(VTC News) – Gần đầy một số cầu thủ bị tổn thương não do các chấn động lúc tập luyện và thi đấu khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng việc tham gia hoạt đông thể thao của trẻ.
Não bộ của trẻ em rất dễ bị tổn thương do các chấn động. Theo như Hội liên hiệp huấn luận viên thể thao quốc gia Mỹ, có tới hơn một nửa các ca cấp cứu của trẻ em thuộc độ tuổi từ 8 -13 tuổi có liên quan tới các chấn động do chơi thể thao. Các trẻ đã từng bi chấn động ít nhất 2 lần thì có nguy cơ bị thương lại gấp 3 lần.
Do đó, nhiều gia đình đang phân vân, liệu có sáng suốt khi để con chơi thể thao cũng như theo đuổi niềm đam mê với bộ môn này.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, có hơn 50 % vận động viên phổ thông và 70% vận động viên cao đẳng không báo cáo về tình trạng sức khỏe sau khi bị chấn động kéo dài. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp còn trở lại chơi thể thao khi vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Hầu hết, họ đều không chú ý hoặc xem nhẹ mức độ ảnh hưởng sau khi bị va đập.
Chấn động thể thao ở đầu có thể coi là chấn thương sọ não nhẹ |
Theo như thuật ngữ y học, các chấn động về đầu có thể được coi là “chấn thương sọ não nhẹ” – những cú đập trực tiếp hay gián tiếp vào đầu làm gián đoạn các chức năng thần kinh và rối loạn trao đổi chất.
Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất của khi không phát hiện ra chấn động kịp thời và có thời gian phục hồi hoàn toàn cho vận động viên trẻ là não sưng tấy nghiêm trọng. Từ đó, có thể dẫn tới hôn mê và thậm chí tử vong.
Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất của khi không phát hiện ra chấn động kịp thời và có thời gian phục hồi hoàn toàn cho vận động viên trẻ là não sưng tấy nghiêm trọng. Từ đó, có thể dẫn tới hôn mê và thậm chí tử vong.
Người chơi thể thao, gia đình và huấn luyện viên nên chú ý theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau khi bị thương vì chúng có thể biểu hiện sau vài giờ hoặc vài ngày, thậm chí vài tháng sau đó. Một số biểu hiện ví dụ như là:
■ Suy nghĩ mơ hồ, khó tập trung hoặc khó ghi nhớ thông tin mới.
■ Đau đầu, mờ mắt, buồn nôn, chóng mặt, mất thăng bằng, cảm nhận tiếng ồn, ánh sáng
■ Khó chịu, ủ rũ, buồn bã hay lo lắng.
■ Hay buồn ngủ hoặc khó ngủ.
Chơi và tập thể thao đúng cách, đúng phương pháp sẽ giúp nâng cao thể lực thể chất song cũng khó tránh khỏi những rủi ro chấn động. Do đó, nếu bị bất kỳ dấu hiệu như trên sau khi bị thương hay va đập, cần báo ngay lập tức cho huấn luyện viên, gia đình hoặc y tá của trường để có biện pháp điều trị kịp thời và thích hợp.
Khánh Ly (Theo NYTimes)
Bình luận