Ngày 9/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, Nghị quyết về kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015 và Nghị quyết về kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015. Quốc hội cũng thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tài nguyên nước.
13 chỉ tiêu chủ yếu của giai đoạn 2011-2015
Với tỷ lệ tán thành đạt 90,4%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 với mục tiêu tổng quát, 13 chỉ tiêu chủ yếu và 9 nhiệm vụ, giải pháp định hướng để Chính phủ điều hành và thực hiện.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 là “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.”
Các chỉ tiêu chủ yếu gồm 5 chỉ tiêu về kinh tế, 6 chỉ tiêu về xã hội và 2 chỉ tiêu về môi trường. Trong đó, đáng chú ý là các chỉ tiêu: tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 6-6,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu khoảng 11-12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu; bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP; chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%; tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 79%.
Để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bên cạnh 8 nhiệm vụ, giải pháp định hướng khác, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp trong tất cả các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ Ba.
Vốn Trái phiếu Chính phủ không quá 225.000 tỷ đồng
Sau khi nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình về khả năng của nền kinh tế không thể đáp ứng nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án đã được phê duyệt lên tới 500.000 tỷ đồng, với tỷ lệ tán thành đạt 89%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015 với tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ không vượt quá 225.000 tỷ đồng.
Quốc hội giao Chính phủ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để rà soát danh mục các dự án, công trình trong Nghị quyết số 881/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 40 dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung năm 2011 và chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.
Quốc hội đề nghị Chính phủ không bổ sung mới danh mục dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015; không chuyển chỉ tiêu kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ được Quốc hội quyết định hàng năm sang năm sau cũng như không để tồn đọng vốn. Cùng với khẩn trương quyết định các giải pháp đối với công trình, dự án thuộc diện chuyển đổi hình thức, giãn, hoãn không được tiếp tục sử dụng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2001-2015, Chính phủ cần có giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện và sử dụng vốn để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả của các dự án, công trình được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.
Vẫn giữ đủ 16 chương trình mục tiêu quốc gia
Với tỷ lệ tán thành đạt 82%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 với tổng mức kinh phí thực hiện cả giai đoạn không quá 276.372 tỷ đồng cho 16 chương trình như đề xuất ban đầu của Chính phủ.
Theo đó, danh mục chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 gồm việc làm và dạy nghề; giảm nghèo bền vững; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; y tế; dân số và kế hoạch hóa gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm; văn hóa; giáo dục và đào tạo; phòng-chống ma túy; phòng, chống tội phạm; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng nông thôn mới; phòng chống HIV/AIDS; đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Nguồn kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia không quá 276.327 tỷ đồng được huy động từ ngân sách Trung ương là 105.392 tỷ đồng (chưa bao gồm số đã phân bổ cho Chương trình 135 giai đoạn 3 và chương trình 30a năm 2011), ngân sách địa phương là 61.542,5 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 19.987,5 tỷ đồng; vốn tín dụng là 39.815 tỷ đồng và vốn huy động khác là 49.635 tỷ đồng.
Quốc hội giao Chính phủ rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của các dự án thành phần trong từng chương trình mục tiêu quốc gia, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện đồng thời, Chính phủ đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý, thanh tra việc triển khai thực hiện cũng như việc sử dụng các nguồn lực nhằm đảm bảo hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban khác của Quốc hội cùng các đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, theo chức năng, nhiệm vụ, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia tại các bộ, ngành và địa phương.
Cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước sửa đổi
Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 9/11về dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi, mặc dù tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về một số nội dung cụ thể trong dự Luật nhưng các đại biểu đều tán thành cần thiết phải ban hành Luật tài nguyên nước sửa đổi.
Nhiều đại biểu đề nghị nguyên tắc quản lý tài nguyên nước là bảo đảm hài hòa lợi ích, tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả, sử dụng tổng hợp đa mục tiêu, đảm bảo công bằng giữa quyền và lợi ích của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động này.
Việc điều chuyển nước trong phạm vi lưu vực sông thuộc tỉnh cần xin ý kiến của Ủy ban Nhân dân các tỉnh có liên quan vì đó là lợi ích chung của cả luồng sông. Tương tự như vậy, việc xây dựng các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên dòng sông thì cần tham luận giữa các tỉnh có sông chảy qua.
Về trách nhiệm chủ đầu tư các nhà máy thủy điện sử dụng nguồn tài nguyên nước để phát điện nhưng khi vận hành và xả lũ đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư vùng hạ lưu, gây thiệt hại kinh tế và gây ô nhiễm môi trường, các đại biểu chỉ ra đây là vấn đề gây bức xúc trong xã hội nhưng dự thảo Luật lại chưa có nội dung nào quy định trách nhiệm của chủ đầu tư gây thiệt hại kinh tế đến đời sống nhân dân vùng hạ lưu.
Do vậy, dự Luật cần có thêm quy định về trách nhiệm chủ đầu tư để xảy ra sự cố khi vận hành nhà máy thủy điện thì phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gây ra.
Tổng kết phiên họp sáng 9/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết những nội dung cụ thể trong dự Luật Tài nguyên nước sửa đổi mà các đại biểu Quốc hội đóng góp sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý sửa đổi và chỉ đạo Ủy ban Kinh tế, các ủy ban, cơ quan liên quan của Chính phủ và Quốc hội nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý sửa đổi dự Luật để trình ra Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tới./.
Thu Hằng-Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)
Các đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua các Nghị quyết. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN) |
Với tỷ lệ tán thành đạt 90,4%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 với mục tiêu tổng quát, 13 chỉ tiêu chủ yếu và 9 nhiệm vụ, giải pháp định hướng để Chính phủ điều hành và thực hiện.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 là “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.”
Các chỉ tiêu chủ yếu gồm 5 chỉ tiêu về kinh tế, 6 chỉ tiêu về xã hội và 2 chỉ tiêu về môi trường. Trong đó, đáng chú ý là các chỉ tiêu: tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 6-6,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu khoảng 11-12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu; bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP; chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%; tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 79%.
Để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bên cạnh 8 nhiệm vụ, giải pháp định hướng khác, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp trong tất cả các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ Ba.
Vốn Trái phiếu Chính phủ không quá 225.000 tỷ đồng
Sau khi nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình về khả năng của nền kinh tế không thể đáp ứng nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án đã được phê duyệt lên tới 500.000 tỷ đồng, với tỷ lệ tán thành đạt 89%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015 với tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ không vượt quá 225.000 tỷ đồng.
Quốc hội giao Chính phủ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để rà soát danh mục các dự án, công trình trong Nghị quyết số 881/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 40 dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung năm 2011 và chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.
Quốc hội đề nghị Chính phủ không bổ sung mới danh mục dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015; không chuyển chỉ tiêu kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ được Quốc hội quyết định hàng năm sang năm sau cũng như không để tồn đọng vốn. Cùng với khẩn trương quyết định các giải pháp đối với công trình, dự án thuộc diện chuyển đổi hình thức, giãn, hoãn không được tiếp tục sử dụng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2001-2015, Chính phủ cần có giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện và sử dụng vốn để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả của các dự án, công trình được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.
Vẫn giữ đủ 16 chương trình mục tiêu quốc gia
Với tỷ lệ tán thành đạt 82%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 với tổng mức kinh phí thực hiện cả giai đoạn không quá 276.372 tỷ đồng cho 16 chương trình như đề xuất ban đầu của Chính phủ.
Theo đó, danh mục chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 gồm việc làm và dạy nghề; giảm nghèo bền vững; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; y tế; dân số và kế hoạch hóa gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm; văn hóa; giáo dục và đào tạo; phòng-chống ma túy; phòng, chống tội phạm; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng nông thôn mới; phòng chống HIV/AIDS; đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Nguồn kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia không quá 276.327 tỷ đồng được huy động từ ngân sách Trung ương là 105.392 tỷ đồng (chưa bao gồm số đã phân bổ cho Chương trình 135 giai đoạn 3 và chương trình 30a năm 2011), ngân sách địa phương là 61.542,5 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 19.987,5 tỷ đồng; vốn tín dụng là 39.815 tỷ đồng và vốn huy động khác là 49.635 tỷ đồng.
Quốc hội giao Chính phủ rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của các dự án thành phần trong từng chương trình mục tiêu quốc gia, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện đồng thời, Chính phủ đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý, thanh tra việc triển khai thực hiện cũng như việc sử dụng các nguồn lực nhằm đảm bảo hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban khác của Quốc hội cùng các đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, theo chức năng, nhiệm vụ, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia tại các bộ, ngành và địa phương.
Cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước sửa đổi
Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 9/11về dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi, mặc dù tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về một số nội dung cụ thể trong dự Luật nhưng các đại biểu đều tán thành cần thiết phải ban hành Luật tài nguyên nước sửa đổi.
Nhiều đại biểu đề nghị nguyên tắc quản lý tài nguyên nước là bảo đảm hài hòa lợi ích, tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả, sử dụng tổng hợp đa mục tiêu, đảm bảo công bằng giữa quyền và lợi ích của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động này.
Việc điều chuyển nước trong phạm vi lưu vực sông thuộc tỉnh cần xin ý kiến của Ủy ban Nhân dân các tỉnh có liên quan vì đó là lợi ích chung của cả luồng sông. Tương tự như vậy, việc xây dựng các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên dòng sông thì cần tham luận giữa các tỉnh có sông chảy qua.
Về trách nhiệm chủ đầu tư các nhà máy thủy điện sử dụng nguồn tài nguyên nước để phát điện nhưng khi vận hành và xả lũ đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư vùng hạ lưu, gây thiệt hại kinh tế và gây ô nhiễm môi trường, các đại biểu chỉ ra đây là vấn đề gây bức xúc trong xã hội nhưng dự thảo Luật lại chưa có nội dung nào quy định trách nhiệm của chủ đầu tư gây thiệt hại kinh tế đến đời sống nhân dân vùng hạ lưu.
Do vậy, dự Luật cần có thêm quy định về trách nhiệm chủ đầu tư để xảy ra sự cố khi vận hành nhà máy thủy điện thì phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gây ra.
Tổng kết phiên họp sáng 9/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết những nội dung cụ thể trong dự Luật Tài nguyên nước sửa đổi mà các đại biểu Quốc hội đóng góp sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý sửa đổi và chỉ đạo Ủy ban Kinh tế, các ủy ban, cơ quan liên quan của Chính phủ và Quốc hội nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý sửa đổi dự Luật để trình ra Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tới./.
Thu Hằng-Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)
Bình luận