(VTC News) – Quý bà xinh đẹp ung thư máu khẳng định chị đã âm tính với bệnh bạch cầu cấp sau khi dùng thuốc. Vậy loại thuốc đó là gì?
Độc giả Đặng Viết Cương, một bệnh nhân ung thư máu đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM chia sẻ: “Đọc bài viết về chị Hương tôi rất đồng cảm và cảm phục chị. Ảnh minh họa: Chị Hương được nhiều độc giả đồng cảm và khâm phục.
Chị không những là người phụ nữ đầy nghị lực mà còn là người có tấm lòng bao dung, độ lượng và nhân hậu. Biết chị hiện nay có cuộc sống tốt đẹp tôi mừng cho chị và cầu mong cho chị luôn vui, khỏe, trẻ đẹp và bệnh tình luôn tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp”.
Độc giả Đinh Huy Hoàng viết: “Đúng là cuộc đời, qua bài viết về chị Hương, tôi thấy đời không phũ phàng với người tốt. Cảm phục chị Hương.
Tôi có người bạn thời sinh viên cũng không may mắc phải căn bện đó. Nếu bạn ấy được gặp chị Hương và được đọc bài viết này sẽ là niềm hi vọng lớn”.
Từ mong muốn này, chúng tôi đã tìm hiểu về loại thuốc mà chị Hương sử dụng.
Theo chị Hương, năm 2005, một lần đến khám tại bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM, chị gặp một bác sĩ, vị bác sĩ này cho biết hiện đang thử nghiệm một loại thuốc dành cho bệnh nhân ung thư, thuốc Glivec. Nếu chị đồng ý tham gia thử nghiệm, vị bác sĩ này sẽ xin cho chị dùng.
Từ đó, trong năm 2006, cứ 2 tuần chị lại bay vào TP.HCM một lần để khám và dùng thuốc. Năm 2007, 4 tuần vào 1 lần, dần dần 8 tuần một lần trong năm sau và 12 tuần một lần năm tiếp theo.
Giờ, chị vẫn dùng loại thuốc đó ngày 4 viên. Nhưng nhờ có thuốc này, dường như máu chị đã được thanh lọc. Chị ngày càng xinh ra. Chị Hương khẳng định mọi xét nghiệm của chị đã âm tính với bệnh bạch cầu cấp.
Bác sĩ nói gì về thuốc chữa ung thư này?
Theo bác sĩ Vũ Thị Hồng Phúc, viện Huyết học và truyền máu Trung ương: Đây là thuốc điều trị trúng đích dùng cho những bệnh nhân bị ung thư máu Lơxêmi kinh dòng hạt, một dạng ung thư máu mãn tính.
Thuốc có thể làm cho bệnh nhân khỏi về mặt di truyền nhưng không phải là khỏi hẳn bệnh. Dùng thuốc này một thời gian, những xét nghiệm nhiễm sắc thể và gen của bệnh nhân trở về âm tính. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể tái phát bất cứ lúc nào và trở về cấp tính.
“Thuốc đó rất tốt nhưng lại rất đắt. Đối với những bệnh nhân phải có bảo hiểm từ 3 năm trở lên mới được bảo hiểm chi trả và hãng sản xuất hỗ trợ. Dùng thuốc này bệnh nhân mà đáp ứng được thuốc thì tốt. Khi đó, bệnh nhân phải xét nghiệm chọc tủy 3 tháng một lần, 6 tháng xét nghiệm gen, nhiễm sắc thể một lần để xem có đáp ứng với thuốc hay không”, bác sĩ Phúc nói.
Với những bệnh nhân bị ung thư trên 5 năm mà xét nghiệm âm tính với bệnh thì vẫn phải dùng thuốc cả đời, vì như đã nói, bệnh không khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân muốn dùng thuốc Glivec phải được chỉ định, quản lý và theo dõi từ những chuyên gia về huyết học. Vì đây là thuốc rất đặc biệt. Bệnh nhân không được tự ý đi mua và dùng. Thạc sĩ, BS Bạch Quốc Khánh
Nếu người bệnh bị tái phát thì căn bệnh này diễn tiến rất nhanh. Một số bệnh nhân dùng thuốc lâu nhưng khi xét nghiệm lại dương tính với bệnh.
Nếu chuyển cấp tính phải chuyển sang điều trị như với các bệnh nhân ung thư máu cấp tính khác.
Khi được hỏi, trường hợp chị Hương sau khi dùng thuốc, da dẻ trắng trẻo hơn, xinh hơn, liệu có phải do thuốc? Bác sĩ Phúc cho biết: "Thực ra thì nhiều bệnh nhân sau khi dùng thuốc, cơ thể họ vẫn vậy, thậm chí da còn bị sạm. Thuốc này không làm thay đổi dáng vóc, màu da…
Tôi từng biết một bệnh nhân tên Phong người đầu tiên dùng Glivec đến nay đã hơn 10 năm. Lúc đó, Việt Nam chưa có thuốc nên ông này phải mua thuốc từ Singapore.
Sau khi dùng Glivec, bệnh nhân này xét nghiệm tủy, máu, nhiễm sắc thể âm tính với bệnh và sức khỏe bình thường, vẫn đi làm".
Trao đổi với phóng viên VTC News, Thạc sĩ, bác sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó viện trưởng viện Huyết học và truyền máu Trung ương nói: Ung thư máu có duy nhất Lơxêmi kinh dòng hạt, giai đoạn mãn mới dùng được thuốc này. Và khoảng 70 – 80% bệnh nhân có đáp ứng được thuốc này, còn lại không có tác dụng.
Bệnh này xuất hiện do đột biến gen trong quá trình sinh sống. Biểu hiện của dòng bệnh này là mệt mỏi, lách to. Ít khả năng sút cân vì ăn uống bình thường. Khi làm xét nghiệm máu có thể định hướng được, còn chọc tủy xác định được bệnh.
Về hướng điều trị bệnh này, theo bác sĩ Khánh thì nếu gen dương tính sẽ điều trị bằng Glivec, nếu không phải dùng phương pháp điều trị thông thường hoặc ghép tủy.
Bác sĩ Khánh khẳng định: Nói thuốc này hơn ghép tủy quả là không quá vì trước đây với bệnh đó về mặt nguyên tắc là ghép tủy. Khi có thuốc Glivec, người ta ưu tiên dùng thuốc đó vì hiệu quả của nó như ghép tủy. Và so với ghép tủy thì nó ít biến chứng hơn nhiều.
“Tuy nhiên, thuốc này phải được chỉ định từ bác sĩ và quản lý rất nghiêm ngặt. Bệnh nhân dùng lâu nhất mà tôi biết dùng thuốc này từ năm 2006, kết quả xét nghiệm âm tính. Còn một số người khác thì dương tính sau khi dùng thuốc.
Không thể nói trước được những bệnh nhân có xét nghiệm âm tính liệu phát bệnh hay không. Đến nay, chưa ai quyết định dừng thuốc. Họ vẫn phải liên tục uống.
Nhưng dùng thuốc này, cũng có biến chứng như đau xương, giảm các tế bào máu… Bệnh nhân muốn dùng thuốc Glivec phải được chỉ định, quản lý và theo dõi từ những chuyên gia về huyết học. Vì đây là thuốc rất đặc biệt. Bệnh nhân không được tự ý đi mua và dùng” - Bác sĩ Khánh nói.
Thuốc Glivec được công bố từ năm 2000 và vào Việt Nam từ năm 2006 – 2007. Thuốc này rất đắt, với bệnh nhân bảo hiểm chi trả 40% hãng chi trả 60%. Nếu không có bảo hiểm, chi phí mỗi bệnh nhân dùng thuốc mất khoảng hơn 60 triệu đồng/tháng.
Vì vậy, bác sĩ Khánh khuyến cáo: “Với người bình thường nên mua bảo hiểm để phòng khi mắc bệnh nan y còn có bảo hiểm hỗ trợ. Và được hưởng thuốc này cần phải mua bảo hiểm 36 tháng liên tục.
Nguyễn Tâm
Bình luận