(VTC News)- Diễn giả nổi tiếng đã chia sẻ quan điểm xung quanh câu chuyện dạy cho trẻ em kỹ năng đi trên thủy tinh đang khiến dư luận tranh cãi gay gắt trong những ngày gần đây.
Những ngày qua nhiều ý kiến tranh luận trái chiều xung quanh nội dung trong bài học về lòng dũng cảm ở cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1”. Cuốn sách “Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1” do TS. Phan Quốc Việt (chủ biên) và đồng tác giả Nguyễn Thị Thùy Nương (nhóm Tâm Việt) biên soạn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phát hành.
Tuy nhiên, bài học dạy kỹ năng đi trên thủy tinh có thực sự nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Sau đây là phân tích của chuyên gia cao cấp Lê Anh Sơn, CEO Học viện 369, nguyên Phó Tổng giám đốc Tâm Việt Group xung quanh sự việc.
Việc dạy cho học sinh đi trên thủy tinh là một trong hệ thống các bài tập thực hành một trong những giá trị sống. Đó là giá trị về lòng dũng cảm, vượt qua nỗi sợ của bản thân. Giảng viên có thể lựa chọn bài tập này hoặc không.
Chúng ta cần hiểu bản chất bài tập đó giúp được điều gì trước khi có những nhận xét thiếu khách quan. Dư luận mới nhìn ở một góc cạnh, nhìn cắt lớp là đống thủy tinh trên chân của em bé nhưng người ta không thấy tổng thể quy trình huấn luyện của các giảng viên và sự thay đổi của học sinh sau bài tập đó như thế nào?
Điều quan trọng nhất, đối tượng bình luận xôn xao trên mạng trên là ai, họ lo lắng về điều gì. Họ lo lắng về bài tập không hiệu quả, không thể thay đổi con em của họ hay họ lo lắng bài tập sẽ gây tổn thương chân của trẻ em.
Cũng cần phải làm rõ, “cộng đồng mạng” đang bình luận là ai. Đó là học sinh, sinh viên hay những người cha người mẹ đã có con nhỏ, những người đã có con thực hành bài tập này hay chỉ là những người ở bên ngoài nhìn vào và đánh giá.
Những độc giả mạng khi bình luận cũng cần hiểu rõ điều đó. Hiện nay, có một thực trạng cứ có cái gì mới lạ là dân mạng lại bàn tán tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
Xét về tính an toàn
Tôi có thể khẳng định, nếu làm đúng theo quy trình huấn luyện, những bài tập đó không hề nguy hiểm một chút nào và cha mẹ cũng không nên lo lắng các em về nhà học làm theo một cách dại dột.
Những bài tập này ngay cả người lớn cũng còn sợ hãi khi tham gia. Phải có sự dẫn dắt của người thầy để giúp học viên vượt qua điều đấy. Không ai có thể tự vượt qua những bài tập đó.
Ở những bài tập này, tính an toàn được đảm bảo, bao gồm cả nguyên lý của vật lý và việc đảm bảo vệ sinh.
Chúng ta chỉ nên quan tâm những giảng viên, những người huấn luyện ở các trung tâm đó có đủ trình độ dẫn dắt hay không, có làm theo đúng quy trình hay không. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tìm hiểu xem giảng viên đó có khả năng để giúp cho học viên những giá trị gì.
Tôi đảm bảo là những lo lắng về tổn thương đến thể xác trẻ là không có. Tất nhiên, luôn có 1 % rủi ro có thể xảy ra khi các giảng viên không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và kỷ luật để các rằm thủy tinh nhỏ văng ra sàn.
Các bậc phụ huynh cũng không phải lo về việc các em sẽ bắt chước tự làm ở nhà, bởi những người huấn luyện viên phải chỉ dạy cho các em đảm bảo an toàn và đã dặn kỹ những việc không được làm.
Tôi thấy, rất nhiều trung tâm đào tạo sử dụng bài tập này hơn 10 năm nay nhưng chưa thấy phản hồi nào về những hệ quả xấu về thể xác hay tinh thần. Bài tập có thể chịu áp lực của hai người 70 kg cõng nhau đi qua mà không hề xảy ra sự cố.
Xét về khía cạnh hiệu quả.
Tôi tin rằng tất cả những gì NXB Giáo dục Việt Nam đã cho in ra là đã phải có sự tin tưởng, và có thẩm định để đưa vào giảng dạy. Những trường học cho phép, áp dụng thì hiệu trưởng và ban phụ huynh đã phải tìm hiểu vô cùng nghiêm túc để thấy rằng chương trình này phù hợp và hiệu quả với học sinh.
“Cộng đồng mạng” mới chỉ nhìn cách mô tả bài tập trong trang sách mà chưa hiểu hết được toàn bộ quy trình thực hiện bài tập. Đã bao giờ họ tự hỏi các em học sinh đã tham gia bài tập đi trên thủy tinh cảm nhận như thế nào. Các em đã thay đổi như thế nào. Có sợ hãi hay tổn thương hay không?
Khi chúng ta bình luận nhưng mà chưa tìm hiểu ý kiến người trong cuộc là chưa hợp lý.
Đây là chương trình rèn luyện cho các em những kỹ năng sống, giá trị sống. Ở nước ngoài chỉ những trường quốc tế mới được học.
Ngày xưa trẻ em có nhiều sân chơi, tự do trải nghiệm bên ngoài với đủ các cảm xúc buồn, vui, tức giân, yêu, ghét...nên cảm xúc các em rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, trong môi trường hiện nay, trẻ em được người lớn quá bao bọc nên dải tần cảm xúc bị bó hẹp.Trẻ em đến lớp thì cô giáo chỉ muốn các em ngoan ngoãn để dễ quản lý. Về nhà, trẻ em bị bố mẹ bao bọc trong sự an toàn, ngày nào cũng chỉ tiếp xúc với ti vi, ipad.
Môi trường trải nghiệp cảm xúc không có, ra ngoài chỉ sợ nguy hiểm, tính nhút nhát của trẻ tăng cao. Trẻ em không đủ dũng cảm để trưởng thành. Biên độ cảm xúc không đủ mạnh thì sau này các em không thể vượt qua mọi biến cố, khó khăn.
Nỗi sợ điều có chung tính chất, Nhiều em sợ giơ tay lên bảng, sợ tiêm, sợ nước, sợ độ cao, sợ giao tiếp… Đối với những bài tập này sẽ khắc phục cho trẻ những nỗi sợ như vậy. Những nỗi sợ chung mà mỗi con người cần vượt qua thì dù ở đâu chúng ta cũng phải đối mặt.
Đây là những chương trình huấn luyện về kỹ năng sống và không phải học sinh nào cũng được học. Để học được những chương trình, nhà trường hoặc phụ huynh phải có đủ kinh phí để theo học các lớp có sự lựa chọn về giảng viên. Ở nước ngoài, chỉ các học sinh trường quốc tế mới được học những bài này bởi chi phí cho giảng viên là rất đắt đỏ.
Những gia đình quan tâm đến con em, có điều kiện kinh tế mới có điều kiện tham gia các chương trình huấn luyện này.
Ở nước ngoài, học sinh ở độ tuổi học sinh cấp 1 học qua các hoạt động. Chơi để khỏe, chơi để hình thành nhân cách, chơi để học các nhận thức và giải quyết vấn đề, nhân thức sự vật chứ không phải suốt ngày nhồi nhét cho các em những cuốn sách dày cộp.
Cấp 1, các em học về tương tác và xây dựng khả năng tự chủ tự lập. Cấp 2, các em được học chương trình phổ cập. Cấp 3, các em được học chương trình nghề, định hướng nghề nghiệp.
Tại sao sinh viên ngày xưa ra trường rất giỏi và giàu có nhưng hiện nay theo thống kê mới nhất thì có tới 178.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp.
Nguyên nhân là do các gia đình chỉ tìm cách bao bọc con em mình trong vùng an toàn khiến bản lĩnh của các em yếu dần đi, chỉ chờ gia đình xin việc cho, không bao giờ dám tự làm, tự kinh doanh, tự nghiên cứu tất cả.
Các em đang thiếu tự lập, tự chủ, thiếu tự tin vào chính mình. Điều này do cha mẹ cấm đoán, nhà trường không định hướng cho các em.
Các em ra trường làm trái ngành nghề. Khi chọn nghề các em chọn theo cảm tính, không có định hướng, không phải thế mạnh của mình, không phải tương lai cần.
Các em chọn theo ngành đang hot. Cái này phải định hướng từ bé thông qua những chương trình kỹ năng sống. Phải cho các em bộc lộ tất cả các tốt chất từ nhỏ thì mới có thể tự tin và biết mình đam mê gì.
Như vậy, dựa trên những phân tích nêu trên thì những khóa học về giá trị sống như vậy là rất cần thiết và nên học.
Diễn giả Lê Anh Sơn
Tuy nhiên, bài học dạy kỹ năng đi trên thủy tinh có thực sự nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Sau đây là phân tích của chuyên gia cao cấp Lê Anh Sơn, CEO Học viện 369, nguyên Phó Tổng giám đốc Tâm Việt Group xung quanh sự việc.
Diễn giả Lê Anh Sơn |
Chúng ta cần hiểu bản chất bài tập đó giúp được điều gì trước khi có những nhận xét thiếu khách quan. Dư luận mới nhìn ở một góc cạnh, nhìn cắt lớp là đống thủy tinh trên chân của em bé nhưng người ta không thấy tổng thể quy trình huấn luyện của các giảng viên và sự thay đổi của học sinh sau bài tập đó như thế nào?
Điều quan trọng nhất, đối tượng bình luận xôn xao trên mạng trên là ai, họ lo lắng về điều gì. Họ lo lắng về bài tập không hiệu quả, không thể thay đổi con em của họ hay họ lo lắng bài tập sẽ gây tổn thương chân của trẻ em.
Cũng cần phải làm rõ, “cộng đồng mạng” đang bình luận là ai. Đó là học sinh, sinh viên hay những người cha người mẹ đã có con nhỏ, những người đã có con thực hành bài tập này hay chỉ là những người ở bên ngoài nhìn vào và đánh giá.
Những độc giả mạng khi bình luận cũng cần hiểu rõ điều đó. Hiện nay, có một thực trạng cứ có cái gì mới lạ là dân mạng lại bàn tán tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
Xét về tính an toàn
Tôi có thể khẳng định, nếu làm đúng theo quy trình huấn luyện, những bài tập đó không hề nguy hiểm một chút nào và cha mẹ cũng không nên lo lắng các em về nhà học làm theo một cách dại dột.
Những bài tập này ngay cả người lớn cũng còn sợ hãi khi tham gia. Phải có sự dẫn dắt của người thầy để giúp học viên vượt qua điều đấy. Không ai có thể tự vượt qua những bài tập đó.
Ở những bài tập này, tính an toàn được đảm bảo, bao gồm cả nguyên lý của vật lý và việc đảm bảo vệ sinh.
Nội dung bài học thực hành về lòng dũng cảm gây tranh trong những ngày qua |
Chúng ta chỉ nên quan tâm những giảng viên, những người huấn luyện ở các trung tâm đó có đủ trình độ dẫn dắt hay không, có làm theo đúng quy trình hay không. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tìm hiểu xem giảng viên đó có khả năng để giúp cho học viên những giá trị gì.
Tôi đảm bảo là những lo lắng về tổn thương đến thể xác trẻ là không có. Tất nhiên, luôn có 1 % rủi ro có thể xảy ra khi các giảng viên không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và kỷ luật để các rằm thủy tinh nhỏ văng ra sàn.
Các bậc phụ huynh cũng không phải lo về việc các em sẽ bắt chước tự làm ở nhà, bởi những người huấn luyện viên phải chỉ dạy cho các em đảm bảo an toàn và đã dặn kỹ những việc không được làm.
Tôi thấy, rất nhiều trung tâm đào tạo sử dụng bài tập này hơn 10 năm nay nhưng chưa thấy phản hồi nào về những hệ quả xấu về thể xác hay tinh thần. Bài tập có thể chịu áp lực của hai người 70 kg cõng nhau đi qua mà không hề xảy ra sự cố.
Xét về khía cạnh hiệu quả.
Tôi tin rằng tất cả những gì NXB Giáo dục Việt Nam đã cho in ra là đã phải có sự tin tưởng, và có thẩm định để đưa vào giảng dạy. Những trường học cho phép, áp dụng thì hiệu trưởng và ban phụ huynh đã phải tìm hiểu vô cùng nghiêm túc để thấy rằng chương trình này phù hợp và hiệu quả với học sinh.
“Cộng đồng mạng” mới chỉ nhìn cách mô tả bài tập trong trang sách mà chưa hiểu hết được toàn bộ quy trình thực hiện bài tập. Đã bao giờ họ tự hỏi các em học sinh đã tham gia bài tập đi trên thủy tinh cảm nhận như thế nào. Các em đã thay đổi như thế nào. Có sợ hãi hay tổn thương hay không?
Khi chúng ta bình luận nhưng mà chưa tìm hiểu ý kiến người trong cuộc là chưa hợp lý.
Cuốn sách "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1" gây tranh cãi |
Đây là chương trình rèn luyện cho các em những kỹ năng sống, giá trị sống. Ở nước ngoài chỉ những trường quốc tế mới được học.
Ngày xưa trẻ em có nhiều sân chơi, tự do trải nghiệm bên ngoài với đủ các cảm xúc buồn, vui, tức giân, yêu, ghét...nên cảm xúc các em rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, trong môi trường hiện nay, trẻ em được người lớn quá bao bọc nên dải tần cảm xúc bị bó hẹp.Trẻ em đến lớp thì cô giáo chỉ muốn các em ngoan ngoãn để dễ quản lý. Về nhà, trẻ em bị bố mẹ bao bọc trong sự an toàn, ngày nào cũng chỉ tiếp xúc với ti vi, ipad.
Môi trường trải nghiệp cảm xúc không có, ra ngoài chỉ sợ nguy hiểm, tính nhút nhát của trẻ tăng cao. Trẻ em không đủ dũng cảm để trưởng thành. Biên độ cảm xúc không đủ mạnh thì sau này các em không thể vượt qua mọi biến cố, khó khăn.
Nỗi sợ điều có chung tính chất, Nhiều em sợ giơ tay lên bảng, sợ tiêm, sợ nước, sợ độ cao, sợ giao tiếp… Đối với những bài tập này sẽ khắc phục cho trẻ những nỗi sợ như vậy. Những nỗi sợ chung mà mỗi con người cần vượt qua thì dù ở đâu chúng ta cũng phải đối mặt.
Đây là những chương trình huấn luyện về kỹ năng sống và không phải học sinh nào cũng được học. Để học được những chương trình, nhà trường hoặc phụ huynh phải có đủ kinh phí để theo học các lớp có sự lựa chọn về giảng viên. Ở nước ngoài, chỉ các học sinh trường quốc tế mới được học những bài này bởi chi phí cho giảng viên là rất đắt đỏ.
Những gia đình quan tâm đến con em, có điều kiện kinh tế mới có điều kiện tham gia các chương trình huấn luyện này.
Ở nước ngoài, học sinh ở độ tuổi học sinh cấp 1 học qua các hoạt động. Chơi để khỏe, chơi để hình thành nhân cách, chơi để học các nhận thức và giải quyết vấn đề, nhân thức sự vật chứ không phải suốt ngày nhồi nhét cho các em những cuốn sách dày cộp.
Cấp 1, các em học về tương tác và xây dựng khả năng tự chủ tự lập. Cấp 2, các em được học chương trình phổ cập. Cấp 3, các em được học chương trình nghề, định hướng nghề nghiệp.
Tại sao sinh viên ngày xưa ra trường rất giỏi và giàu có nhưng hiện nay theo thống kê mới nhất thì có tới 178.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp.
Nguyên nhân là do các gia đình chỉ tìm cách bao bọc con em mình trong vùng an toàn khiến bản lĩnh của các em yếu dần đi, chỉ chờ gia đình xin việc cho, không bao giờ dám tự làm, tự kinh doanh, tự nghiên cứu tất cả.
Các em đang thiếu tự lập, tự chủ, thiếu tự tin vào chính mình. Điều này do cha mẹ cấm đoán, nhà trường không định hướng cho các em.
Các em ra trường làm trái ngành nghề. Khi chọn nghề các em chọn theo cảm tính, không có định hướng, không phải thế mạnh của mình, không phải tương lai cần.
Các em chọn theo ngành đang hot. Cái này phải định hướng từ bé thông qua những chương trình kỹ năng sống. Phải cho các em bộc lộ tất cả các tốt chất từ nhỏ thì mới có thể tự tin và biết mình đam mê gì.
Như vậy, dựa trên những phân tích nêu trên thì những khóa học về giá trị sống như vậy là rất cần thiết và nên học.
Diễn giả Lê Anh Sơn
Bình luận