• Zalo

Rùng mình loài cá sát thủ chuyên hút máu

Thế giớiThứ Hai, 03/06/2013 04:11:00 +07:00Google News

(VTC News) - Với giác bám lởm chởm, nó cắn chặt và hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể con mồi, đó là cách hoạt động của loài cá 'ma cà rồng' ở hồ Michigan, Mỹ.

(VTC News) - Với giác bám lởm chởm, nó cắn chặt và hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể con mồi, đó là cách hoạt động của loài cá 'ma cà rồng' ở hồ Michigan, Mỹ.

Các nhân viên bảo vệ động vật hoang dã ở hồ Michigan đã phải thả thuốc độc xuống những con suối trong khu vực để giết chết những con cá nguy hiểm này. 

Chúng đang sinh sôi nảy nở rất nhanh và tạo ra nguy cơ mất cân bằng sinh thái khi tiêu diệt rất nhiều loài cá khác.

Loài cá hút máu này khi trưởng thành có độ dài từ 60 - 90cm, chúng hoạt động tương tự như loại đỉa. Với cái miệng có nhiều giác bám và hàm răng sắc nhọn, chúng cắm chặt vào vật chủ và hút máu, chất dinh dưỡng đến khi con mồi chết hoặc kiệt sức.

cá hút máu
Một con cá hút máu trên tay nhà khoa học Mỹ 

Mặc dù có nguồn gốc từ Đại Tây Dương nhưng qua nhiều đường vận chuyển, chúng đã tới được vùng hồ Michigan của Mỹ. 
Những năm 1940 của thế kỷ trước, loài cá nguy hiểm này đã từng là nỗi ám ảnh cho các đàn cá hồi trong hồ và ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, thể thao trong vùng.

cá hút máu
Cận cảnh miệng hút máu của loài cá nguy hiểm này 

Kể từ đó đến nay, sau 50 năm, cuộc chiến của các cơ quan với loài cá hút máu này đã tiêu tốn khoảng 400 triệu USD. 
Đến nay, số lượng loài cá này đã giảm khoảng 90% so với thời điểm năm 1950, lúc các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu loại chất độc chỉ giết nó mà không ảnh hưởng đến loài khác.

Theo các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Cá và Động vật hoang dã Mỹ, bây giờ là thời điểm thích hợp để tiêu diệt loài vật nguy hiểm này. 
Thời điểm này trong năm, chúng mới sinh trưởng ở dạng ấu trùng, chưa trưởng thành, rất dễ chết khi bị đầu độc bằng thuốc độc.

cá hút máu
Cá hút máu bám trên thân thể vật chủ 

Các nhà khoa học cho biết, sẽ không tiêu diệt hoàn toàn được loài cá nguy hiểm này, thuốc độc chỉ loại bỏ khoảng 95 - 99% số lượng. 
Tuy nhiên, việc đầu độc loài cá này chỉ phải lặp lại sau 3 - 5 năm và chất độc được sử dụng cũng dễ phân hủy, không ảnh hưởng đến loài cá khác nên không gây mất cân bằng sinh thái.

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn