Đảo Maria rộng 116 km2 ở phía đông bang Tasmania là nơi sinh sản của hơn 3.000 con chim cánh cụt cách đây 1 thập kỷ.
Tuy nhiên, quần thể của chúng giảm dần khi 28 con quỷ Tasmania được đưa tới đây từ năm 2012. Tới năm 2016, dân số của chúng tăng lên 100 con.
Cuộc khảo sát gần đây cho thấy chim cánh cụt đã biến mất hoàn toàn khỏi hòn đảo này.
Nhà khoa học Eric Woehler cho biết, sự biến mất của các loài chim là kết quả đáng buồn nhưng không gây ngạc nhiên.
"Mỗi khi con người đưa động vật có vú tới các hòn đảo thì đều kết cục giống nhau - tác động thảm khốc đối với một hoặc nhiều loài chim", ông này cho hay và nói thêm việc mất đi 3.000 cặp chim cánh cụt là một đòn giáng lớn đối với hòn đảo vốn là công viên quốc gia.
Một báo cáo năm 2011 do giới chức Tasmania thực hiện đã dự đoán trước được rằng sự ra đời của các loài thú có túi ăn thịt sẽ có “tác động tiêu cực đến các đàn chim cánh cụt nhỏ" .
Nghiên cứu năm 2020 cho thấy quỷ Tasmania cũng tàn sát các đàn cá đuôi ngắn trên đảo Maria. Có bằng chứng ghi nhận về sự thay đổi hành vi của loài ngỗng Cape Barren. Chúng thường làm tổ trên mặt đất nhưng đã phải chuyển địa điểm lên cây để tránh bị quỷ Tasmania ăn thịt.
“Rõ ràng là những con quỷ tác động sinh thái thảm khốc đối với quần thể các loài chim trên đảo Maria", ông Woehler cho hay.
Đại diện của bang Tasmania cho biết chương trình "Cứu sống Quỷ Tasmania" sẽ liên tục được theo dõi và đánh giá. “Điều này cũng áp dụng cho Đảo Maria. Đảo Maria vẫn là một phần quan trọng của chương trình giúp khôi phục và duy trì quần thể quỷ ở Tasmania", ông này cho hay.
Bình luận