Nghệ sỹ Hán Văn Tình chia sẻ về những bất cập trong việc xét duyệt NSƯT, NSND.
Những ngày qua việc xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND đã trở thành chủ đề "nóng" trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội khi có nhiều nghệ sĩ gạo cội như Minh Hằng, Chí Trung,… bị gạt ra khỏi danh sách xét duyệt do thiếu giải thưởng và các giấy tờ liên quan.
Liên quan đến sự việc này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với NSƯT Hán Văn Tình và nhận được những chia sẻ chân tình của nam diễn viên Đất và người.
- Ông thấy chính sách xét duyệt NSƯT, NSND hiện nay như thế nào?
Tôi cho rằng việc xét những danh hiệu như NSƯT, NSND là việc làm đúng đắn của nhà nước để tôn vinh những đóng góp của người làm nghệ thuật cho nền văn hóa của nước nhà.
Ai làm nghệ thuật và có những đóng góp đều muốn được công nhận và đó là việc làm chính đáng. Nhiều nước đã bỏ việc xét duyệt các danh hiệu này nhưng nhà nước ta vẫn giữ lại và tôi cho rằng đó là điều đáng quý.
- Vậy ông thấy việc xét duyệt những danh hiệu NSƯT, NSND còn điều gì bất cập?
Quá nhiều bất cập mà tôi cũng không thể kể hết được. Ví dụ như việc muốn được phong danh hiệu NSND cần phải đạt 2 HCV hội diễn cấp quốc gia.
Đây là điều khá nực cười bởi các hội diễn thường diễn ra 5 năm một lần và chủ yếu dành cho các thế hệ diễn viên trẻ. Chúng tôi là những diễn viên lớn tuổi không thể đi cạnh tranh suất diễn với các đàn em được.
- Bản thân ông thấy những NSƯT như Minh Hằng, Chí Trung,.. có xứng đáng được NSND hay không?
Tôi cho rằng họ xứng đáng và việc hồ sơ của họ bị gạt là điều rất đáng tiếc. Tất nhiên cũng cần phải nói thêm là nhiều người tuy không được phong NSƯT, NSND nhưng trong lòng khán giả họ đã có vị trí rất vững chắc rồi. Đó mới là điều đáng trân trọng.
- Việc phong danh hiệu NSƯT, NSND còn nhiều ý nghĩa không trong bối cảnh “đồng tiền” đang chi phối khá nhiều việc làm nghệ thuật, thưa ông?
Tôi cho rằng việc phong danh hiệu NSƯT, NSND đang ngày càng mất đi nhiều ý nghĩa. Ngay trong ngành với nhau, các đồng nghiệp cũng không còn dành cho nhau sự tôn trọng.
Các bạn trẻ mới chập chững bước vào nghệ thuật cũng không coi những người có danh hiệu NSƯT, NSND mà không cống hiến cho nghệ thuật ra gì. Có nhiều nghệ sĩ được phong danh hiệu do cả nể, chỉ tiêu. Thậm chí người trong ngành cũng không biết còn phần đông khán giả không biết họ là ai.
- Từ việc bất cập trong phong NSƯT, NSND, ông thấy chính sách đãi ngộ của nhà nước dành cho những người có nhiều đóng góp nghệ thuật còn gì chưa thỏa đáng?
Tôi thấy đãi ngộ của nhà nước dành cho các nghệ sĩ có nhiều đóng góp còn rất bất cập. Ví dụ như tôi, lương hiện tại chỉ hơn 5 triệu đồng, nhưng vẫn là cao so với nhiều đồng nghiệp làm nghề khác.
Lí do vì sao nhiều người bây giờ không đi theo sân khấu dân tộc là bởi đãi ngộ quá thấp. Có thể khi còn trẻ họ làm vì đam mê nhưng rồi về sau sẽ không thể sống được vì đãi ngộ gần như không có gì.
Bản thân tôi khi nằm ở bệnh viện phổi trung ương đã phải xin ra ngoài vì không có tiền chữa trị. Rất may đã có một bệnh viện tư nhân cưu mang và đài thọ toàn bộ chi phí chữa trị nên tôi mới khỏi bệnh và có thể quay trở lại với khán giả. Nếu cứ ở bệnh viện kia thì khả năng cao là tôi đã không còn. Đây là thực tế rất đáng buồn mà bản thân tôi đã trải qua.
- Có khá nhiều bất cập và khó khăn như vậy, nhưng ông có muốn phấn đấu để trở thành NSND không?
Tất nhiên là có. Tôi đã được phong NSƯT vào năm 2001 và từ đó đến nay tôi vẫn luôn cố gắng phấn đấu để đạt NSND. Tuy nhiên bây giờ với điều kiện như hiện này thì có thể khẳng định là tôi vĩnh viễn sẽ không thể đạt NSND. Trong tay tôi đã có 2 huy chương bạc hội diễn nhưng còn cần 1 huy chương vàng nữa.
Trong bối cảnh 5 năm hội diễn mới diễn ra một lần và điều kiện sức khỏe của tôi như thế này thì quả thực rất khó bởi tôi cũng đã về hưu. Tuy nhiên, dù sao tôi cũng sẽ phấn đấu và nỗ lực hết mình.
Cảm ơn NSƯT Hán Văn Tình về buổi trò chuyện.
Nguồn: Dân Việt
Những ngày qua việc xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND đã trở thành chủ đề "nóng" trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội khi có nhiều nghệ sĩ gạo cội như Minh Hằng, Chí Trung,… bị gạt ra khỏi danh sách xét duyệt do thiếu giải thưởng và các giấy tờ liên quan.
Liên quan đến sự việc này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với NSƯT Hán Văn Tình và nhận được những chia sẻ chân tình của nam diễn viên Đất và người.
- Ông thấy chính sách xét duyệt NSƯT, NSND hiện nay như thế nào?
Tôi cho rằng việc xét những danh hiệu như NSƯT, NSND là việc làm đúng đắn của nhà nước để tôn vinh những đóng góp của người làm nghệ thuật cho nền văn hóa của nước nhà.
Ai làm nghệ thuật và có những đóng góp đều muốn được công nhận và đó là việc làm chính đáng. Nhiều nước đã bỏ việc xét duyệt các danh hiệu này nhưng nhà nước ta vẫn giữ lại và tôi cho rằng đó là điều đáng quý.
- Vậy ông thấy việc xét duyệt những danh hiệu NSƯT, NSND còn điều gì bất cập?
Quá nhiều bất cập mà tôi cũng không thể kể hết được. Ví dụ như việc muốn được phong danh hiệu NSND cần phải đạt 2 HCV hội diễn cấp quốc gia.
Đây là điều khá nực cười bởi các hội diễn thường diễn ra 5 năm một lần và chủ yếu dành cho các thế hệ diễn viên trẻ. Chúng tôi là những diễn viên lớn tuổi không thể đi cạnh tranh suất diễn với các đàn em được.
Quá nhiều rào cản cho những nghệ sĩ như Hán Văn Tình có thể được phong NSND. |
Tôi cho rằng họ xứng đáng và việc hồ sơ của họ bị gạt là điều rất đáng tiếc. Tất nhiên cũng cần phải nói thêm là nhiều người tuy không được phong NSƯT, NSND nhưng trong lòng khán giả họ đã có vị trí rất vững chắc rồi. Đó mới là điều đáng trân trọng.
- Việc phong danh hiệu NSƯT, NSND còn nhiều ý nghĩa không trong bối cảnh “đồng tiền” đang chi phối khá nhiều việc làm nghệ thuật, thưa ông?
Tôi cho rằng việc phong danh hiệu NSƯT, NSND đang ngày càng mất đi nhiều ý nghĩa. Ngay trong ngành với nhau, các đồng nghiệp cũng không còn dành cho nhau sự tôn trọng.
Các bạn trẻ mới chập chững bước vào nghệ thuật cũng không coi những người có danh hiệu NSƯT, NSND mà không cống hiến cho nghệ thuật ra gì. Có nhiều nghệ sĩ được phong danh hiệu do cả nể, chỉ tiêu. Thậm chí người trong ngành cũng không biết còn phần đông khán giả không biết họ là ai.
NSƯT Hán Văn Tình cho rằng đãi ngộ của nhà nước còn thấp nên nhiều nghệ sĩ quay lưng với nghệ thuật dân tộc. |
Tôi thấy đãi ngộ của nhà nước dành cho các nghệ sĩ có nhiều đóng góp còn rất bất cập. Ví dụ như tôi, lương hiện tại chỉ hơn 5 triệu đồng, nhưng vẫn là cao so với nhiều đồng nghiệp làm nghề khác.
Lí do vì sao nhiều người bây giờ không đi theo sân khấu dân tộc là bởi đãi ngộ quá thấp. Có thể khi còn trẻ họ làm vì đam mê nhưng rồi về sau sẽ không thể sống được vì đãi ngộ gần như không có gì.
Bản thân tôi khi nằm ở bệnh viện phổi trung ương đã phải xin ra ngoài vì không có tiền chữa trị. Rất may đã có một bệnh viện tư nhân cưu mang và đài thọ toàn bộ chi phí chữa trị nên tôi mới khỏi bệnh và có thể quay trở lại với khán giả. Nếu cứ ở bệnh viện kia thì khả năng cao là tôi đã không còn. Đây là thực tế rất đáng buồn mà bản thân tôi đã trải qua.
- Có khá nhiều bất cập và khó khăn như vậy, nhưng ông có muốn phấn đấu để trở thành NSND không?
Tất nhiên là có. Tôi đã được phong NSƯT vào năm 2001 và từ đó đến nay tôi vẫn luôn cố gắng phấn đấu để đạt NSND. Tuy nhiên bây giờ với điều kiện như hiện này thì có thể khẳng định là tôi vĩnh viễn sẽ không thể đạt NSND. Trong tay tôi đã có 2 huy chương bạc hội diễn nhưng còn cần 1 huy chương vàng nữa.
Trong bối cảnh 5 năm hội diễn mới diễn ra một lần và điều kiện sức khỏe của tôi như thế này thì quả thực rất khó bởi tôi cũng đã về hưu. Tuy nhiên, dù sao tôi cũng sẽ phấn đấu và nỗ lực hết mình.
Cảm ơn NSƯT Hán Văn Tình về buổi trò chuyện.
Nguồn: Dân Việt
Bình luận