Kết quả kiểm định 20 mẫu rau muống được thực hiện cho thấy tất cả đều nhiễm kim loại nặng.
Trước thông tin tình trạng tưới rau muống bằng nhớt cặn và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở một số địa phương của TP.HCM, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tiến hành kiểm định một số mẫu rau ở Hóc Môn và Củ Chi.
20/20 mẫu rau muống nước được lấy mẫu từ Hóc Môn và Củ Chi, có chứa nồng độ kim loại nặng là asen (hay còn gọi là thạch tín), đồng và kẽm. Nồng độ Asen dao động từ 0,06 đến 0,13 mg/kg, đồng từ 0,41 – 1,43mg/kg, kẽm từ 1,72-5,25mg/kg.
Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng thì các chỉ số trên đều nằm trong ngưỡng cho phép và không vi phạm quy định về trồng trọt.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, lượng kim loại trên nhiễm từ nhớt thải để diệt rầy mà một số người nông dân đang sử dụng dù không vượt ngưỡng nhưng Sở sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra vào dịp cuối năm.
Mặc dù hiện nay, lượng asen tồn đọng trong rau quả khó xác định được nguồn ô nhiễm là từ đất trồng hay thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, không tránh khỏi hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng khi tích tụ lâu ngày thông qua ăn uống.
100% mẫu rau tại TP.HCM nhiễm độc asen, thì suốt thời gian qua, đã có bao nhiêu mẫu rau chứa kim loại nặng đi vào cơ thể những người sử dụng và có thể là yếu tố gây nên bệnh ung thư./
Nguồn: Vietnam+
Trước thông tin tình trạng tưới rau muống bằng nhớt cặn và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở một số địa phương của TP.HCM, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tiến hành kiểm định một số mẫu rau ở Hóc Môn và Củ Chi.
20/20 mẫu rau muống nước được lấy mẫu từ Hóc Môn và Củ Chi, có chứa nồng độ kim loại nặng là asen (hay còn gọi là thạch tín), đồng và kẽm. Nồng độ Asen dao động từ 0,06 đến 0,13 mg/kg, đồng từ 0,41 – 1,43mg/kg, kẽm từ 1,72-5,25mg/kg.
Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng thì các chỉ số trên đều nằm trong ngưỡng cho phép và không vi phạm quy định về trồng trọt.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, lượng kim loại trên nhiễm từ nhớt thải để diệt rầy mà một số người nông dân đang sử dụng dù không vượt ngưỡng nhưng Sở sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra vào dịp cuối năm.
Mặc dù hiện nay, lượng asen tồn đọng trong rau quả khó xác định được nguồn ô nhiễm là từ đất trồng hay thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, không tránh khỏi hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng khi tích tụ lâu ngày thông qua ăn uống.
Video: Phun dầu nhớt thải cho rau muống xanh ở Sài Gòn
100% mẫu rau tại TP.HCM nhiễm độc asen, thì suốt thời gian qua, đã có bao nhiêu mẫu rau chứa kim loại nặng đi vào cơ thể những người sử dụng và có thể là yếu tố gây nên bệnh ung thư./
Nguồn: Vietnam+
Bình luận