(VTC News) - Luật nghĩa vụ quân sự mới được thông qua quy định kéo dài độ tuổi nhập ngũ hết 27 tuổi.
Chiều 19/6, 100% đại biểu Quốc hội có mặt đã biểu quyết đồng ý thông qua Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi.
Báo cáo tiếp thu giải trình trước Quốc hội, ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội cho rằng việc quy định độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân phải bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Hiến pháp, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập theo quy định hiện hành.
“Theo đó chỉ quy định kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi đối với công dân đào tạo trình độ cao đẳng và đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là giải pháp tạo điều kiện cho sinh viên vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập, vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc nhằm nâng cao chất lượng thanh niên gọi nhập ngũ và tham gia các nghĩa vụ khác trong xây dựng tiềm lực quốc phòng và xây dựng lực lượng vũ trang, góp phần bảo đảm công bằng xã hội”, ông Nguyễn Kim Khoa nói.
Bên cạnh đó, việc gọi công dân nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp.
Về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ, đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết dự thảo Luật Chính phủ trình quy định một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
Ông Khoa nói: “Vì vậy, một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% được tạm hoãn gọi nhập ngũ là bảo đảm phù hợp với thực tiễn và thống nhất với Pháp lênh ưu đãi người có công.”
Một số ý kiến đề nghị tại điểm g khoản 1 bổ sung đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh đang học trình độ “cao đẳng”; có ý kiến đề nghị bổ sung công dân đang học chính quy tại các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự để phù hợp với yêu cầu đổi mới về giáo dục, đảm bảo bình đẳng về quyền có cơ hội học tập của công dân theo quy định của Hiến pháp và đề nghị gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung này.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội và qua thực tế tuyển chọn công dân nhập ngũ trong những năm gần đây, để khắc phục tình trạng trốn tránh nghĩa vụ quân sự thông qua việc tạm hoãn của đối tượng này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ bổ sung đối tượng tạm hoãn là sinh viên đang học trình độ cao đẳng thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì đây là nguồn nhân lực có chất lượng cao, bảo đảm cho sinh viên vừa có cơ hội thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập cũng như bảo vệ Tổ quốc, phù hợp tình hình mới.
Đối với học sinh theo học trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do thời gian đào tạo ngắn từ 03 tháng đến 02 năm, với số lượng nhiều, công tác tuyển sinh yêu cầu không cao, hơn nữa, ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng chế độ học nghề, tạo việc làm ở các cơ sở giáo dục trong và ngoài quân đội.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định thanh niên là ngư dân trên tàu, thuyền đánh bắt xa bờ, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo được miễn gọi nhập ngũ.
Tuy nhiên, đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: “Thanh niên trên các tàu thuyền đánh bắt xa bờ hiện nay gồm nhiều địa phương khác nhau và luôn biến động theo chủ phương tiện. Hơn nữa, ngư trường đánh bắt cá là do chủ phương tiện quyết định và luôn thay đổi. Vì vậy, việc quản lý để thực hiện quy định miễn cho đối tượng này là khó khả thi. Do đó, đề nghị Quốc hội không bổ sung nội dung này trong Luật”.
Phạm Thịnh
Chiều 19/6, 100% đại biểu Quốc hội có mặt đã biểu quyết đồng ý thông qua Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi.
Báo cáo tiếp thu giải trình trước Quốc hội, ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội cho rằng việc quy định độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân phải bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Hiến pháp, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập theo quy định hiện hành.
Chính thức kéo dài tuổi nhập ngũ lên 27 tuổi đối thanh niên |
Bên cạnh đó, việc gọi công dân nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp.
Về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ, đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết dự thảo Luật Chính phủ trình quy định một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
Ông Khoa nói: “Vì vậy, một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% được tạm hoãn gọi nhập ngũ là bảo đảm phù hợp với thực tiễn và thống nhất với Pháp lênh ưu đãi người có công.”
Một số ý kiến đề nghị tại điểm g khoản 1 bổ sung đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh đang học trình độ “cao đẳng”; có ý kiến đề nghị bổ sung công dân đang học chính quy tại các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự để phù hợp với yêu cầu đổi mới về giáo dục, đảm bảo bình đẳng về quyền có cơ hội học tập của công dân theo quy định của Hiến pháp và đề nghị gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung này.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội và qua thực tế tuyển chọn công dân nhập ngũ trong những năm gần đây, để khắc phục tình trạng trốn tránh nghĩa vụ quân sự thông qua việc tạm hoãn của đối tượng này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ bổ sung đối tượng tạm hoãn là sinh viên đang học trình độ cao đẳng thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì đây là nguồn nhân lực có chất lượng cao, bảo đảm cho sinh viên vừa có cơ hội thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập cũng như bảo vệ Tổ quốc, phù hợp tình hình mới.
Đối với học sinh theo học trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do thời gian đào tạo ngắn từ 03 tháng đến 02 năm, với số lượng nhiều, công tác tuyển sinh yêu cầu không cao, hơn nữa, ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng chế độ học nghề, tạo việc làm ở các cơ sở giáo dục trong và ngoài quân đội.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định thanh niên là ngư dân trên tàu, thuyền đánh bắt xa bờ, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo được miễn gọi nhập ngũ.
Tuy nhiên, đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: “Thanh niên trên các tàu thuyền đánh bắt xa bờ hiện nay gồm nhiều địa phương khác nhau và luôn biến động theo chủ phương tiện. Hơn nữa, ngư trường đánh bắt cá là do chủ phương tiện quyết định và luôn thay đổi. Vì vậy, việc quản lý để thực hiện quy định miễn cho đối tượng này là khó khả thi. Do đó, đề nghị Quốc hội không bổ sung nội dung này trong Luật”.
Phạm Thịnh
Bình luận