(VTC News) - Quốc Trung bảo, chuyện ném đá hay tung hô là chuyện bình thường với anh, điều đó không đáng lo ngại, bởi anh có lý lẽ của riêng mình.
Tôi hứng thú với việc hướng dẫn các thí sinh
- Anh dạo này dường như đắt show làm giám khảo, trước là Vietnam Idol, bây giờ là The Voice. Việc làm giám khảo thú vị hơn làm nghề thì phải?
Cho đến nay tôi mới làm giám khảo của hai chương trình là Vietnam Idol và The Voice. Thế không thể coi là đắt show được. Làm giám khảo cũng có thú vị những không thể so sánh với làm nghề được. Đây hoàn toàn là hai công việc khác nhau.
- Nhận lời tham gia The Voice, anh sẽ mất một khoảng thời gian khá dài, và cũng tốn không ít công sức để huấn luyện các thí sinh, anh có cân nhắc giữa cái được và mất trong vai trò mới này?
Thời gian phát sóng của The Voice khá dài, từ tháng 5 đến hết tháng 12. Nhưng chương trình ghi hình tập trung. Mỗi đợt ghi hình chỉ trong một đến hai tuần cả thời gian luyện tập, ghép với ban nhạc và diễn ra đêm thi.
Sau đó đến vòng liveshow thì chỉ có một đêm diễn trong một tuần. Tôi không nghĩ đó là thử thách quá lớn. Tôi nhận lời tham gia chương trình bởi tôi có thể thu xếp được. Điều đó hoàn toàn nằm trong khả năng của tôi.
- Nếu ở Vietnam Idol, giám khảo là người cần chuyên môn, để đưa ra nhận xét định hướng cho khán giả, thì ở The Voice, anh còn phải huấn luyện các thí sinh để đánh bại các đội khác. Anh có thấy quá lạ lẫm trong vai trò mới của mình?
Sau đó đến vòng liveshow thì chỉ có một đêm diễn trong một tuần. Tôi không nghĩ đó là thử thách quá lớn. Tôi nhận lời tham gia chương trình bởi tôi có thể thu xếp được. Điều đó hoàn toàn nằm trong khả năng của tôi.
- Nếu ở Vietnam Idol, giám khảo là người cần chuyên môn, để đưa ra nhận xét định hướng cho khán giả, thì ở The Voice, anh còn phải huấn luyện các thí sinh để đánh bại các đội khác. Anh có thấy quá lạ lẫm trong vai trò mới của mình?
Tôi thích làm việc với những người trẻ. Họ có đam mê, khả năng, hoài bão nhưng đôi khi lại thiếu định hướng trên con đường hoạt động nghệ thuật. Tôi nhận lời làm huấn luyện viên của The Voice cũng vì điều này. Được hướng dẫn, định hướng lại về âm nhạc một cách nghiêm túc.
Giúp họ đỡ chập choạng trên những bước đầu tiên, giảm bớt khó khăn khi mới bước vào nghề. Điều này làm tôi thấy hứng thú và hoàn toàn không có gì quá lạ lẫm cả.
Giúp họ đỡ chập choạng trên những bước đầu tiên, giảm bớt khó khăn khi mới bước vào nghề. Điều này làm tôi thấy hứng thú và hoàn toàn không có gì quá lạ lẫm cả.
- Trong format The Voice trên các nước, huấn luyện viên thường là ca sĩ có tên tuổi, để có thể trợ giúp cho các thí sinh trong và sau cuộc thi, liệu là một nhạc sĩ, vai trò của anh có yếu thế hơn so với 3 vị huấn luyện viên còn lại?
Một ca sĩ nổi tiếng bao giờ cũng phải đi kèm một ê kíp đằng sau. Đó là tác giả ca khúc, người hoà âm, phối khí… và rất nhiều người khác nữa. Các ca sĩ có lợi thế là đã từng biểu diễn, nắm bắt được thị hiếu khán giả thì người sản xuất âm nhạc cũng biết được điều đó.
Ngoài ra tôi biết cách làm thế nào để bài hát có những hiệu ứng độc đáo, thu hút được người nghe. Và quan trọng là nếu tôi yếu thế hơn ba vị huấn luyện viên còn lại, nhà sản xuất đã không lựa chọn tôi cho vai trò này.
Không nói không phải là không làm được.
- Anh sẽ làm gì để trợ giúp thí sinh của mình sau cuộc thi, hay đơn giản chỉ làm tốt trong quá trình cuộc thi diễn ra là hết trách nhiệm của anh?
Việc trợ giúp thí sinh sau cuộc thi không được trình bày rõ ràng trên văn bản, đơn giản chỉ là lời hứa. Có người bảo tôi hiền, không đem những lời hứa ngon ngọt ra để lôi kéo thí sinh về phía mình. Nhưng tôi là như thế, có làm được tôi mới nói. Còn không nói chưa chắc đã không làm được.
Tôi không công khai trên truyền thông, nhưng có tặng cho một vài thí sinh sau Đối Đầu học bổng ở các trường nhạc. Vì tôi nhận ra các em cần có những kiến thức nhất định để có thể phát triển và đi xa. Tôi muốn giúp các em một cách thiết thực hơn là chỉ chiêu dụ bằng lời nói của mình.
Tôi không công khai trên truyền thông, nhưng có tặng cho một vài thí sinh sau Đối Đầu học bổng ở các trường nhạc. Vì tôi nhận ra các em cần có những kiến thức nhất định để có thể phát triển và đi xa. Tôi muốn giúp các em một cách thiết thực hơn là chỉ chiêu dụ bằng lời nói của mình.
- Chiến thuật của anh để đưa thí sinh đội mình lên vị trí cao nhất là gì?
Tôi đã có một đội với các thí sinh đa dạng về phong cách và cá tính. Tuy nhiên việc đạt giải cao nhất thì còn tuỳ thuộc vào sự phát triển và chịu đựng sức ép của các bạn đó.. Các bạn cần coi đây là một cuộc chơi, The Voice là cơ hội để được cọ sát, giới thiệu bản thân chứ không phải là tất cả.
Có rất nhiều cơ hội cho tất cả mọi người đang ở ngoài kia. Cái quan trọng là sau cuộc thi này, bạn có được gì và bạn có thể đi bao xa đến đâu. Đừng quá để tâm đến mục tiêu trước mắt mà quên đi mục tiêu lâu dài của mình. Điều quan trọng nhất là phải đánh giá được năng lực của bản thân để có hướng đi thích hợp, điều này là không dễ đối với các bạn trẻ. Cần phải có sự tự tin đúng mức những cũng đừng hoang tưởng và cẩu thả.
Có rất nhiều cơ hội cho tất cả mọi người đang ở ngoài kia. Cái quan trọng là sau cuộc thi này, bạn có được gì và bạn có thể đi bao xa đến đâu. Đừng quá để tâm đến mục tiêu trước mắt mà quên đi mục tiêu lâu dài của mình. Điều quan trọng nhất là phải đánh giá được năng lực của bản thân để có hướng đi thích hợp, điều này là không dễ đối với các bạn trẻ. Cần phải có sự tự tin đúng mức những cũng đừng hoang tưởng và cẩu thả.
- The Voice mùa đầu khá thành công, những huấn luyện viên có lúc được tung hô, có lúc lại bị ném đá. Anh có sợ tham gia The Voice sẽ làm mất hình ảnh anh trong lòng công chúng?
Đối với tôi, chuyện ném đá hay tung hô là chuyện bình thường. Điều đó không đáng lo ngại. Mình không thể bắt tất cả mọi người yêu quý mình, và chắc chắn không phải ai cũng ghét mình.
Nếu anh làm việc nghiêm túc, tiếp tục lao động nghệ thuật, làm nghề đàng hoàng, đưa ra được những sản phẩm có chất lượng cao thì người ta sẽ phải suy nghĩ 'tác giả của những sản phẩm như thế nói những điều như thế, chắng hẳn không phải không có lý do'.
Hơn nữa, tôi cũng không phải là người nổi tiếng quá để có những tay săn ảnh bám theo hàng ngày, cập nhật hàng giờ. Nên tôi nghĩ hình ảnh của tôi cũng không phải 'hot' lắm đâu.
Nếu anh làm việc nghiêm túc, tiếp tục lao động nghệ thuật, làm nghề đàng hoàng, đưa ra được những sản phẩm có chất lượng cao thì người ta sẽ phải suy nghĩ 'tác giả của những sản phẩm như thế nói những điều như thế, chắng hẳn không phải không có lý do'.
Hơn nữa, tôi cũng không phải là người nổi tiếng quá để có những tay săn ảnh bám theo hàng ngày, cập nhật hàng giờ. Nên tôi nghĩ hình ảnh của tôi cũng không phải 'hot' lắm đâu.
- Sau The Voice, anh có hứng thú để tiếp tục làm giám khảo?
Hiện tại không thể nói trước được điều gì. Tôi chỉ muốn hoàn thành tốt vai trò trước mắt của mình đã. Nếu mình làm tốt, có uy tín thì biết đâu sẽ có nhiều lời mời hơn. Nếu mình thu xếp được thời gian, thì biết đâu mình sẽ nhận lời.
Những giả định trên cũng có thể ngược lại. Nếu mình làm không tốt, nếu mình không thu xếp được thời gian, nếu mình không có hứng thú nữa... Để nói về tương lai bao giờ cũng là chữ 'nếu', mà 'nếu' thì lúc nào cũng vô chừng lắm.
Những giả định trên cũng có thể ngược lại. Nếu mình làm không tốt, nếu mình không thu xếp được thời gian, nếu mình không có hứng thú nữa... Để nói về tương lai bao giờ cũng là chữ 'nếu', mà 'nếu' thì lúc nào cũng vô chừng lắm.
- Xin cám ơn anh về những chia sẻ thú vị này!
Hiếu Cao (thực hiện)
Bình luận