• Zalo

Rùng mình cảnh đò ngang ‘giỡn mặt’ tử thần trên sông Hồng

Thời sựThứ Ba, 04/03/2014 07:02:00 +07:00Google News

(VTC News) - Đ khng c o phao cứu hộ, thậm ch hết giấy php khai thc nhưng vẫn chở khch l cch m cc chủ đ đem tnh mạng của khch hng giỡn mặt với tử thần trn sng Hồng.

Trong khi tình trạng vi phạm của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, đường sắt ở Hà Nội vẫn còn diễn ra phổ biến, ý thức, văn hóa giao thông của người dân vẫn chưa cao thì trong lĩnh vực giao thông đường thủy, ý thức của người dân và các chủ phương tiện còn nhiều bất cập.

Để lập lại trật tự an toàn giao thông trong việc vận tải hành khách ngang sông, ngày 15/7/2012, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã ký ban hành Thông tư 15/2012/TT-BGTVT, quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phươngtiện vận tải hành khách ngang sông.

 Cảnh đùa giỡn với tử thần trên các chuyến đò không phao cứu sinh ở bến phá Vân Phúc.

Thông tư quy định mọi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.

Chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải có trách nhiệm trang bị áo phao, dụng cụ nổi cá nhân trên phương tiện phải bảo đảm đầy đủ về số lượng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật theo quy định; phát áo phao, dụng cụ nổ cho hành khách; từ chối chuyên chở đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn.

 Chi khi có cán bộ quản lý đến kiểm tra, chủ đò mới mang phao cứu sinh ra ngoài...

 ... và mắc lại phao cứu hộ đúng quy định.

Mặc dù đã có quy định rõ ràng và cụ thể nhưng thực tế tại các bến đò ngang dọc sông Hồng, việc chấp hành của các chủ phương tiện và hành khách vẫn chưa nghiêm túc. Vì vậy, bất chấp nguy hiểm, mặc kệ sự rình rập của tai nạn, các chuyến đò “tử thần” vẫn ngày ngày sang sông…
Ghi nhận của phóng viên tại bến đò Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội ngày 28/2 cho thấy hầu như trên các chuyến đò qua sông không có phao cứu sinh, hành khách không được mặc áo phao… nhưng không hề có sự nhắc nhở hay trang bị nào của chủ đò.
Đến gần trưa, bến đò xuất hiện hai cán bộ đi xe công vụ đến kiểm tra và nhắc nhở. Để đối phó, chủ đò mang phao cứu sinh ra mắc vào đò nhưng khi hai cán bộ này lên bờ, chủ đò nhanh chóng tháo giỡ và cất hết phao vào trong.

 Tuy nhiên khi đò xuất bến, người lái đò lại mang phao vào cất!

Bà Nguyễn Thị An (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) cho biết, bà thường xuyên đi đò Vân Phúc và biết quy định về mặc áo phao cứu sinh nhưng “không thấy phao, cũng không thấy chủ đò nhắc nhở gì nên không quan tâm”.

Chặng qua sông của bến đò Vân Phúc có chiều dài khoảng 300 mét, hành khách chủ yếu là người dân hai huyện Phúc Thọ (Hà Nội) và Yên Lạc (Vĩnh Phúc) qua lại với nhiều phương tiện vận tải. Mặc dù là đò vận tải hành khách, nhưng chủ đò vẫn thường xuyên chở xe tải qua sông, bất chấp nguy hiểm rình rập. Thậm chí, tấm biển báo cấm chở ô tô do cơ quan quản lý cắm tại bến đò còn bị quay ngược và bị “ai đó” dùng bạt che lại.

  Biển báo cấm ô tô xuống phà bị xoay ngược lại

Mức phí qua các chuyến đò này cũng được thu theo kiểu “tùy hứng” từ 5.000, 10.000… 400.000 đồng. Các phương tiện phải trả tùy theo quyết định của người thu.
Đặc biệt, việc thu phí đối với các phương tiện hoàn toàn không hề có vé hay bất cứ một giấy tờ gì của của cơ quan quản lý. Số tiền hàng tỷ đồng thu được từ việc thu phí này ai sẽ được hưởng lợi là điều chính quyền địa phương cần phải vào cuộc và làm rõ.

Được biết, bến đò này đã hết giấy phép khai thác từ hai năm trở lại đây, nhưng không hiểu vì sao vẫn ngang nhiên hoạt động, mang tính mạng của hàng ngàn con người đùa giỡn với tử thần ở vùng sông nước.

Thực tế cho thấy, nhiều vụ tai nạn thương tâm do đắm đò, va chạm trên sông dẫn đến thiệt hại về người và tài sản đã diễn ra và chỉ sau khi đó, người ta mới tính đến các biện pháp muộn màng để phòng tránh.
Với tình trạng mất an toàn tại bến đò Vân Phúc, cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý để phòng tránh những hiệu quả xấu đang rình rập hàng ngày.
Bình luận
vtcnews.vn