(VTC News) - Ít ai biết được rằng có thời thiếu thốn đến mức Quang Thắng phải đi đưa hàng, làm phụ xe, bốc vác…rồi ‘giá có phải đi móc cống cũng đi, miễn là kiếm ra đồng tiền…’
Thế nên cứ tưởng rằng cuộc đời của danh hài cũng sẽ là chuỗi những niềm vui xếp hàng, nhưng hóa ra không phải, Quang Thắng thành danh trên sân khấu của ngày hôm nay cũng là Quang Thắng đi qua những nhọc nhằn của một thời tuổi trẻ nhiều khốn khó.
Quang Thắng rào trước đón sau ‘Không phải tôi ôn nghèo kể khổ đâu, không người ta lại bảo Quang Thắng hay kêu ca, nhưng đúng là cái thời ấy nghèo thật, khó khăn thật, khổ thật…’
Danh hài vẫn nhớ mãi thời kỳ bao cấp còn khó khăn, khi ấy anh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tuổi trẻ lúc nào cũng tha thiết có một chiếc áo da để mặc. Thương cậu con trai độc nhất, mẹ anh cũng tằn tiện dành dụm tiền ra cảng Hải Phòng, nơi những chiếc tàu chở hàng ghé về, mua bằng được chiếc áo da mà anh vẫn mơ ước.
Nhưng oái oăm thay, chiếc áo da ấm áp lại được mua vào giữa mùa hè, chẳng biết đợi bao giờ cho đến mùa đông để mặc. Mà áo vừa mua xong thì cơ hội mặc áo mới lại đến, tối hôm ấy có một chương trình ca nhạc của những nghệ sỹ trong Sài Gòn ra, anh vẫn nhớ đó là đoàn ca nhạc nhẹ Tháng Tám, có những Kiều Trinh, Thế Hiển, Anh Khoa…
Thế là Quang Thắng bên ngoài cười tươi như hoa trong chiếc áo da mới cóng, còn bên trong mồ hôi mướt mát ngồi xem ca nhạc. Vậy mà không ngờ lần đầu mặc áo da đầy kỷ niệm ấy cũng là lần cuối, sau buổi ca nhạc về anh bị mất chiếc áo mà mẹ phải tích cóp cả chỉ vàng để mua.
Thương mẹ, tiếc tiền, càng nghĩ lại càng tiếc số tiền bỏ ra mua áo, Quang Thắng khóc lên khóc xuống, sau khi khóc chán chê mà vẫn không tìm lại được áo, anh tự hứa với lòng mình sau này nhất định phải kiếm ra thật nhiều tiền để bản thân và gia đình đỡ khổ.
‘Giá có phải đi móc cống cũng đi’
Đến với sân khấu kịch một cách tình cờ, sau khi học xong cấp 3 vô tình đọc dòng thông báo tuyển sinh của trường nghệ thuật Hải Phòng, Quang Thắng đăng ký dự thi, không ngờ trúng luôn, vậy là gắn bó với con đường nghệ thuật từ ngày ấy cho đến bây giờ.
Vào trường học đúng thời kỳ bao cấp khó khăn, cả đất nước quay cuồng trong nỗi lo cơm áo gạo tiền, có những khi nhà trường buộc phải cho học sinh nghỉ một thời gian vì thiếu gạo.
Đến khi ra trường, cũng vẫn những đói nghèo ấy dai dẳng bám theo, Quang Thắng lăn lưng đi làm thuê cho gia đình một cô chú trong đoàn kịch, ngày ngày đưa hàng từ Hải Phòng lên chợ Đồng Xuân, tối lại bắt tàu xe ngược trở về đi diễn, tiền hàng mang về phải cho vào túi đựng đường rồi nhét vào bụng, vừa đi vừa ôm bụng giữ khư khư vì sợ mất.
Rồi việc đưa hàng thưa dần, anh phải đi làm phụ xe, rồi kiêm làm bốc vác cho chủ xe. Quang Thắng nói anh không ngần ngại vất vả làm bất cứ một nghề gì: ‘Giá có phải đi móc cống, đi làm những công việc nặng nhọc nhất tôi cũng làm, miễn là kiếm ra những đồng tiền chân chính để nuôi sống gia đình’
Quang Thắng kể những năm tháng ấy gắn bó được với sân khấu kịch là cả một sự cố gắng lớn, bởi nhiều khi bước đường cùng cũng muốn bỏ nghề ra ngoài kiếm việc gì làm ra tiền hơn, mà chẳng hiểu sao vẫn bám trụ được cho đến tận bây giờ.
‘Có cái xe đạp đi đã là mừng, nhưng phải phân phối từ cái lốp, đũa tới pê đan, lỡ mà hỏng lốp, người ta bốc thăm được chứ mình không được, là phải giao kèo với người kia nếu bốc được cái gì mình hỏng thì xin đổi, ví dụ thế, nếu không đổi được thì cứ để xe đấy mà đi bộ.’
Rồi hết xà phòng, phải đi mua quả bồ hòn về giã ra lấy cùi để giặt, vì loại quả đó càng giặt càng có bọt, lại sạch. Còn cái hạt rắn như viên đá, thì kiểu gì cũng được Quang Thắng đầu têu một nhóm mài dưới đất đến lúc nóng ran lên thì dí vào chân các bạn gái, cho các bạn kêu ré lên. Kể ra mới biết, dù trong lúc thiếu thốn nhất, Quang Thắng vẫn là chúa trùm của những trò nghịch ngợm.
‘Thời đi học, có những lúc phải trực trường, 1 - 2h sáng không ngủ được, tôi kéo một đám bạn ra chỗ để trống chiêng đánh tưng bừng xong vứt đó chạy nhanh về phòng giả vờ ngủ.
Quản sinh đi kiểm tra đứa nào cũng lắc đầu quầy quậy, mình thì cái mặt tỏ ra rất vô tội, nhưng đến lúc đích thân hiệu trưởng xuống điều tra thì bắt đầu run, giơ tay xin khai hết, cuối cùng bị đuổi ra khỏi lớp, phải mời bố mẹ đến.
Rồi mùa hè, các bạn ở lại trực trường có ra bể công cộng tắm, có 2 bên, một bên dành cho các bạn nữ, một bên dành cho nam, vậy là cứ rình ra trước, chui từ lỗ thông nhau giữa hai bể để lặn sang phía bể nữ, mục đích chỉ để dọa ma chứ không nghịch ‘mất dậy’ đâu, thế mà vừa mò sang đã bị mấy bạn nữ ‘ngửi’ thấy, nói với nhau, hình như tao ngửi thấy có mùi hơi người, thế là các bạn kêu ầm lên còn mình thì chuồn vội.’
Hài hước, dí dỏm, đa tài là vậy là mãi năm 34 tuổi mới có cô gái ‘chịu’ theo về làm vợ, Quang Thắng kể không biết bao nhiều lần, rõ ràng cùng đi ‘tán gái’ với nhau, mình làm đủ mọi trò để thể hiện, tưởng là được đến nơi rồi mà cuối cùng cô kia lại đổ Quốc Khánh, cái lão cứ ngồi trầm ngâm xem mình thể hiện mà không bao giờ thèm nói gì ấy.
Quang Thắng hài hước kể về thuở đi cưa cẩm cùng Quốc Khánh, cách giữ lửa hạnh phúc gia đình và cả những kỉ niệm đáng nhớ của nhiều vai diễn ấn tượng…
Còn nữa…
Quang Thắng kể trước đây anh ghét người ta gọi mình bằng biệt danh Quang Thắng mũi to. Ấy vậy mà bước chân vào sân khấu hài, cứ nhắc đến Quang Thắng là kiểu gì những người yêu mến anh cũng phải gắn thêm chiếc mũi ‘Vẹo’.
Mãi rồi thành thương hiệu, bên cạnh một Vân Dung với dáng đứng ‘đào thế’ không lẫn vào đâu được kiểu gì cũng là một Quang Thắng ‘mũi to’ như cặp bài trùng đầy màu sắc.
Quyết tâm làm giàu đến từ chiếc áo của mẹ
Chưa cần nghe Quang Thắng nói hay nhìn anh diễn, chỉ cần nhìn gương mặt đầy biểu cảm của người nghệ sỹ đến từ đất cảng Hải Phòng đã ối người lăn ra cười, bởi có điều gì đó ngồ ngộ, đáng yêu và tư chất hài hước bẩm sinh dường như đã hiển hiện rõ trên gương mặt ấy rồi.
Nhìn Quang Thắng đã muốn cười. |
Quang Thắng rào trước đón sau ‘Không phải tôi ôn nghèo kể khổ đâu, không người ta lại bảo Quang Thắng hay kêu ca, nhưng đúng là cái thời ấy nghèo thật, khó khăn thật, khổ thật…’
Danh hài vẫn nhớ mãi thời kỳ bao cấp còn khó khăn, khi ấy anh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tuổi trẻ lúc nào cũng tha thiết có một chiếc áo da để mặc. Thương cậu con trai độc nhất, mẹ anh cũng tằn tiện dành dụm tiền ra cảng Hải Phòng, nơi những chiếc tàu chở hàng ghé về, mua bằng được chiếc áo da mà anh vẫn mơ ước.
Nhưng oái oăm thay, chiếc áo da ấm áp lại được mua vào giữa mùa hè, chẳng biết đợi bao giờ cho đến mùa đông để mặc. Mà áo vừa mua xong thì cơ hội mặc áo mới lại đến, tối hôm ấy có một chương trình ca nhạc của những nghệ sỹ trong Sài Gòn ra, anh vẫn nhớ đó là đoàn ca nhạc nhẹ Tháng Tám, có những Kiều Trinh, Thế Hiển, Anh Khoa…
Thế là Quang Thắng bên ngoài cười tươi như hoa trong chiếc áo da mới cóng, còn bên trong mồ hôi mướt mát ngồi xem ca nhạc. Vậy mà không ngờ lần đầu mặc áo da đầy kỷ niệm ấy cũng là lần cuối, sau buổi ca nhạc về anh bị mất chiếc áo mà mẹ phải tích cóp cả chỉ vàng để mua.
Thương mẹ, tiếc tiền, càng nghĩ lại càng tiếc số tiền bỏ ra mua áo, Quang Thắng khóc lên khóc xuống, sau khi khóc chán chê mà vẫn không tìm lại được áo, anh tự hứa với lòng mình sau này nhất định phải kiếm ra thật nhiều tiền để bản thân và gia đình đỡ khổ.
‘Giá có phải đi móc cống cũng đi’
Đến với sân khấu kịch một cách tình cờ, sau khi học xong cấp 3 vô tình đọc dòng thông báo tuyển sinh của trường nghệ thuật Hải Phòng, Quang Thắng đăng ký dự thi, không ngờ trúng luôn, vậy là gắn bó với con đường nghệ thuật từ ngày ấy cho đến bây giờ.
Đến khi ra trường, cũng vẫn những đói nghèo ấy dai dẳng bám theo, Quang Thắng lăn lưng đi làm thuê cho gia đình một cô chú trong đoàn kịch, ngày ngày đưa hàng từ Hải Phòng lên chợ Đồng Xuân, tối lại bắt tàu xe ngược trở về đi diễn, tiền hàng mang về phải cho vào túi đựng đường rồi nhét vào bụng, vừa đi vừa ôm bụng giữ khư khư vì sợ mất.
Rồi việc đưa hàng thưa dần, anh phải đi làm phụ xe, rồi kiêm làm bốc vác cho chủ xe. Quang Thắng nói anh không ngần ngại vất vả làm bất cứ một nghề gì: ‘Giá có phải đi móc cống, đi làm những công việc nặng nhọc nhất tôi cũng làm, miễn là kiếm ra những đồng tiền chân chính để nuôi sống gia đình’
Quang Thắng kể những năm tháng ấy gắn bó được với sân khấu kịch là cả một sự cố gắng lớn, bởi nhiều khi bước đường cùng cũng muốn bỏ nghề ra ngoài kiếm việc gì làm ra tiền hơn, mà chẳng hiểu sao vẫn bám trụ được cho đến tận bây giờ.
‘Có cái xe đạp đi đã là mừng, nhưng phải phân phối từ cái lốp, đũa tới pê đan, lỡ mà hỏng lốp, người ta bốc thăm được chứ mình không được, là phải giao kèo với người kia nếu bốc được cái gì mình hỏng thì xin đổi, ví dụ thế, nếu không đổi được thì cứ để xe đấy mà đi bộ.’
Rồi hết xà phòng, phải đi mua quả bồ hòn về giã ra lấy cùi để giặt, vì loại quả đó càng giặt càng có bọt, lại sạch. Còn cái hạt rắn như viên đá, thì kiểu gì cũng được Quang Thắng đầu têu một nhóm mài dưới đất đến lúc nóng ran lên thì dí vào chân các bạn gái, cho các bạn kêu ré lên. Kể ra mới biết, dù trong lúc thiếu thốn nhất, Quang Thắng vẫn là chúa trùm của những trò nghịch ngợm.
Cặp bài trùng Quang Thắng - Vân Dung |
Quản sinh đi kiểm tra đứa nào cũng lắc đầu quầy quậy, mình thì cái mặt tỏ ra rất vô tội, nhưng đến lúc đích thân hiệu trưởng xuống điều tra thì bắt đầu run, giơ tay xin khai hết, cuối cùng bị đuổi ra khỏi lớp, phải mời bố mẹ đến.
Rồi mùa hè, các bạn ở lại trực trường có ra bể công cộng tắm, có 2 bên, một bên dành cho các bạn nữ, một bên dành cho nam, vậy là cứ rình ra trước, chui từ lỗ thông nhau giữa hai bể để lặn sang phía bể nữ, mục đích chỉ để dọa ma chứ không nghịch ‘mất dậy’ đâu, thế mà vừa mò sang đã bị mấy bạn nữ ‘ngửi’ thấy, nói với nhau, hình như tao ngửi thấy có mùi hơi người, thế là các bạn kêu ầm lên còn mình thì chuồn vội.’
Hài hước, dí dỏm, đa tài là vậy là mãi năm 34 tuổi mới có cô gái ‘chịu’ theo về làm vợ, Quang Thắng kể không biết bao nhiều lần, rõ ràng cùng đi ‘tán gái’ với nhau, mình làm đủ mọi trò để thể hiện, tưởng là được đến nơi rồi mà cuối cùng cô kia lại đổ Quốc Khánh, cái lão cứ ngồi trầm ngâm xem mình thể hiện mà không bao giờ thèm nói gì ấy.
Quang Thắng hài hước kể về thuở đi cưa cẩm cùng Quốc Khánh, cách giữ lửa hạnh phúc gia đình và cả những kỉ niệm đáng nhớ của nhiều vai diễn ấn tượng…
Còn nữa…
An Yên
Bình luận