• Zalo

Rùng rợn thí nghiệm nướng voi bằng điện của Thomas Edison

Tư liệuThứ Bảy, 02/01/2016 07:40:00 +07:00Google News

Thomas Edison, Muhammad Ali là những tên tuổi lừng danh nhưng không phải ai cũng biết tất cả những thăng trầm hay mảng tối đằng sau thành công của họ.

(VTC News) - Thomas Edison hay Muhammad Ali đều là những tên tuổi lừng danh nhưng không phải ai cũng biết tất cả về những thăng trầm hay mảng tối đằng sau thành công của họ.
Thomas Edison từng dùng động vật để “thử điện”
Thomas Edison đã làm thay đổi cả thế giới bởi những đóng góp mang tính cách mạng của ông cho lịch sử nhân loại, đặc biệt là phát minh ra bóng đèn điện.
Ông tổ bóng đèn Thomas Edison
"Ông tổ của bóng đèn" Thomas Edison 
Tuy nhiên không phải ai cũng biết những mảng tối lẩn khuất đằng sau những sáng kiến làm thay đổi cả thế giới đó.
Vào cuối thập niên 1880, đầu thập niên 1890, một cuộc chiến năng lượng nổ ra giữa công ty Edison Electric Light của Edison và công ty điện Westinghouse Electric. 
Edison Light lúc đó đang là doanh nghiệp tiên phong trong ứng dụng điện một chiều, thế nhưng khi Westinghouse Electric đem dòng điện hai chiều với khả năng truyền tải điện xa hơn tham gia vào cuộc chơi, công ty của Edison dần mất đi vị thế của mình.
Mặc dù những tiện ích của dòng điện xoay chiều là không thể chối cãi, nhưng Edison vẫn bảo thủ và cho rằng phát minh của mình là tốt nhất. Chính vì vậy, thay vì cải tiến hệ thống điện một chiều của mình, Edison lại tập trung công kích tính an toàn của dòng điện “đối thủ”. 
Và với “ông tổ của bóng đèn”, không có lựa chọn nào hợp lí hơn là thử nghiệm dòng điện này trên cơ thể của của động vật.
Trước tiên, Edison thử cho dòng điện hai chiều tác động lên chó và mèo để kiểm tra “mức độ sát thương”. Sau đó, vào năm 1903, ông quyết định thí nghiệm “nướng chín” một con voi 36 tuổi bằng dòng điện 6600 VAC.
Edison đã chuẩn bị rất kĩ cho thí nghiệm này. Ông thậm chí còn gửi đến một đội ngũ kĩ thuật và mời một đoàn làm phim đến để ghi lại khoảnh khắc này. 
Xem video: Thomas Edison thử nghiệm dòng điện 2 chiều trên một chú voi
Thí nghiệm của Edison đã “rất thành công” khi chú voi này chỉ trụ được vài giây sau khi dòng điện 2 chiều chạy qua.
Nhờ bước chạy đà hoàn hảo đó,  Edison tiếp tục gợi ý áp sử dụng dòng điện có tính sát thương cao này vào phương pháp tử hình bằng điện và đã được chính quyền thành phố New York thông qua vào năm 1980. 
Tuy vậy, dù cho những cố gắng mà nhiều người cho là vô nhân đạo đó, Edison cuối cùng vẫn phải ngậm ngùi nhận “trái đắng” trong cuộc chiến điện năng kéo dài cả thập kỉ này.
Cuốn tiểu thuyết dài 50.000 từ nhưng không có nổi một chữ cái “e”
Sẽ rất thiếu sót nếu bạn chưa một lần đọc qua tiểu thuyết “Gadsby” của nhà văn Ernest Vincent Wright. Cái hay không nằm ở nội dung hay hình thức mà lại ở chỗ dù có “căng mắt” ra để tìm kiếm, bạn cũng không tìm nổi một chữ cái “e” trong cả cuốn tiểu thuyết dài hơn 50.000 từ được xuất bản vào năm 1939 này. 
Cuốn tiểu thuyết hơn 50.000 không có nổi một chữ cái e
Cuốn tiểu thuyết hơn 50.000 không có nổi một chữ cái "e" 
Người ta tự hỏi bằng cách nào Wright có thể không một lần “đụng” đến một trong những chữ cái thông dụng nhất trong tiếng Anh. 
Rất đơn giản, ông đã tháo ký tự e ra khỏi máy chữ của mình và tập làm quen với việc loại bỏ chữ cái đó ra khỏi đầu.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đó là một công việc vô cùng khó khăn và “hại não” bởi hầu hết các động từ ở thì quá khứ trong tiếng Anh đều kết thúc bằng đuôi “ed”. 
Vincent Ernest Wright, tác giả của cuốn tiểu thuyết đặc biệt này
Vincent Ernest Wright, tác giả của cuốn tiểu thuyết đặc biệt này 
Thêm vào đó, Ernest Vincent Wright buộc phải tránh đề cập đến ngày, tháng trong năm bởi các ngày từ mùng 7 cho đến 30 ví dụ như mùng 8 (eight) hay mùng 10 (ten) đều chứa kí tự “e”. 
Wright cũng không thể sử dụng các đại từ nhân xưng như “she”, “he” hay “they” để đại diện một ai đó..., một điều gần như không tưởng ngay cả đối với truyện ngắn chứ chưa nói gì đến cuốn tiểu thuyết dài hơi.
Dù vậy, mặc cho những cố gắng phi thường đó sau khi ra mắt, cuốn tiểu thuyết vẫn vấp phải rất nhiều chỉ trích từ phía dư luận bởi nhiều người cho rằng đơn giản Ernest Vincent Wright chỉ muốn “chơi trội” để được nổi tiếng.
Tuy nhiên, Wright có vẻ không mấy để tâm đến những lời chỉ trích đó bởi nhà văn người Mỹ cho biết ông chỉ muốn chứng minh rằng không gì là không thể.

Tên trộm viết nên lịch sử của làng quyền anh thế giới 

Trước khi trở nên nổi tiếng và trở thành huyền thoại giới quyền anh như hiện nay, Muhammad Ali từng là một cậu nhóc mải chơi như bao cậu bé khác ở Louisville, Kentucky, Mỹ. 

Và cũng chính tại nơi đó, một sự việc tưởng như không mấy to tát lại làm thay đổi cuộc đời của tay đấm huyền thoại. 
Muhamad Ali quyết định học quyền anh vì bị mất xa đạp
Muhammad Ali quyết định học quyền anh vì bị mất xe đạp 
Trong một lần cùng bạn bè  ở Columbia Auditorium, Classius Clay (tên lúc nhỏ của Muhammad Ali) đã bị một tên trộm cuỗm mất chiếc xe đạp. 

Sau khi phát hiện ra chiếc xe mà mình vô cùng yêu quý bị "nẫng" mất, Classius rất thất vọng. Cậu quyết định báo cảnh sát về việc này và tuyên bố muốn cho tên trộm đó một bài học. Thật trùng hợp, viên cảnh sát đó lại là một huấn luận viên quyền anh. 

Ông nói với Classius: “Cháu nên học cách đánh đấm trước khi muốn thách thức một ai đó”. Đó cũng là lúc niềm đam mê quyền anh bắt đầu len lỏi trong Ali.

Ngay sau buổi gặp gỡ định mệnh đó, Ali quyết định tới phòng tập của Jack Martin để tầm sư học đạo và rồi từ đó gặt hái vô số những thành công trong sự nghiệp.

Ali cho biết đến thời điểm hiện tại ông chưa bao giờ cảm thấy hối hận về quyết định của mình và không quên gửi lời cảm ơn tới người đã trộm xe đạp của cậu nhóc Classius Clay ngày hôm đó bởi nếu không có vụ trộm đó đã không có Muhammad Ali ngày hôm nay. 


Song Hy (Theo Wonderslist)
Bình luận
vtcnews.vn