• Zalo

Rùng mình trước những tác hại ít biết từ rau răm

Sức khỏeThứ Hai, 27/06/2016 06:41:00 +07:00Google News

Là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều gia đình Việt, mang lại những lợi ích sức khoẻ đáng kể nhưng rau răm cũng gây ra một số tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.

Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống giúp ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.

Bên cạnh những công dụng mà tuyệt vời mang lại cho cơ thể con người, rau răm cũng gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Sau đây là một số tác hại ít ai ngờ tới khi sử dụng rau răm.

tac-hai-cua-rau-ram

 Nếu dùng rau răm thường xuyên, với lượng rau răm nhiều có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi

Ảnh hưởng tới chuyện chăn gối

Nếu dùng rau răm thường xuyên với lượng quá nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể bị giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt. 

rau-ram1

 Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh cũng không được dùng rau răm

Dễ gây sảy thai

Vì có vị cay, tính ấm, tính thơm, hành khí mạnh (khí hành dẫn đến huyết hành) kích thích tử cung có thể làm ra thai nên rau răm kỵ dùng với người có thai.

Bà bầu ăn ít (chỉ một vài ngọn) với các thức đi kèm như trứng vịt lộn… sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng nếu ăn nhiều, dùng rau răm giã uống hay sắc làm thuốc uống thì rất nguy hiểm.

Bởi vậy khi có thai không được ăn nhiều rau răm. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh cũng không được dùng rau răm. 

Video: Tác dụng thần kỳ từ rau ngót

 

Hà Phương (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn