(VTC News) – Mặc dù các hãng đều công bố tăng giá sữa từ 1/3 nhưng chỉ sau kỳ nghỉ Tết Quý Tỵ, giá sữa đã đồng loạt đi lên.
Nhiều hãng sữa như Abbott, Nutifood, Dutch Lady... thông báo sẽ tăng giá khoảng 9%-10% kể từ tháng 3.
Cụ thể, sản phẩm của Abbott tăng giá khoảng 2%-9%. Similac Mom 400 g tăng lên 205.000 đồng, Gain Plus IQ 900 g tăng lên 474.000 đồng/hộp, Pediasure 1,7 kg tăng lên 981.000 đồng/hộp.
Dutch Lady cũng tăng giá nhiều sản phẩm. Gold Step 1 400 g tăng lên 150.000 đồng/hộp, Friso 1 900 g lên 303.000 đồng/hộp, Friso Gold 2 (900 g) lên 492.000 đồng/hộp.
NutiFood có Nuti IQ 123 400 g tăng lên 81.200 đồng/hộp, Pedia Plus 400 g lên 193.000 đồng/hộp. Các sản phẩm của NutiFood áp dụng giá mới từ 18/3. Chỉ có Friseland Campina cho biết chưa có thông tin chính thức về việc tăng giá.
Tuy nhiên, chưa đến “giờ G” 1/3, người tiêu dùng đã phải mua sữa với mức giá mới. Theo khảo sát của phóng viên VTC News, nhiều đại lý sữa đã “thổi” giá sữa tăng khoảng từ 5.000 đồng tới 10.000 đồng/hộp.
Khi được hỏi tại sao chưa tới 1/3 mà cửa hàng đã tăng giá, chị Thủy, chủ một cửa hàng sữa trên đường Bạch Mai cho biết hiện nay sữa rất khan hàng, công ty không xuất ra nữa. Không có hàng mới nên đành phải tăng giá hàng cũ (?!)
Tuy nhiên, chị Thủy cho biết thêm, hầu hết các đại lý sữa đều không tăng đúng giá niêm yết của nhà sản xuất mà có chiết khấu cho người tiêu dùng. Mức chiết khấu tại mỗi cửa hàng có khác nhau nhưng mức chênh chỉ khoảng 3.000 đồng.
Cụ thể, tại cửa hàng của chị, giá mới 1 hộp sữa Gain Plus IQ 900 g là 474.000 đồng nhưng chị chỉ bán ở mức 460.000 đồng. Cửa hàng bên cạnh bán 463.000 đồng/hộp. Sữa Similac Mom 400 g niêm yết 205.000 đồng nhưng chị bán với giá 200.000 đồng/hộp.
Rút tiền mừng tuổi mua sữa cho con
Theo khảo sát của phóng viên VTC News, trong dịp đầu năm mới Quý Tỵ, số lượng người tới mua sữa không có nhiều đột biến. Nguyên nhân được chị Thủy giải thích là do các mẹ đã mua hàng từ trước Tết.
Chị Thủy cho biết: “Trước Tết, nhận cùng một lúc cả lương và thưởng nên nhiều mẹ xếp hàng mua cả thùng sữa về cho con ăn dần. Chính vì vậy, vào thời điểm cuối năm, chúng tôi vô cùng bận rộn, bán hàng không kịp thở”.
Chị Nguyễn Thu Hà (Định Công – Hà Nội) cười thoải mái sau khi đọc tin sữa tăng giá: “Thông thường, tôi thấy, mặt hàng nào cũng tăng giá sau Tết, sữa không phải ngoại lệ. Vì vậy, trước Tết, tôi cố dồn tiền mua hai thùng sữa. So với thời điểm hiện tại, tính ra tôi đã tiết kiệm được gần 2 hộp sữa cho con rồi đó”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng “dự báo” giá cả chính xác như chị Hà. Chị Trần Quỳnh Hương (Minh Khai – Hà Nội) méo mặt khi mua sữa cho con trong chiều 22/2 vừa qua. Chị kể, ngay sau khi đọc được tin sữa sẽ tăng giá từ ngày 1/3, chị vội vay mượn tiền của đồng nghiệp được hơn 10 triệu, chạy vội ra cửa hàng sữa để mua thì mới biết sữa đã tăng giá từ mấy ngày hôm nay.
Chị bức xúc: “Thị trường náo loạn quá. Thông báo 1/3 mới tăng mà giá mới đã được áp dụng từ lúc nào rồi. Thế này, người tiêu dùng biết đâu mà lần. Chỉ người tiêu dùng thiệt thôi”.
Trong khi đó, chị Minh Hương (Kim Giang – Hà Nội) dù biết giá sữa đã tăng nhưng cũng bấm bụng mua vì “biết đâu giá còn tăng nữa”.
Chị Hương chia sẻ: “Trong dịp Tết, chúng tôi đã gần như cháy túi. May mà có ít tiền mừng tuổi. Bình thường, chúng tôi giữ tiền mừng tuổi tới quá Rằm tháng Giêng năm sau mới tiêu để giữ lộc. Nhưng lần này, chưa tới rằm năm nay, tôi đã phải rút hết ra để mua sữa. Tôi chỉ sợ một vài tháng nữa, sữa lại tăng thì khổ lắm”.
Nếu quan sát từ bên ngoài thì thị trường sữa dường như không có nhiều xáo trộn và không ảnh hưởng quá lớn tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với từng bà mẹ mới thấy mức độ ảnh hưởng của sữa tới ngân sách gia đình lớn như thế nào.
Chị Hương cho biết, chỉ riêng tiền sữa, bé nhà chị đã ngốn gần 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập cả hai vợ chồng chỉ khoảng 10 triệu đồng/tháng mà có cả trăm khoản phải chi tiêu. Thế nên, sau Tết, sữa tăng, giá cả các hàng hóa khác tăng khiến gia đình chị méo mặt.
Thanh Hà
Sữa tăng giá trước giờ G
Giá sữa đã có thời gian dài âm thầm đi lên. Kể từ tháng 9/2012, giá sữa đã trải qua nhiều đợt tăng giá. Đáng kể nhất là đợt sau Tết Dương lịch, một số hãng sữa như Dumex, Mead Johnson điều chỉnh tăng giá bán trên dưới 10% với lý do… bao bì có chút ít thay đổi.
Và cho tới trước Tết Quý Tỵ, một số hãng sữa như đã khiến người tiêu dùng giật mình khi tiếp tục thông báo cụm từ quen thuộc “tăng giá”. Những tưởng sau đợt tăng trước Tết, giá sữa sẽ “nghỉ ngơi” trước đợt tăng mới. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau Tết Quý Tỵ, các hãng sữa từ lớn đến nhỏ lại tiếp tục công bố sẽ điều chỉnh giá. Và tất nhiên, xu hướng của giá vẫn chỉ là đi lên.
Cụ thể, sản phẩm của Abbott tăng giá khoảng 2%-9%. Similac Mom 400 g tăng lên 205.000 đồng, Gain Plus IQ 900 g tăng lên 474.000 đồng/hộp, Pediasure 1,7 kg tăng lên 981.000 đồng/hộp.
Dutch Lady cũng tăng giá nhiều sản phẩm. Gold Step 1 400 g tăng lên 150.000 đồng/hộp, Friso 1 900 g lên 303.000 đồng/hộp, Friso Gold 2 (900 g) lên 492.000 đồng/hộp.
NutiFood có Nuti IQ 123 400 g tăng lên 81.200 đồng/hộp, Pedia Plus 400 g lên 193.000 đồng/hộp. Các sản phẩm của NutiFood áp dụng giá mới từ 18/3. Chỉ có Friseland Campina cho biết chưa có thông tin chính thức về việc tăng giá.
Tuy nhiên, chưa đến “giờ G” 1/3, người tiêu dùng đã phải mua sữa với mức giá mới. Theo khảo sát của phóng viên VTC News, nhiều đại lý sữa đã “thổi” giá sữa tăng khoảng từ 5.000 đồng tới 10.000 đồng/hộp.
Khi được hỏi tại sao chưa tới 1/3 mà cửa hàng đã tăng giá, chị Thủy, chủ một cửa hàng sữa trên đường Bạch Mai cho biết hiện nay sữa rất khan hàng, công ty không xuất ra nữa. Không có hàng mới nên đành phải tăng giá hàng cũ (?!)
Tuy nhiên, chị Thủy cho biết thêm, hầu hết các đại lý sữa đều không tăng đúng giá niêm yết của nhà sản xuất mà có chiết khấu cho người tiêu dùng. Mức chiết khấu tại mỗi cửa hàng có khác nhau nhưng mức chênh chỉ khoảng 3.000 đồng.
Cụ thể, tại cửa hàng của chị, giá mới 1 hộp sữa Gain Plus IQ 900 g là 474.000 đồng nhưng chị chỉ bán ở mức 460.000 đồng. Cửa hàng bên cạnh bán 463.000 đồng/hộp. Sữa Similac Mom 400 g niêm yết 205.000 đồng nhưng chị bán với giá 200.000 đồng/hộp.
Rút tiền mừng tuổi mua sữa cho con
Theo khảo sát của phóng viên VTC News, trong dịp đầu năm mới Quý Tỵ, số lượng người tới mua sữa không có nhiều đột biến. Nguyên nhân được chị Thủy giải thích là do các mẹ đã mua hàng từ trước Tết.
Chị Thủy cho biết: “Trước Tết, nhận cùng một lúc cả lương và thưởng nên nhiều mẹ xếp hàng mua cả thùng sữa về cho con ăn dần. Chính vì vậy, vào thời điểm cuối năm, chúng tôi vô cùng bận rộn, bán hàng không kịp thở”.
Chị Nguyễn Thu Hà (Định Công – Hà Nội) cười thoải mái sau khi đọc tin sữa tăng giá: “Thông thường, tôi thấy, mặt hàng nào cũng tăng giá sau Tết, sữa không phải ngoại lệ. Vì vậy, trước Tết, tôi cố dồn tiền mua hai thùng sữa. So với thời điểm hiện tại, tính ra tôi đã tiết kiệm được gần 2 hộp sữa cho con rồi đó”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng “dự báo” giá cả chính xác như chị Hà. Chị Trần Quỳnh Hương (Minh Khai – Hà Nội) méo mặt khi mua sữa cho con trong chiều 22/2 vừa qua. Chị kể, ngay sau khi đọc được tin sữa sẽ tăng giá từ ngày 1/3, chị vội vay mượn tiền của đồng nghiệp được hơn 10 triệu, chạy vội ra cửa hàng sữa để mua thì mới biết sữa đã tăng giá từ mấy ngày hôm nay.
Chị bức xúc: “Thị trường náo loạn quá. Thông báo 1/3 mới tăng mà giá mới đã được áp dụng từ lúc nào rồi. Thế này, người tiêu dùng biết đâu mà lần. Chỉ người tiêu dùng thiệt thôi”.
Trong khi đó, chị Minh Hương (Kim Giang – Hà Nội) dù biết giá sữa đã tăng nhưng cũng bấm bụng mua vì “biết đâu giá còn tăng nữa”.
Chị Hương chia sẻ: “Trong dịp Tết, chúng tôi đã gần như cháy túi. May mà có ít tiền mừng tuổi. Bình thường, chúng tôi giữ tiền mừng tuổi tới quá Rằm tháng Giêng năm sau mới tiêu để giữ lộc. Nhưng lần này, chưa tới rằm năm nay, tôi đã phải rút hết ra để mua sữa. Tôi chỉ sợ một vài tháng nữa, sữa lại tăng thì khổ lắm”.
Nếu quan sát từ bên ngoài thì thị trường sữa dường như không có nhiều xáo trộn và không ảnh hưởng quá lớn tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với từng bà mẹ mới thấy mức độ ảnh hưởng của sữa tới ngân sách gia đình lớn như thế nào.
Chị Hương cho biết, chỉ riêng tiền sữa, bé nhà chị đã ngốn gần 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập cả hai vợ chồng chỉ khoảng 10 triệu đồng/tháng mà có cả trăm khoản phải chi tiêu. Thế nên, sau Tết, sữa tăng, giá cả các hàng hóa khác tăng khiến gia đình chị méo mặt.
Thanh Hà
Bình luận