(VTC News) – Chiều 31/3, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang.
Sáng 31/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người đọc tờ trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang.
Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, ông Trương Tấn Sang - Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XI được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIII.
“Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nay do nhu cầu bố trí sắp xếp nhân sự của Đảng, Nhà nước sau Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, nhằm tạo sự đồng thuận trong công tác cán bộ, thực hiện sớm Nghị quyết số 01 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét chấp nhận miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang”.
Sau khi nghe tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu có thời gian thảo luận tại mỗi đoàn về vấn đề này.
Chiều nay, Quốc hội trở lại hội trường đề nghe Uỷ ban Thường vụ báo cáo về kết quả thảo luận tại Đoàn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được bố trí thời gian để phát biểu ý kiến (nếu có) trước khi Quốc hội bỏ phiếu kín quyết định việc miễn nhiệm.
Kết quả bỏ phiếu sẽ công bố ngay sau đó.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội nghe Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Nhân sự duy nhất được giới thiệu cho vị trí Chủ tịch nước là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an – Đại tướng Trần Đại Quang.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Clip: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ
Phạm Thịnh
Sáng 31/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người đọc tờ trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang.
Ông Trương Tấn Sang |
Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, ông Trương Tấn Sang - Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XI được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIII.
“Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nay do nhu cầu bố trí sắp xếp nhân sự của Đảng, Nhà nước sau Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, nhằm tạo sự đồng thuận trong công tác cán bộ, thực hiện sớm Nghị quyết số 01 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét chấp nhận miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang”.
Sau khi nghe tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu có thời gian thảo luận tại mỗi đoàn về vấn đề này.
Chiều nay, Quốc hội trở lại hội trường đề nghe Uỷ ban Thường vụ báo cáo về kết quả thảo luận tại Đoàn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được bố trí thời gian để phát biểu ý kiến (nếu có) trước khi Quốc hội bỏ phiếu kín quyết định việc miễn nhiệm.
Kết quả bỏ phiếu sẽ công bố ngay sau đó.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội nghe Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Nhân sự duy nhất được giới thiệu cho vị trí Chủ tịch nước là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an – Đại tướng Trần Đại Quang.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Clip: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ
Ông Trương Tấn Sang đắc cử chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIII này, tháng 7/2011.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua, ông Trương Tấn Sang không tái cử, không còn tham gia Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng. Theo đó, ông sẽ không đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo nhà nước trong nhiệm kỳ tới.
Theo thông lệ, ông sẽ rời nhiệm sở khi nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII chính thức kết thúc. Tuy nhiên, do yêu cầu thực tiễn về việc sớm kiện toàn bộ máy nhân sự các cơ quan để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Chủ tịch nước và một số chức danh lãnh đạo cấp cao khác đã tự nguyện bàn giao quyền lực sớm.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua, ông Trương Tấn Sang không tái cử, không còn tham gia Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng. Theo đó, ông sẽ không đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo nhà nước trong nhiệm kỳ tới.
Theo thông lệ, ông sẽ rời nhiệm sở khi nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII chính thức kết thúc. Tuy nhiên, do yêu cầu thực tiễn về việc sớm kiện toàn bộ máy nhân sự các cơ quan để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Chủ tịch nước và một số chức danh lãnh đạo cấp cao khác đã tự nguyện bàn giao quyền lực sớm.
Phạm Thịnh
Bình luận