(VTC News) – Cồn dùng trong pha chế rượu nếp 29 Hà Nội là cồn công nghiệp dùng trong may mặc, in ấn và đánh bóng véc ni.
Vụ việc nghiêm trọng khi 15 người uống rượu nếp 29 Hà Nội bị ngộ độc, trong đó 6 người đã tử vong tại Quảng Ninh. Theo cơ quan chức năng, lô rượu nếp 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10 có độc tố methanol gấp 2 nghìn lần ngưỡng cho phép.
Tại cơ quan điều tra, ông Nguyễn Duy Vường khai nhận: Lô rượu nếp 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10 có độc tố là do quá trình sản xuất pha chế nhầm từ cồn thực phẩm sang cồn công nghiệp.
Cũng theo ông Vường, lô cồn thực phẩm thường được đơn vị nhập từ một đơn vị bên ngoài về để chế biến, sản xuất ra rượu. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do bản thân ông Vường đã không kiểm soát quá trình nhập cồn vào để pha chế rượu dẫn đến nhập “nhầm” cồn công nghiệp thay vì nhập cồn thực phẩm.
Theo quy trình thì sau khi sản xuất rượu xong phải kiểm tra lại nồng độ Methanol rồi mới đóng chai. Tuy nhiên, khâu này đã bị bỏ qua nên mới có rượu độc được bán ra thị trường.
2 loại cồn này đều chung công thức hóa học, là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước, dễ bay hơi, dễ cháy rất khó phân biệt. Cồn thực phẩm nồng độ tiêu chuẩn thường là 98% và loại bỏ hoàn tạp chất nên dùng để sản xuất rượu, đồ uống có cồn, nước ướp gia vị, chiết xuất dược liệu, pha chế thuốc, vệ sinh, sát trùng, mỹ phẩm…
Còn cồn công nghiệp thì vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn tạp chất, nồng độ của nó thường dao động khoảng 95%, trong đó 5% có thể là methanol hoặc cồn ipa. Cồn công nghiệp chủ yếu được dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng vécni…
Do giá thành rẻ nên có rất nhiều người đã vì lợi nhuận mà pha vào rượu đem bán, đặc biệt là ở nước ta thời gian qua có rất nhiều người tử vong do tính chất độc hại trong cồn công nghiệp gây ra.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm: Methanol được pha vào rượu để giảm giá thành, tăng dung tích rượu. Tuy nhiên, chất này cực độc nếu uống vào.
Trong quá trình lên men rượu cũng tạo ra một lượng Methanol và khi chưng cất, Methanol sẽ ra đầu tiên. Tuy nhiên, với những loại rượu đạt tiêu chuẩn thì Methanol phải được khử với hàm lượng dưới 0,1mg Methanol trong mỗi lít, nếu vượt quá giới hạn này sẽ trở thành một loại rượu độc.
Liều lượng gây chết người của Methanol trong khoảng 30-240ml (20-150g). Một cách xác định khác cho thấy chỉ cần 20mg/l methanol trong máu là gây ngộ độc và trên 40 mg/l là ngộ độc nặng.
Thông thường thì chỉ uống rượu sau vài giờ là bắt đầu ngộ độc, triệu chứng xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi uống và cấp tính sau 24 giờ. Thường thì tử vong nếu có sẽ xuất hiện vào giai đoạn này.
Triệu chứng sau khi uống là loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, nhức đầu, buồn nôn và đau bụng. Sau đó người bệnh cảm thấy nhìn mờ, nhìn thấy hai hình hoặc có rối loạn cảm nhận về màu sắc, có khi không nhìn thấy gì…
Triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện sau đó là tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và ngưng tim dẫn đến tử vong. Trường hợp được cứu sống, bệnh nhân có thể bị mù vĩnh viễn hoặc bị di chứng thần kinh.
Như vậy, ngoài việc gây ngộ độc cấp tính, Methanol khi vào cơ thể sẽ bị đào thải rất chậm và có khả năng tích lũy nếu con người thường xuyên uống rượu có loại độc chất này.
Trong khi đó, rượu nhà máy, một trong những nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, phải lọc toàn bộ các chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe, như Methanol, Aldehyt hoặc furfurol.
Nam Anh
Ngày 10/12, ông Nguyễn Duy Vường - 46 tuổi, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu 29 Hà Nội (có trụ sở tại Q.Long Biên, TP.Hà Nội) đã bị cơ quan công an bắt để phục vụ điều tra.
Tại cơ quan điều tra, ông Nguyễn Duy Vường khai nhận: Lô rượu nếp 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10 có độc tố là do quá trình sản xuất pha chế nhầm từ cồn thực phẩm sang cồn công nghiệp.
Cũng theo ông Vường, lô cồn thực phẩm thường được đơn vị nhập từ một đơn vị bên ngoài về để chế biến, sản xuất ra rượu. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do bản thân ông Vường đã không kiểm soát quá trình nhập cồn vào để pha chế rượu dẫn đến nhập “nhầm” cồn công nghiệp thay vì nhập cồn thực phẩm.
Theo quy trình thì sau khi sản xuất rượu xong phải kiểm tra lại nồng độ Methanol rồi mới đóng chai. Tuy nhiên, khâu này đã bị bỏ qua nên mới có rượu độc được bán ra thị trường.
2 loại cồn này đều chung công thức hóa học, là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước, dễ bay hơi, dễ cháy rất khó phân biệt. Cồn thực phẩm nồng độ tiêu chuẩn thường là 98% và loại bỏ hoàn tạp chất nên dùng để sản xuất rượu, đồ uống có cồn, nước ướp gia vị, chiết xuất dược liệu, pha chế thuốc, vệ sinh, sát trùng, mỹ phẩm…
Còn cồn công nghiệp thì vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn tạp chất, nồng độ của nó thường dao động khoảng 95%, trong đó 5% có thể là methanol hoặc cồn ipa. Cồn công nghiệp chủ yếu được dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng vécni…
Do giá thành rẻ nên có rất nhiều người đã vì lợi nhuận mà pha vào rượu đem bán, đặc biệt là ở nước ta thời gian qua có rất nhiều người tử vong do tính chất độc hại trong cồn công nghiệp gây ra.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm: Methanol được pha vào rượu để giảm giá thành, tăng dung tích rượu. Tuy nhiên, chất này cực độc nếu uống vào.
Trong quá trình lên men rượu cũng tạo ra một lượng Methanol và khi chưng cất, Methanol sẽ ra đầu tiên. Tuy nhiên, với những loại rượu đạt tiêu chuẩn thì Methanol phải được khử với hàm lượng dưới 0,1mg Methanol trong mỗi lít, nếu vượt quá giới hạn này sẽ trở thành một loại rượu độc.
Liều lượng gây chết người của Methanol trong khoảng 30-240ml (20-150g). Một cách xác định khác cho thấy chỉ cần 20mg/l methanol trong máu là gây ngộ độc và trên 40 mg/l là ngộ độc nặng.
Thông thường thì chỉ uống rượu sau vài giờ là bắt đầu ngộ độc, triệu chứng xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi uống và cấp tính sau 24 giờ. Thường thì tử vong nếu có sẽ xuất hiện vào giai đoạn này.
Triệu chứng sau khi uống là loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, nhức đầu, buồn nôn và đau bụng. Sau đó người bệnh cảm thấy nhìn mờ, nhìn thấy hai hình hoặc có rối loạn cảm nhận về màu sắc, có khi không nhìn thấy gì…
Triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện sau đó là tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và ngưng tim dẫn đến tử vong. Trường hợp được cứu sống, bệnh nhân có thể bị mù vĩnh viễn hoặc bị di chứng thần kinh.
Như vậy, ngoài việc gây ngộ độc cấp tính, Methanol khi vào cơ thể sẽ bị đào thải rất chậm và có khả năng tích lũy nếu con người thường xuyên uống rượu có loại độc chất này.
Trong khi đó, rượu nhà máy, một trong những nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, phải lọc toàn bộ các chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe, như Methanol, Aldehyt hoặc furfurol.
Nam Anh
Bình luận