Trong những hoạt động thường ngày của hoàng đế, ngoài ăn uống, nghỉ ngơi, thay quần áo, tắm rửa thì “rửa lỗ rồng” là một việc không thể bỏ qua. Theo Sử ký ghi chép, đây là việc mà các hoàng đế cần phải làm đầu tiên sau khi thức dậy. Vậy “rửa lỗ rồng” là gì?
“Rửa lỗ rồng” là làm gì?
Người Trung Quốc thời phong kiến quan niệm rằng, hoàng đế là “thiên tử” tức là con của trời. Mọi thứ thuộc về hoàng đế đều vô cùng cao quý. Người xưa còn ví hoàng đế với loài rồng trong truyền thuyết. Từ đây, ta có thể hiểu rằng “lỗ rồng” ý chỉ miệng của hoàng đế. Còn “rửa lỗ rồng” chính là khi hoàng đế súc miệng sau khi thức giấc.
Quy trình “rửa lỗ rồng”
Thời xưa, kem đánh răng và bàn chải chưa ra đời. Vì thế, con người sẽ dùng nước để làm sạch sẽ khoang miệng của mình. Thông thường, mọi người sử dụng nước, nước muối để súc miệng. Các vị hoàng đế lại dùng các loại trà hảo hạng để thực hiện công việc này.
Mỗi buổi sáng, các thái giám hoặc cung nữ phải dậy sớm và đi lấy nước suối. Sau đó, họ đun sôi nước suối, rửa sạch các dụng cụ dùng để “rửa lỗ rồng” và bắt đầu pha trà.
Trà cần pha thành nhiều lần để đổ đầy bình và đem đến cung của hoàng đế. Khi hoàng đế thức giấc, các thái giám và cung nữ đảm nhận nhiệm vụ “rửa lỗ rồng” sẽ mang trà vào phòng. Họ cần phải dâng cốc đựng trà để hoàng đế nhấp từng ngụm và súc miệng. Ý nghĩa của những việc này là để đảm bảo tôn nghiêm cho hoàng đế, giúp họ có thể toàn tâm toàn ý tập trung nghĩ đến chuyện triều chính.
Tưởng chừng “rửa lỗ rồng” là việc hết sức đơn giản nhưng vì sao các cung nữ lại phải tranh giành nhau để làm việc này?
Tại sao cung nữ tranh nhau “rửa lỗ rồng”?
Có tới 2 nguyên nhân để lý giải việc cung nữ thường phải tranh giành, thậm chí hối lộ người quản lý chỉ để phục vụ hoàng đế công việc này.
Thứ nhất, các cung nữ muốn kiếm chút lợi lộc. Loại trà mà hoàng đế dùng để súc miệng đều là loại hảo hạng. Loại lá trà này cho dù đã ngâm qua 2 lần nước cũng không bị nhạt. Sau khi hoàng đế súc miệng xong, cung nữ sẽ đem lá trà đã ngâm mang đi phơi khô. Vì là loại trà xịn nên dù bị ngâm nước vẫn không giảm chất lượng lá trà. Họ đem bán vẫn có thể kiếm được 1 khoản tiền kha khá.
Thứ hai, cung nữ mong muốn được đổi đời. Các cung nữ tranh giành công việc “rửa lỗ rồng” cho hoàng đế còn vì muốn được vua "nhìn trúng". Đây là công việc cần phải tiếp xúc gần với hoàng đế. Nếu cung nữ có vẻ ngoài xinh đẹp nổi bật, khả năng được hoàng đế ân sủng rất lớn. Họ có thể tận dụng cơ hội này để “một bước lên tiên”.
Họ không chỉ có thể trở thành phi tần, có kẻ hầu người hạ mà người trong gia tộc họ cũng dễ dàng được hưởng vinh hoa phú quý. Tuy xác suất được hoàng đế sủng ái không cao nhưng nhiều cung nữ vẫn tìm đủ mọi cách để bản thân được vào “rửa lỗ rồng” cho ngài.
Bình luận