Nước chanh có nhiều có công dụng như giải khát, chữa bệnh, làm gia vị cho các bữa ăn hàng ngày hay làm đẹp, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Chanh có tác dụng làm giảm chứng buồn nôn, ợ nóng, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại.
Nếu duy trì thói quen uống nước chanh đều đặn còn có thể ngăn ngừa chứng táo bón. Khi bị đầy bụng khó tiêu, uống một cốc nước chanh có thể cải thiện tình hình, nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu. Ngoài ra, chanh còn có khả năng làm hạ huyết áp, cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.
Về làm đẹp, chanh được coi là một loại "thần dược" đặc biệt tốt cho da. Trong quả chanh có những chất giúp làm lành các tổn thương trên da, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, chanh còn có tác dụng giúp ngăn ngừa mụn đầu đen, dưỡng ẩm cho da, tẩy tế bào chết và tăng cường màu sắc cho da.
Chanh nếu được sử dụng đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta thường mắc một số thói quen sai lầm, vô tình khiến cơ thể tổn thương.
Sử dụng nước chanh khi đói
Nước chanh là thức uống được ưa chuộng khi thời tiết nắng nóng, vừa giúp giải nhiệt lại có ích cho sức khỏe. Nước chanh có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và đánh tan lượng mỡ dư thừa hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu uống nước chanh khi đang đói sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt gây tổn thương dạ dày. Do vậy, khi sử dụng chanh nên pha loãng với nước ấm và uống sau khi ăn 30 phút.
Ra nắng sau khi đắp mặt bằng nước chanh
Nhiều chị em phụ nữ sau khi đắp mặt nạ với chanh xong liền ra ngoài trời nắng vui chơi. Tuy nhiên đây là hành động sai lầm. Việc ra ngoài trời nắng ngay sau khi đắp mặt nạ sẽ khiến làn da trở nên bắt nắng, dễ đen sạm hơn so với lúc đầu.
Dùng chanh nguyên chất để trị mụn và làm trắng
Nhiều chị em phụ nữ cho rằng chỉ cần chấm nước cốt chanh nguyên chất lên da là có thể trị mụn và làm trắng da một cách hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế lượng axit "đậm đặc" trong nước chanh sẽ khiến da bị bỏng, rát, thậm chí có thể làm làn da xấu đi một cách nghiêm trọng, gây khó khăn hơn cho quá trình điều trị mụn.
Kích ứng da
Nước cốt chanh thường được dùng cho da nhờn nhưng tinh chất chanh sẽ khiến làn da dễ bị bắt nắng hơn. Đặc biệt, việc này được cho là không an toàn đối với những người có làn da nhạy cảm. Vì vậy, hãy đề phòng khi sử dụng loại ‘mỹ thẩm thiên nhiên’ này lên làn da.
Da bị chàm, phát ban
Trong nước cốt chanh có chứa sunphit, chất có thể gây dị ứng trong một vài trường hợp. Những người sử dụng chanh cho mục đích nấu nướng dễ bị các tác dụng phụ do phơi nhiễm với sunphit. Những tác dụng phụ đó có thể gây ra tình trạng phát ban, bệnh chàm và nhiều rối loạn về da khác.
Gây chứng trào ngược dạ dày (GERD)
Nước cốt chanh có vị thơm dùng để tăng hương vị cho các món ăn. Tuy nhiên, hương vị thơm và có tính a-xít này có thể gây nên chứng trào ngược dạ dày với các triệu chứng như ợ nóng, nôn và buồn nôn. Ngoài ra, nó còn gây kích ứng niêm mạc thực quản do có tính a-xít, đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Đau đầu
Nước cốt chanh có tính a-xít có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên.
Ợ nóng
Uống quá nhiều nước chanh có thể kích thích chứng ợ nóng hoặc làm cho tình trạng này tồi tệ hơn nếu đang bị ợ nóng. Triệu chứng ợ nóng xảy ra khi cơ vòng thực quản, nằm giữa thực quản và dạ dày hoạt động không có hiệu quả làm cho axit từ dạ dày đẩy ngược lên thực quản và gây ra chứng ợ nóng.Chứng ợ nóng gây ra đau ngực, nóng trong, cảm thấy khó chịu. Một trong những biện pháp đẩy lùi chứng ợ nóng là nên cắt giảm các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như: cà phê, cô ca, kem, nước canh, sô cô la, bột mì…
Ảnh hưởng đến thận
Nước cốt chanh dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận. Nhưng các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, nước cốt chanh nồng độ 30% giúp lợi tiểu nhưng thúc đẩy quá trình bài tiết quá mức dẫn đến suy thận.
Video: Sai lầm trong quan niệm ăn hoa quả thay rau
Bình luận