Có giá dao động 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng, thiết bị quạt lắp điều hòa đang được một bộ phận người Hà Nội đặt mua về may áo, tránh nắng trong mùa hè oi bức.
Công việc phải di chuyển bằng xe máy thường xuyên, khi thời tiết chuyển sang hè, chị Nguyễn Thị Hoà (Long Biên, Hà Nội) tìm mọi cách để tránh nóng. Được người bạn giới thiệu một địa chỉ bán áo điều hoà, chị tới xem và thấy chất vải, mẫu mã không đẹp. Vì vậy, chị đặt mua nguyên bộ máy làm mát với giá 1,2 triệu đồng rồi chọn vải về đặt may áo chống nắng riêng.
Chị Hoà cho biết, một bộ máy làm mát gồm 2 chiếc quạt nhỏ. Người dùng có thể điều chỉnh tốc độ gió quạt theo 4 mức. Loại pin điện tử có 2 đầu cắm quạt và sạc pin. Mỗi lần sạc khoảng 2-3 tiếng sẽ dùng được khoảng 5-6 tiếng. Phía công ty nhận bảo hành bộ quạt với thời hạn 6 tháng.
"Cách lắp đặt máy khá đơn giản. Chỉ cần may chiếc áo thông thường, sau đó thiết kế 2 khoanh lỗ nhỏ phía dưới để lắp quạt. Cục pin kiêm nút điều chỉnh có thể đặt ngay túi áo, quần hoặc để trong túi xách bên ngoài", chị Hoà chia sẻ. Tuy nhiên, sản phẩm trên cũng khá bất tiện bởi chỉ dùng được một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào lượng pin. Ngoài ra, bộ quần áo gắn quạt cùng bộ sạc pin nên nặng hơn nhiều lần so với chiếc áo thông thường.
Mỗi bộ nặng gần 1,6 kg, khá bất tiện cho người mặc khi di chuyển. Trên thị trường, mỗi chiếc áo điều hoà có giá là 1,4-2 triệu đồng. Chất liệu các sản phẩm này thường không cao nên nhiều người thích tự may áo và chọn vải cotton có khả năng chống nắng, nóng hiệu quả hơn, với giá 150.000-200.000 đồng.
Là công nhân một nhà máy thép ở Từ Sơn (Bắc Ninh), thường xuyên làm việc trong môi trường nắng nóng, anh Trần Văn Dũng cũng đặt mua một bộ quần áo điều hoà với giá 2,7 triệu đồng. Một thời gian sau, áo rách do bị gỉ sắt bắn vào. Còn giữ lại bộ quạt và sạc pin nên anh Dũng đặt may một bộ khác bằng chất liệu thô dầy, lắp thêm đồ làm mát.
Anh cho biết, đây là giải pháp tránh nóng khá hữu hiệu với đặc thù công việc. Trên một số trang web cũng có những chủ đề rao bán áo điều hoà xách tay từ Nhật Bản với giá 2-3 triệu đồng song lượng khách mua không nhiều. Hầu hết, người tiêu dùng sử dụng những chiếc áo chống nắng thông thường, dao động từ 150.000-300.000 đồng.
Anh Nguyễn Anh Trung, giám đốc một công ty chuyên cung cấp sản phẩm làm mát ở Lê Duẩn (Hà Nội) cho biết, hiện tại, áo điều hoà và túi gel lạnh là những sản phẩm bán chạy. Đặc biệt, áo điều hoà được nhiều người lựa chọn.
Dù mới đầu mùa nóng, nhưng công ty đã bán được khoảng 200 áo điều hoà, gần bằng doanh thu mùa năm trước. Tuy nhiên, mẫu áo được đặt may tại xưởng theo dây chuyền hàng trăm chiếc nên mẫu mã và kích cỡ không phong phú. Cũng vì thế, nhiều người đặt mua bộ máy điều hoà về tự may áo.
Đại diện đơn vị cung cấp cho biết, có 2 loại bộ máy điều hoà (không bao gồm áo). Loại pin chạy điện tử giá 1,2 triệu đồng. Mỗi lần sạc pin có thể chạy được khoảng 6 tiếng. Loại thứ 2 chạy bằng pin tiểu (3 cục pin), giá 800.000 đồng. Anh Trung nói thêm, bộ pin tiểu nhẹ hơn điện tử. Tuy nhiên, ưu điểm là mỗi lần chỉ chạy được khoảng 1 tiếng, làm gián đoạn công việc.
Là cơ sở đầu tiên bán và phân phối áo điều hoà tại Việt Nam, anh Trung cho biết, quần áo điều hoà được biết đến ở Nhật Bản. Tại nước sở tại, nó phù hợp cho đối tượng công nhân ở các công ty chuyên về ôtô, nhà sản xuất thép, nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm, các đơn vị về xây dựng... với điều kiện không sử dụng điều hoà hay quạt máy.
"Tuy nhiên, văn hoá tiêu dùng và đặc thù lao động ở Việt Nam khác Nhật Bản, nên sản phẩm chủ yếu chỉ bán cho khách mua lẻ. Việc chào bán cho đối tượng công nhân trong nhà máy gần như không đáng kể", anh Trung cho hay.
Nguồn: Zing
Công việc phải di chuyển bằng xe máy thường xuyên, khi thời tiết chuyển sang hè, chị Nguyễn Thị Hoà (Long Biên, Hà Nội) tìm mọi cách để tránh nóng. Được người bạn giới thiệu một địa chỉ bán áo điều hoà, chị tới xem và thấy chất vải, mẫu mã không đẹp. Vì vậy, chị đặt mua nguyên bộ máy làm mát với giá 1,2 triệu đồng rồi chọn vải về đặt may áo chống nắng riêng.
Chị Hoà cho biết, một bộ máy làm mát gồm 2 chiếc quạt nhỏ. Người dùng có thể điều chỉnh tốc độ gió quạt theo 4 mức. Loại pin điện tử có 2 đầu cắm quạt và sạc pin. Mỗi lần sạc khoảng 2-3 tiếng sẽ dùng được khoảng 5-6 tiếng. Phía công ty nhận bảo hành bộ quạt với thời hạn 6 tháng.
Một bộ áo điều hoà có giá 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Lan |
Mỗi bộ nặng gần 1,6 kg, khá bất tiện cho người mặc khi di chuyển. Trên thị trường, mỗi chiếc áo điều hoà có giá là 1,4-2 triệu đồng. Chất liệu các sản phẩm này thường không cao nên nhiều người thích tự may áo và chọn vải cotton có khả năng chống nắng, nóng hiệu quả hơn, với giá 150.000-200.000 đồng.
Là công nhân một nhà máy thép ở Từ Sơn (Bắc Ninh), thường xuyên làm việc trong môi trường nắng nóng, anh Trần Văn Dũng cũng đặt mua một bộ quần áo điều hoà với giá 2,7 triệu đồng. Một thời gian sau, áo rách do bị gỉ sắt bắn vào. Còn giữ lại bộ quạt và sạc pin nên anh Dũng đặt may một bộ khác bằng chất liệu thô dầy, lắp thêm đồ làm mát.
Anh cho biết, đây là giải pháp tránh nóng khá hữu hiệu với đặc thù công việc. Trên một số trang web cũng có những chủ đề rao bán áo điều hoà xách tay từ Nhật Bản với giá 2-3 triệu đồng song lượng khách mua không nhiều. Hầu hết, người tiêu dùng sử dụng những chiếc áo chống nắng thông thường, dao động từ 150.000-300.000 đồng.
Anh Nguyễn Anh Trung, giám đốc một công ty chuyên cung cấp sản phẩm làm mát ở Lê Duẩn (Hà Nội) cho biết, hiện tại, áo điều hoà và túi gel lạnh là những sản phẩm bán chạy. Đặc biệt, áo điều hoà được nhiều người lựa chọn.
Chiếc quạt được may liền phía bên dưới áo, giúp toả gió ra vùng cánh tay và cổ. Ảnh: Ngọc Lan |
Đại diện đơn vị cung cấp cho biết, có 2 loại bộ máy điều hoà (không bao gồm áo). Loại pin chạy điện tử giá 1,2 triệu đồng. Mỗi lần sạc pin có thể chạy được khoảng 6 tiếng. Loại thứ 2 chạy bằng pin tiểu (3 cục pin), giá 800.000 đồng. Anh Trung nói thêm, bộ pin tiểu nhẹ hơn điện tử. Tuy nhiên, ưu điểm là mỗi lần chỉ chạy được khoảng 1 tiếng, làm gián đoạn công việc.
Là cơ sở đầu tiên bán và phân phối áo điều hoà tại Việt Nam, anh Trung cho biết, quần áo điều hoà được biết đến ở Nhật Bản. Tại nước sở tại, nó phù hợp cho đối tượng công nhân ở các công ty chuyên về ôtô, nhà sản xuất thép, nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm, các đơn vị về xây dựng... với điều kiện không sử dụng điều hoà hay quạt máy.
"Tuy nhiên, văn hoá tiêu dùng và đặc thù lao động ở Việt Nam khác Nhật Bản, nên sản phẩm chủ yếu chỉ bán cho khách mua lẻ. Việc chào bán cho đối tượng công nhân trong nhà máy gần như không đáng kể", anh Trung cho hay.
Nguồn: Zing
Bình luận