• Zalo

Quốc hội bỏ phiếu kín lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh

Thời sựThứ Năm, 25/10/2018 09:08:00 +07:00Google News

Trong phiên họp sáng, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín với 48 chức danh.

Sáng nay, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.

Sau đó, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tới 9h, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu xong. Dự kiến, tới phiên họp chiều nay, Quốc hội sẽ công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh.

bo-phieu-tin-nhiem-04 copy

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tại Quốc hội sáng nay. (Ảnh: Duy Thành) 

bo-phieu-tin-nhiem-05 copy 3

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bỏ phiếu tại Quốc hội sáng nay. (Ảnh: Duy Thành) 

Tại kỳ họp này, Quốc hội chỉ lấy phiếu tín nhiệm đối với 48/50 người, do Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa được bổ nhiệm tại Kỳ họp này nên chưa đủ thời gian công tác 9 tháng trên cương vị mới, do đó sẽ chưa lấy phiếu tín nhiệm.

Các chức danh lấy phiếu tín nhiệm gồm: Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. 

Các đại biểu Quốc hội sẽ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu dựa trên hai căn cứ: Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Các mức độ đánh giá gồm "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". 

bo-phieu-tin-nhiem-02 4

Ban kiểm phiếu đưa phiếu đi kiểm. (Ảnh: Duy Thành) 

bo-phieu-tin-nhiem-03 5

 

Theo quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá là “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá là “tín nhiệm thấp” thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Nếu có trường hợp nào như vậy thì Quốc hội sẽ tiến hành các bước tiếp theo đúng như quy định của Nghị quyết 85.

Trong danh sách 48 chức danh lấy phiếu tín nhiệm lần này có 14 người từng được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm vào lần đầu tiên (2013) và 15 người vào lần thứ hai (2014).

Đây là lần thứ ba Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Hai lần trước, việc lấy phiếu tín nhiệm diễn ra vào tháng 6/2013 và tháng 11/2014.

Kể từ khóa XIV, Quốc hội sẽ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần vào giữa nhiệm kỳ.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, việc lấy phiếu tín nhiệm là nội dung giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.

“Trên cơ sở lắng nghe ý kiến của cử tri, từ thực tiễn theo dõi, giám sát của mình, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ thực hiện việc đánh giá với tinh thần trách nhiệm, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Cụ thể, khối Chủ tịch nước có bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khối Quốc hội gồm 18 người:

1. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Ông Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

7. Ông Phan Thanh Bình, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

8. Ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

9. Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

10. Ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

11. Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

12. Ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.

13. Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

14. Bà Lê Thị Nga, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

15. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

16. Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

17. Ông Trần Văn Túy, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

18. Ông Võ Trọng Việt, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Khối Chính phủ gồm 26 người:

1. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

4. Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7. Ông Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

8. Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.

9. Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

10. Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

11. Ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

12. Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

13. Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.

14. Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

15. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

16. Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

17. Ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

18. Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

19. Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

20. Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ.

21. Ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

22. Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

23. Ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

24. Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

25. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

26. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Khối Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Kiểm toán nhà nước có 3 người:

1. Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.

2. Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

3. Ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Duy Thành
Bình luận
vtcnews.vn