• Zalo

Rước họa với mốt dùng 'hàng xách tay'

Kinh tếThứ Bảy, 04/01/2014 05:11:00 +07:00Google News

Không ít trường hợp tiền mất tật mang, thậm chí phải nhập viện do sử dụng hàng xách tay.

Không ít trường hợp tiền mất tật mang, thậm chí phải nhập viện do sử dụng hàng xách tay.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi treo biển hiệu bán "hàng xách tay" từ quần áo, giày dép, đồ gia dụng đến cả thực phẩm và sữa. Các loại hàng hoá này không được kiểm nghiệm chất lượng, cũng như không có nguồn gốc xuất xứ, nhưng lại được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn, nhất là những người có thu nhập cao và sính ngoại.

Bát nháo từ chất lượng đến giá cả

Các loại hàng trên được mang về Việt Nam bằng nhiều con đường: Nhập lậu qua đường tiểu ngạch, đi công tác, tiếp viên hàng không, sinh viên du học, hay bưu phẩm của những người VN đang học tập và làm việc tại nước ngoài chuyển về...

xach tay
Một cửa hàng quảng cáo bán đồ xách tay từ Châu Âu trên phố Đường Thành (Hà Nội) 
Sau đó, chúng được gắn mác “hàng hiệu” phục vụ những người có tiền và sính hàng ngoại. Nhưng trên thực tế, thông tin chính thức của mặt hàng như hướng dẫn sử dụng, hạn bảo hành, ngày sản xuất, xuất xứ... đều rất mập mờ và chủ yến là "tin nhau" giữa người mua và người bán. Nhưng do sự hấp dẫn của mác ngoại và sự chênh lệch quá lớn về giá cả khiến “hàng xách tay” có sức tiêu thụ lớn.

Tại một cửa hàng bán hàng xách tay ở phố Hàng Khoai, một hộp kem dưỡng da trẻ em hiệu Penaten Baby của Đức được bán với giá 250.000đ, hay thuốc dưỡng tóc L’oréal Paris chỉ bán với giá 350.000đ/hộp.

Cầm hộp kem dưỡng da lên xem, chị Hoàng Anh (Việt kiều Đức) cho biết, những mặt hàng này tại Đức không có giá dưới 10 euro (1 euro bằng 28.000VND) và hương thơm dịu chứ không mạnh như vậy. Ngoài ra, tại Hà Nội còn nhiều cửa hàng ghi rõ là Shop Nhật, Shop Canada, cửa hàng bán đồ Thái Lan, Đức... với giá trên trời, nhưng chất lượng và nguồn gốc thì chỉ có... chủ hàng biết.

Theo Đôn Diễn - một tay chuyên đánh hàng quần áo “xách tay”: Hàng về VN có nhiều nguồn, nhưng chủ yếu vẫn là nguồn từ Quảng Đông và Hồng Kông (TQ) và do các tiếp viên hàng không mang về; còn nguồn đi công tác chủ yếu là mua về dùng, trong khi hàng nhập chính hãng cực ít. Hàng nhập từ TQ về phải là hàng tinh, được lựa chọn kỹ từ nhãn mác đến mẫu mã để không đụng hàng.

Hãy là người tiêu dùng thông minh

Tình trạng bán "hàng xách tay" không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hoá đơn chứng từ diễn tra khá công khai trên thị trường, từ các cửa hàng lớn trên những con phố kinh doanh sầm uất đến những trang mạng điện tử. Nhưng hầu như các cơ quan chức năng vẫn đứng ngoài cuộc.

Chỉ cần nhấp chuột vào các website tìm thông tin về hàng xách tay sẽ được cung cấp vô số hàng hoá với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau. 
Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP, từ 1/1/2014, các cá nhân, DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử dưới các hình thức lập website TMĐT bán hàng, website cung cấp dịch vụ TMĐT nhưng lợi dụng để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ  hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh khác sẽ bị phạt từ 10 - 100 triệu đồng.

Qua tìm hiểu trên thị trường hiện nay, bất cứ mặt hàng nào người tiêu dùng trong nước có nhu cầu cũng sẽ được đáp ứng, dù chưa biết chất lượng ra sao, nhưng giá cả đắt hơn hàng trong nước. Nhiều bà mẹ cho rằng, hàng có nhãn mác xuất xứ từ VN chất lượng không thể bằng "hàng xách tay", nên đã tìm mua bằng được.

Do sản phẩm không được nhập khẩu chính ngạch và được cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng, người tiêu dùng không thể biết được chất lượng của hàng hoá, thời hạn sử dụng và ai có thể sử dụng được sản phẩm đó... Không ít trường hợp tiền mất tật mang, thậm chí phải nhập viện do sử dụng hàng xách tay.

Theo Lao động

Bình luận
vtcnews.vn