(VTC News) - Theo dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, Quốc hội quyết định trưng cầu dân ý về Hiến pháp khi cần.
Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra xem xét sáng 16/5 vẫn giữ quy định một số chức danh phải tuyên thệ khi nhậm chức.
Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) đã quy định sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Ban soạn thảo cho rằng, quy định về việc tuyên thệ khi nhậm chức nhằm tôn vinh và đề cao trách nhiệm trước nhân dân của những người giữ các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước do Quốc hội bầu.
Bên cạnh nội dung trên, dự thảo lần này cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội quyết định tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp, về việc phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế quan trọng hoặc về những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ sau đây: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; Người giữ các chức vụ khác do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Liên quan đến tổ chức của Quốc hội, dự luật xác định tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, đồng thời quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị quy định trong luật chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay thế cho đoàn thư ký kỳ họp như hiện nay.
Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội có các Phó Tổng thư ký.
Việc lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội thực chất là sắp xếp, bố trí lại công việc cho hợp lý hơn; tổ chức của Văn phòng Quốc hội không thay đổi, không kéo theo việc tăng tổ chức và nhân sự, bảo đảm gắn kết giữa các bộ phận của bộ máy giúp việc để phục vụ tốt hơn hoạt động của Quốc hội.
Phạm Thịnh
Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) đã quy định sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016 ra mắt trước Quốc hội, tháng 8/2011 |
Ban soạn thảo cho rằng, quy định về việc tuyên thệ khi nhậm chức nhằm tôn vinh và đề cao trách nhiệm trước nhân dân của những người giữ các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước do Quốc hội bầu.
Bên cạnh nội dung trên, dự thảo lần này cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội quyết định tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp, về việc phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế quan trọng hoặc về những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ sau đây: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; Người giữ các chức vụ khác do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Liên quan đến tổ chức của Quốc hội, dự luật xác định tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, đồng thời quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị quy định trong luật chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay thế cho đoàn thư ký kỳ họp như hiện nay.
Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội có các Phó Tổng thư ký.
Việc lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội thực chất là sắp xếp, bố trí lại công việc cho hợp lý hơn; tổ chức của Văn phòng Quốc hội không thay đổi, không kéo theo việc tăng tổ chức và nhân sự, bảo đảm gắn kết giữa các bộ phận của bộ máy giúp việc để phục vụ tốt hơn hoạt động của Quốc hội.
Phạm Thịnh
Bình luận