinh, trường ĐH Luật TPHCM và trường ĐH Kinh tế TPHCM về việc tổ chức và thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ.
ĐH Huế |
Trong tuyển sinh, đào tạo ĐH chính quy, liên thông CĐ lên ĐH, trường ĐH Nông lâm (thuộc ĐH Huế) không được giao chỉ tiêu vẫn tuyển sinh hệ liên thông từ CĐ lên ĐH chính quy năm 2013 với 110 sinh viên; Trường ĐH Ngoại ngữ (thuộc ĐH Huế) mở ngành đào tạo hệ ĐH văn bằng 2 chính quy nhưng chưa được sự đồng ý của Giám đốc ĐH Huế.
Trung tâm Đào tạo từ xa cũng thuộc ĐH Huế tuyển sinh vượt chỉ tiêu được phê duyệt, trong đó năm 2011 vượt tới 53,7% , năm 2012 vượt 11,48%. Trung tâm này đào tạo niên chế không tổ chức đào tạo tín chỉ theo quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam |
Ngoài ra, trường này còn có hệ thống sổ sách, chứng từ chưa đảm bảo quy định; một số khoản thu chi không được theo dõi quản lý dẫn đến chênh lệch số liệu phải thu, thực thu và báo cáo tài chính, một số đề tài đã thanh toán nhưng chưa được nghiệm thu, chưa thực hiện nghiêm túc quy định chi tiền mặt…
ĐH Kinh tế TPHCM |
Ngoài ra, trường ĐH Kinh tế TPHCM còn liên kết với ĐH Victoria của Australia đào tạo cấp bằng cử nhân Kinh doanh (năm 2012) thì 34/52 học viên không có chứng chỉ ngoại ngữ, vi phạm quy định của Bộ GD&ĐT.
ĐH Luật TPHCM |
Bên cạnh đó, cả trường ĐH Kinh tế và ĐH Luật TPHCM đều có sai phạm liên quan đến tài chính như một số khoản thu dịch vụ hạch toán vào thu sự nghiệp; có khoản chưa qua sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; không phản ánh khoản thu bảo hiểm y tế sinh viên vào báo cáo tài chính…
Đối với ĐH Vinh, việc chấp hành báo cáo tài chính hàng năm còn chậm, công tác giám sát về tài chính đối với các đơn vị trực thuộc còn hạn chế; chưa xây dựng quy chế, quy định về quản lý chi phí đối với các hoạt động dịch vụ, chưa thực hiện trích khấu hao tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ theo Thông tư của Bộ Tài Chính.
Năm đơn vị không nộp kịp thời, đầy đủ các khoản thu vào kho bạc để kiểm soát chi theo quy định, chuyển gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại hưởng lãi suất. Học viện Nông nghiệp VN, ĐH Huế chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp đều chi vượt giờ cho giảng viên cao gấp nhiều lần quy định.
Ngoài ra, việc chấp hành các quy định tài chính kế toán tại các đơn vị còn nhiều khuyết điểm. ĐH Huế hạch toán, chứng từ kế toán chưa đúng quy định, có khoản thu chi chưa đúng mục lục ngân sách, không tách và hạch toán riêng các khoản thu chi của văn phòng ĐH Huế với các khoản thu phí điều hành học phí…
Tại Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, hệ thống sổ sách, chứng từ chưa đảm bảo quy định; một số khoản thu chi không được theo dõi quản lý dẫn đến chênh lệch số liệu phải thu, thực thu và báo cáo tài chính, một số đề tài đã thanh toán nhưng chưa được nghiệm thu, chưa thực hiện nghiêm túc quy định chi tiền mặt…
Việc quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất và trụ sở làm việc: Trường ĐH Nông nghiệp VN đã ký hợp đồng với 11 công ty, xí nghiệp và 175 cá nhân cho thuê đất, cho thuê nhà lâu dài để sản xuất kinh doanh dịch vụ, có hợp đồng chỉ mang tính hình thức. Một số đơn vị, cá nhân sau khi ký hợp đồng đã tự ý san lấp ao, hồ xây dựng văn phòng làm việc, nhà kho không làm thủ tục cấp phép xây dựng, sử dụng sai mục đích sử dụng đất. Tổng diện tích đất sử dụng không đúng mục đích là 8.076m2.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị này cũng có nhiều sai sót, không đúng quy định, xác định giá trị gói thầu chưa chính xác, các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình…
Xử lý hàng loạt
Trước những vấn đề nêu trên, tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT tăng cường công tác quản lý, đôn đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo đúng nghị định 43 và các quy định của Nhà nước, khắc phục tình trạng dạy chay, dạy lý thuyết xa rời thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo...
Xử lý đối với các trường hợp học viên cao học (chương trình liên kết nước ngoài) không đủ điều kiện, tiêu chuẩn như quy định. Xem xét việc công nhận hay không công nhận bằng tốt nghiệp hệ chính quy đối với các trường hợp đã được cấp bằng tốt nghiệp không đúng quy định thuộc loại hình liên thông chính quy năm 2011 của Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Huế.
Đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: chỉ đạo Học viện Nông nghiệp VN kiểm điểm trách nhiệm, có biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm sai phạm; xử lý trách nhiệm đối với những tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm nêu trong kết luận này.
Chỉ đạo Học viện Nông nghiệp VN rà soát hợp đồng cho thuê đất, cho thuê tài sản trình cấp có thẩm quyền thu hồi diện tích đất, tài sản cho thuê không đúng quy định.
Ngoài ra, tổng Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu bổ sung một số quy định về tài chính, tổ chức… đối với đơn vị sự nghiệp.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ĐH Huế và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc chấn chỉnh công tác quản lý, chỉ đạo kiểm điểm đối với tập thể lãnh đạo, cá nhân người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu liên quan đến các sai phạm nêu trong kết luận này.
Chỉ đạo kiểm điểm và có hình thức xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân liên quan đến việc tổ chức đào tạo liên thông CĐ lên ĐH, giảng dạy ban đêm không đúng quy định. Yêu cầu người đứng đầu 5 đơn vị sự nghiệp chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và các cá nhân có liên quan đến thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm đã nêu trong kết luận.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu nộp về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ số tiền thuế các đơn vị chưa nộp vào ngân sách nhà nước là trên 2 tỉ đồng, trong đó ĐH Huế trên 635 triệu đồng, Học viện Nông nghiệp VN gần 1,4 tỉ đồng…
Xử lý sai phạm về đầu tư xây dựng với số tiền trên 6,8 tỉ đồng tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Luật TP.HCM, ĐH Huế, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Vinh.
Phạm Thịnh
Bình luận