(VTC News) – Sử dụng rượu quá nhiều từ 5 đơn vị rượu/ngày, chất cồn bám vào tế bào gan gây ung thư, đột quỵ, tâm thần.
Rượu bia phá gan
PGS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Ngày xưa, các cụ nấu rượu theo kiểu truyền thống, chưng cất rất an toàn nhưng ngày nay, điều khiến các chuyên gia về thực phẩm và y tế đau đầu nhất đó là rượu làm từ cồn công nghiệp.
Ở một vài địa phương, người ta làm rượu bằng các loại cồn không rõ nguồn gốc, thậm chí cồn pha nước lã phơi nắng là thành rượu, đổ men vào gạo sau 2 ngày thành rượu…
Chính điều này dễ gây hại cho cơ thể đặc biệt với người uống rượu chứa cồn công nghiệp Methanol. Methanol là chất độc có độc tính thấp nhưng đưa vào cơ thể người nó sẽ chuyển hóa thành Formaldehyde nhờ lên men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid cũng nhờ lên men.
Những chất này gây độc cho gan, thận gây bệnh suy thận cấp, xơ gan, viêm gan, nhiễm độc gan và gây toan hóa máu nặng nề. Không chỉ gây ngộ độc cấp tính, rượu còn gây ngộ độc trường diễn.
Lý giải con đường đi của rượu trong cơ thể, PGS Thịnh cho biết, thông thường khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột.
Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải đi qua gan trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Vì vậy, rượu thường gây ra các bệnh về gan.
Về vấn đề này, Thạc sĩ Vũ Thị Minh Hạnh - Vụ Chiến lược và Chính sách Bộ Y tế bày tỏ lo ngại cho sức khỏe của con người khi chúng ta sử dụng rượu quá nhiều từ 5 đơn vị rượu/ngày.
1 đơn vị rượu tương đương khoảng 2/3 chai bia 550ml hoặc một lon bia 330ml 5% hoặc một cốc bia hơi 330ml hoặc một ly nhỏ 100ml rượu vang 13,5% hay tương đương một chén rượu mạnh 40-43%).
Khi hấp thụ vào trong gan, các chất cồn sẽ bám vào tế bào gan. Theo cơ chế chuyển hóa các tế bào gan có hệ thống men đặc chủng hay còn gọi là enzyme có tác dụng chuyển hóa cồn.
Enzyme này biến đổi cồn qua một chuỗi phản ứng hóa học để cuối cùng cho ra CO2 và nước, thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi.
Song khả năng của gan chỉ có hạn, không phải lúc nào cũng sản sinh ra enzyme để có thể chuyển hóa cồn. Chính vì thế, men đặc chủng này chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ.
Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu và sinh ra các bệnh như ung thư, đột quỵ, tâm thần.
Rượu không chỉ gây hại cho gan mà còn ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe tâm thần.
Bác sỹ Hạnh cho rằng số bệnh nhân bị tâm thần do rượu ngày càng tăng cao. Nhiều người cho rằng rượu có hại thì uống bia nhưng bà Hạnh khẳng định quan điểm trên là sai lầm vì bia và rượu đều là đồ uống có cồn và có tác hại đến sức khỏe như nhau.
Rượu bia gây ra 30 bệnh
Rượu bia không phải đồ uống bình thường mà là đồ uống đã và đang gây các tổn hại to lớn cho bản thân người sử dụng cũng như cho toàn xã hội.
Tại Việt Nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia tương đương với khoảng 3 tỷ USD được chi ra cho việc mua bia. Đó là chưa kể ra số lít rượu người dân dùng hàng năm ở các vùng nông thôn uống rượu tự nấu.
Chính vì thế, rượu bia được xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 bệnh và nguyên nhân cấu thành của 200 bệnh khác. Tử vong do loại đồ uống có cồn này còn nhiều hơn HIV/AIDS, nó đang tàn phá sinh mệnh con người âm thầm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rượu bia khi vào cơ thể chỉ 2-8% bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở còn lại hấp thu vào gan, thận, đặc biệt là gan.
Trong số các bệnh không lây nhiễm, rượu bia là tác nhân thứ hai chỉ sau thuốc lá. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học khuyến cáo giới hạn chất cồn là 1 – 2 đơn vị/ngày.
Với liều lượng này, uống mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Trái lại, người nghiện rượu, phụ thuộc vào rượu, uống qua giới hạn đó thì những tác hại bắt đầu xảy ra: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan là 3 căn bệnh do cồn gây ra, có thể xảy ra cùng một lúc, hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian.
Thạc sĩ Vũ Thị Minh Hạnh - Vụ Chiến lược và Chính sách Bộ Y tế cho biết với người uống, rượu bia gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe làm suy giảm vai trò của xã hội do khi bị nghiện, phụ thuộc hoặc bị say rượu bia họ bị mất một số năng lực hành vi, không đảm đương được vai trò của mình trong công việc, trong gia đình, trong các mối quan hệ với bạn bè và cộng đồng.
Rượu bia phá gan
PGS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Ngày xưa, các cụ nấu rượu theo kiểu truyền thống, chưng cất rất an toàn nhưng ngày nay, điều khiến các chuyên gia về thực phẩm và y tế đau đầu nhất đó là rượu làm từ cồn công nghiệp.
Rượu pha từ cồn và nước lã, người bán dùng dụng cụ thủ công để đo độ cồn. |
Chính điều này dễ gây hại cho cơ thể đặc biệt với người uống rượu chứa cồn công nghiệp Methanol. Methanol là chất độc có độc tính thấp nhưng đưa vào cơ thể người nó sẽ chuyển hóa thành Formaldehyde nhờ lên men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid cũng nhờ lên men.
Những chất này gây độc cho gan, thận gây bệnh suy thận cấp, xơ gan, viêm gan, nhiễm độc gan và gây toan hóa máu nặng nề. Không chỉ gây ngộ độc cấp tính, rượu còn gây ngộ độc trường diễn.
Lý giải con đường đi của rượu trong cơ thể, PGS Thịnh cho biết, thông thường khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột.
Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải đi qua gan trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Vì vậy, rượu thường gây ra các bệnh về gan.
Video: Say rượu, khỏa thân chặn xe ô tô trên phố
quocte/2015/02/13/Say-ru-kha-thn-trn-ph-1423821381.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Về vấn đề này, Thạc sĩ Vũ Thị Minh Hạnh - Vụ Chiến lược và Chính sách Bộ Y tế bày tỏ lo ngại cho sức khỏe của con người khi chúng ta sử dụng rượu quá nhiều từ 5 đơn vị rượu/ngày.
1 đơn vị rượu tương đương khoảng 2/3 chai bia 550ml hoặc một lon bia 330ml 5% hoặc một cốc bia hơi 330ml hoặc một ly nhỏ 100ml rượu vang 13,5% hay tương đương một chén rượu mạnh 40-43%).
Khi hấp thụ vào trong gan, các chất cồn sẽ bám vào tế bào gan. Theo cơ chế chuyển hóa các tế bào gan có hệ thống men đặc chủng hay còn gọi là enzyme có tác dụng chuyển hóa cồn.
Enzyme này biến đổi cồn qua một chuỗi phản ứng hóa học để cuối cùng cho ra CO2 và nước, thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi.
Song khả năng của gan chỉ có hạn, không phải lúc nào cũng sản sinh ra enzyme để có thể chuyển hóa cồn. Chính vì thế, men đặc chủng này chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ.
Rượu không chỉ gây hại cho gan mà còn ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe tâm thần.
Bác sỹ Hạnh cho rằng số bệnh nhân bị tâm thần do rượu ngày càng tăng cao. Nhiều người cho rằng rượu có hại thì uống bia nhưng bà Hạnh khẳng định quan điểm trên là sai lầm vì bia và rượu đều là đồ uống có cồn và có tác hại đến sức khỏe như nhau.
Rượu bia gây ra 30 bệnh
Rượu bia không phải đồ uống bình thường mà là đồ uống đã và đang gây các tổn hại to lớn cho bản thân người sử dụng cũng như cho toàn xã hội.
Tại Việt Nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia tương đương với khoảng 3 tỷ USD được chi ra cho việc mua bia. Đó là chưa kể ra số lít rượu người dân dùng hàng năm ở các vùng nông thôn uống rượu tự nấu.
Chính vì thế, rượu bia được xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 bệnh và nguyên nhân cấu thành của 200 bệnh khác. Tử vong do loại đồ uống có cồn này còn nhiều hơn HIV/AIDS, nó đang tàn phá sinh mệnh con người âm thầm.
Video: Bí kíp uống rượu không say, không hại
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rượu bia khi vào cơ thể chỉ 2-8% bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở còn lại hấp thu vào gan, thận, đặc biệt là gan.
Trong số các bệnh không lây nhiễm, rượu bia là tác nhân thứ hai chỉ sau thuốc lá. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học khuyến cáo giới hạn chất cồn là 1 – 2 đơn vị/ngày.
Với liều lượng này, uống mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Trái lại, người nghiện rượu, phụ thuộc vào rượu, uống qua giới hạn đó thì những tác hại bắt đầu xảy ra: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan là 3 căn bệnh do cồn gây ra, có thể xảy ra cùng một lúc, hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian.
Thạc sĩ Vũ Thị Minh Hạnh - Vụ Chiến lược và Chính sách Bộ Y tế cho biết với người uống, rượu bia gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe làm suy giảm vai trò của xã hội do khi bị nghiện, phụ thuộc hoặc bị say rượu bia họ bị mất một số năng lực hành vi, không đảm đương được vai trò của mình trong công việc, trong gia đình, trong các mối quan hệ với bạn bè và cộng đồng.
Video: Không nhịn nổi cười khi xem người đẹp say rượu đi chợ
Nhắc đến vấn đề này, thạc sĩ Hạnh cho rằng “chắc hẳn mọi người đều không quên câu chuyện của thanh tra Cục thuế ở Hải Dương đã đánh vợ khiến người vợ tử vong. Khi uống rượu anh ta đã không làm chủ được tinh thần gây ra cái chết cho vợ. Như thế, rượu không chỉ giết chết bạn mà còn giết chết cả người thân của bạn”.
Tuấn Phong
Bình luận