'Với những người sống thực vật, ung thư giai đoạn cuối, chịu đau đớn tột cùng về thể xác và muốn ra đi nhẹ nhàng thì nên cho họ quyền được chết".
Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) đã đề xuất điều này khi góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang được trình lãnh đạo Bộ Y tế cho ý kiến.
Như vậy đây là lần thứ 2 ông Quang nhắc lại quan điểm này đối với những trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn sống thực vật, ung thư giai đoạn cuối.
Theo ông Quang, trong công việc hàng ngày các bác sĩ chứng kiến nhiều người bệnh không thể cứu được, phải sống thực vật, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đau đớn tột cùng về thể xác, sang chấn đến tận cùng về tinh thần. Họ mong muốn được chết, muốn nhờ bác sĩ giúp ra đi một cách êm ái, thanh thản.
"Về mặt luật pháp, chúng ta có quyền được khai sinh, khai tử, nhưng trên hết là quyền được sống. Sao chúng ta lại không đặt vấn đề về quyền được chết? Như vậy có phải là hành vi giết người? Bác sĩ cho người ta chết về bản chất là giết người, theo pháp luật sẽ bị xử lý hình sự, nhưng nếu pháp luật cho phép có chủ đích thì vẫn có thể được", tiến sĩ Quang nói.
Tuy nhiên trên thực tế dư luận e ngại nếu điều này được pháp luật cho phép, liệu tình trạng lạm dụng có thể xảy ra?
Ở đây vấn đề đặt ra là ai sẽ là người đưa ra quyết định đó. Sẽ là người bệnh phải đồng ý thì mới được cho chết hay con cái, vợ chồng người bệnh đồng ý cũng được?.
Như vậy nếu với trường hợp bệnh nhân bị bệnh nan y đến mức vô phương cứu chữa nhưng lại mất tri giác thì liệu có thể tự mình nói hoặc viết, hoặc gật đầu...đồng ý chết được?
Trong trường hợp ngược lại, nếu chỉ cần người thân chấp thuận cho bệnh nhân chết nhưng người bệnh chưa thực sự muốn chết thì nên xử lý ra sao?.
Vụ trưởng Pháp chế cũng thừa nhận hiện vấp phải rào cản về mặt tâm lý, đạo đức. Trong quan niệm của nhiều người Việt dù bố mẹ có nằm sống thực vật vài năm trời người ta vẫn còn hy vọng, còn nước còn tát, không nỡ rút máy thở ra dù biết sự giải thoát cho người ấy cũng chính là giải thoát cho người thân trong gia đình. Đạo đức xã hội không bao giờ cho phép.
"Nếu pháp luật cho phép, bác sĩ có thể giúp người bệnh ra đi một cách thanh thản bằng cách kết hợp nhiều biện pháp như: cho thuốc mê, nghe một bản nhạc, xem một bộ phim... Đấy cũng được coi là nhân đạo, còn hơn để người bệnh sống thế kia", tiến sĩ Quang nói.
Nguồn: Phương Nguyên(Đất Việt)
Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) đã đề xuất điều này khi góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang được trình lãnh đạo Bộ Y tế cho ý kiến.
Như vậy đây là lần thứ 2 ông Quang nhắc lại quan điểm này đối với những trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn sống thực vật, ung thư giai đoạn cuối.
Theo ông Quang, trong công việc hàng ngày các bác sĩ chứng kiến nhiều người bệnh không thể cứu được, phải sống thực vật, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đau đớn tột cùng về thể xác, sang chấn đến tận cùng về tinh thần. Họ mong muốn được chết, muốn nhờ bác sĩ giúp ra đi một cách êm ái, thanh thản.
"Về mặt luật pháp, chúng ta có quyền được khai sinh, khai tử, nhưng trên hết là quyền được sống. Sao chúng ta lại không đặt vấn đề về quyền được chết? Như vậy có phải là hành vi giết người? Bác sĩ cho người ta chết về bản chất là giết người, theo pháp luật sẽ bị xử lý hình sự, nhưng nếu pháp luật cho phép có chủ đích thì vẫn có thể được", tiến sĩ Quang nói.
Tuy nhiên trên thực tế dư luận e ngại nếu điều này được pháp luật cho phép, liệu tình trạng lạm dụng có thể xảy ra?
Ở đây vấn đề đặt ra là ai sẽ là người đưa ra quyết định đó. Sẽ là người bệnh phải đồng ý thì mới được cho chết hay con cái, vợ chồng người bệnh đồng ý cũng được?.
Như vậy nếu với trường hợp bệnh nhân bị bệnh nan y đến mức vô phương cứu chữa nhưng lại mất tri giác thì liệu có thể tự mình nói hoặc viết, hoặc gật đầu...đồng ý chết được?
Trong trường hợp ngược lại, nếu chỉ cần người thân chấp thuận cho bệnh nhân chết nhưng người bệnh chưa thực sự muốn chết thì nên xử lý ra sao?.
Vụ trưởng Pháp chế cũng thừa nhận hiện vấp phải rào cản về mặt tâm lý, đạo đức. Trong quan niệm của nhiều người Việt dù bố mẹ có nằm sống thực vật vài năm trời người ta vẫn còn hy vọng, còn nước còn tát, không nỡ rút máy thở ra dù biết sự giải thoát cho người ấy cũng chính là giải thoát cho người thân trong gia đình. Đạo đức xã hội không bao giờ cho phép.
"Nếu pháp luật cho phép, bác sĩ có thể giúp người bệnh ra đi một cách thanh thản bằng cách kết hợp nhiều biện pháp như: cho thuốc mê, nghe một bản nhạc, xem một bộ phim... Đấy cũng được coi là nhân đạo, còn hơn để người bệnh sống thế kia", tiến sĩ Quang nói.
Nguồn: Phương Nguyên(Đất Việt)
Bình luận