Do nguồn tài nguyên tần số ngày càng hạn hẹp, Việt Nam cần có chiến lược phát triển hạ tầng phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.
Hiện nay nguồn tài nguyên tần số ngày càng hạn hẹp, Việt Nam cần xây dựng các quy hoạch và chiến lược phát triển hạ tầng thông tin dựa trên nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng tần số thực tế, theo hướng hài hòa, phù hợp với xu hướng thế giới.
Đây là quan điểm được Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Nam Thắng chia sẻ tại Hội thảo quốc tế về "Quản lý tần số cho sự phát triển của hạ tầng thông tin hiện đại", diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Nam Thắng chia sẻ tại Hội thảo |
Do đó, điều cần thiết đặt ra đối với Việt Nam là việc phát triển các hệ thống thông tin vô tuyến phải luôn gắn liền với công tác hoạch định chiến lược về tần số, nghiên cứu công nghệ, định hướng cho doanh nghiệp. Thông qua Hội thảo, các cơ quan quản lý tần số, viễn thông VN sẽ có được "cái nhìn rõ hơn về xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới và trong khu vực, tiềm năng và định hướng phát triển những năm tới", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đại diện Cục Tần số, đơn vị tổ chức Hội thảo cho biết, nội dung sự kiện năm nay nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường thông tin di động và vô tuyến băng rộng toàn cầu. Các diễn giả đã tập trung đề cập, thảo luận về quy hoạch băng tần, giải pháp công nghệ mà VN có thể ứng dụng để tạo điều kiện cho sự phát triển các hệ thống thông tin tiên tiến trong tương lai. "Đây là vấn đề VN đặc biệt quan tâm hiện nay", Cục cho biết.
Tham gia Hội thảo ngoài các nhà quản lý đến từ Bộ TT&TT, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an còn có các doanh nghiệp lớn về tần số, viễn thông của VN như VNPT, Viettel, VTC, FPT, CMC, Đông Dương, NTT DoCoMo, HUawei, Ericsson, Qualcomm và Samsung.
Theo VNN
Bình luận