(VTC News)- Là nghệ sĩ hài có tiếng nhưng diễn viên Quang Thắng lại không mong muốn các con của mình theo con đường nghệ thuật.
- Được biết, bé trai nhà anh ra đời cũng mang nhiều màu sắc tâm linh?
Gia đình tôi vốn độc đinh, từ đời bố tôi. Nên nếu không có con trai thì coi như đến đời tôi là chấm dứt. Thế nên, tôi cố một phen vậy, cho các cụ vui lòng.
Một lần tôi ra ngoài Côn Đảo, 12 giờ đêm tôi ra thắp hương trên mộ chị Võ Thị Sáu. Sau đó bé trai nhà tôi đã ra đời. Bốn tháng sau, tôi quay trở lại Côn Đảo để cảm ơn bà.
Vừa rồi, tôi may mắn có dịp làm chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” ngoài Côn Đảo trong 10 ngày nên đã có dịp trở lại và cám ơn bà thêm một lần nữa.
- Sinh thêm cậu con trai thứ 3, cuộc sống của gia đình anh có nhiều xáo trộn ?
Sau khi sinh cháu thứ ba, vợ tôi phải ở nhà trông con. Có con nhỏ, vợ tôi cũng không thể làm nhiều việc như trước nữa mà dành thời gian để chăm sóc các con. Vợ tôi cũng bị thiệt thòi như vậy.
Tôi thì phải cố đi làm nhiều hơn nên cũng không có nhiều thời gian ở nhà chăm sóc cho vợ con.
Nhiều lúc, tôi cảm thấy lỗi của mình là đã đi diễn quá nhiều. Chính vì thế giây phút ở nhà, tôi đều cố gắng bù đắp tình cảm cho vợ con.
- “Nhắm vợ” từ năm lớp 10 nhưng tại sao sau 7 năm anh chị mới làm đám cưới?
Ngày đó tôi đã yêu khi cô ấy chỉ mới học lớp 10. Tuy nhiên, hồi ấy cô ấy còn "quá bé" nên đợi "bà xã" học hết lớp 12 tôi mới dám tỏ tình. Khi cô ấy học xong đại học, chúng tôi mới làm đám cưới.
- Anh không sợ việc tỏ tình của mình sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của chị khi chuẩn bị thi đại học?
Cô ấy học rất khá nên tôi tin việc mình tỏ tình trước khi thi đại học cũng không làm ảnh hưởng đến chuyện thi cử. Cô ấy cũng xác định rất rõ học là học còn yêu là yêu.
- Anh hơn chị 11 tuổi, khoảng cách về tuổi tác liệu có nảy sinh những bất đồng về quan điểm sống?
Đúng là vợ kém tôi 11 tuổi nhưng tôi cảm thấy thế là vừa. Tự dưng bây giờ tôi cảm thấy mình trẻ quá. Sau khi sinh cháu thứ 3, tôi còn thấy vợ già hơn cả mình. Nói như vậy để thấy rằng vợ tôi cũng đã hy sinh rất nhiều cho gia đình.
Vợ tôi thiệt thòi hơn phụ nữ khác ở chỗ người ta có chồng ở nhà chia sẻ còn tôi thì đi diễn suốt ngày.
- Những lúc đi diễn xa nhà, tâm trạng của anh thế nào?
Đi diễn xa nhà, tôi cũng buồn chứ. Nhưng tất cả vì con em chúng ta, tôi phải "đi cày" ngoài kia để kiếm tiền nuôi con.
Còn vợ thì phải ở nhà hy sinh để trông các con. Những lúc đi làm về, khoảng 3-4h sáng đi qua cầu Chương Dương để về chỗ nghỉ ngơi, tôi cảm thấy tủi thân lắm. “Tại sao cứ phải thân cò lặn lội thế này. Liệu có bao nhiêu người biết mình khổ như thế này không”.
Người ta diễn sau một đêm người ta về có vợ có con sum vầy ở ngay Hà Nội, còn tôi phải chờ đến sáng hôm sau có chuyến xe đầu tiên mới được về nhà.
- Những khi nào anh cảm thấy thương các con nhất?
Ngày sinh nhật hoặc những ngày lễ tết của con chẳng hạn. Tôi chẳng bao giờ được phục vụ cho các con mà phải đi biểu diễn cho các cháu ở bên ngoài thôi.
Ví dụ Quốc tế thiếu nhi 1/6, hay Rằm Trung thu vừa rồi, tôi phải diễn 10 ngày ở Hà Nội, còn các con ở nhà chẳng ai đưa đi chơi.
Nhưng bây giờ còn có người mời, chứ đến lúc muốn đi diễn chả ai mời nữa. Nên bây giờ tôi phải hy sinh thôi.
- Đã bao giờ vợ trách khi anh thường xuyên đi diễn xa nhà không?
Tất nhiên người phụ nữ nào cũng có nỗi niềm riêng của họ. Nhưng khi họ hiểu được thì cũng thông cảm. Vợ tôi cũng hiểu những điều đó và chấp nhận.
- Sau mỗi chuyến lưu diễn, khi trở về nhà thì điều gì khiến anh hạnh phúc nhất?
Khi thấy tôi về nhà, các con đều nhảy lên vui vẻ. Nhìn thấy thế là là tôi hết mệt nhọc rồi. Tôi ôm từng đứa một, rồi cho quà từng đứa. Về tới nhà là tôi quên hết mệt nhọc.
Cứ đi diễn ở địa phương nào có cái gì lạ lạ là tôi mua cái đấy cho các con. Ví dụ ở trên Hà Giang có đặc sản thịt trâu khô thì tôi sẽ mua về, còn trên Mộc Châu về thì tôi mua sữa tươi và kẹo cho các con.
- Khi về tới nhà, anh sẽ dành thời gian chăm sóc các con chứ?
Người cha nào cũng thế, khi đi xa về là muốn dành hết thời gian bên con. Tôi làm hết tất cả các việc để phục vụ con.
Ví dụ đang ngồi ăn cơm mà cháu muốn đi vệ sinh thì tôi cũng vui vẻ đứng dậy đi làm. Được phục vụ các con cũng rất hạnh phúc, vui vẻ.
- Ở nhà, anh dạy con như thế nào?
Dù là diễn viên hài, hay tếu táo trên sân khấu nhưng trong gia đình nhưng tôi vẫn là một người bố nghiêm khắc không thể lúc nào cũng “cười hềnh hệch” được.
Nếu không nghiêm các cháu nó nhờn, cứ dựa bố về để làm sai tất cả những nề nếp mẹ rèn từ trước đến giờ thì không nên.
- Những khi đi diễn xa nhà làm sao anh có thể quan tâm được tình hình của các con?
Vợ cũng thường xuyên gọi điện thông báo tình hình các con như cháu bé ốm, cháu lớn được điểm 10. Ở nhà, vợ tôi sẽ tự quyết định mọi việc.
Những lúc lưu diễn, gọi được điện thì các cháu đã đi ngủ hết rồi, tầm 11-11h30, nên mình chỉ gọi điện hỏi chuyện vợ về tình hình các con.
- Các con anh có năng khiếu nghệ thuật giống bố không?
Tôi cũng cám ơn trời đất, cám ơn vợ sinh được ba cháu nhanh nhẹn, may là không có năng khiếu nào giống bố. Bởi vì tôi không thích cho các cháu đi môi trường nghệ thuật.
- Phải chăng anh quá tiêu cực khi nghĩ vậy?
Đối với nghệ thuật, tôi muốn các cháu tự cảm nhận và phát triển các năng khiếu. Tôi không bao giờ hướng các con theo nghệ thuật.
- Tại sao anh lại có những suy nghĩ như vậy?
Nghệ thuật nghèo, bạc bẽo, có tiếng nhưng chẳng có miếng. Ví dụ như ca sĩ hiện nay mấy ai được như Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm để được cát - xê cao, nuôi sống đủ gia đình.
Tôi cứ tích cóp được để chuẩn bị mua nhà thì nhà nó lại lên giá cao hơn, còn đến bây giờ, văn nghệ sĩ ai mua nhà được ở Hà Nội thì tôi phục người đấy. Có thể người ta quá tằn tiệm, quá chi li hoặc có một khoản thu nào đấy mới mua được nhà.
- Vợ chồng anh có phải thuê thêm gia sư về dạy cho các con không?
Vợ tôi đảm nhận việc dạy các cháu, vẫn phải ngồi học cùng các cháu. Chương trình học ở nước mình còn nặng quá. Tôi thấy các cháu không có thời gian để chơi nữa, bài vở quá nhiều.
May là vợ tôi còn biết nên cũng có thể dạy được các con.
Thời điểm này, tôi vẫn chưa cho các cháu đi học thêm ngoài. Cấp ba chắc chắn là phải học thêm rồi, vì càng ngày kiến thức càng rộng thì may ra các cháu mới thi được đại học.
- Anh đã bao giờ chứng kiến cảnh các cháu phải mang quá nhiều sách vở tới trường?
Ngày bình thường con tôi cũng phải mang rất nhiều sách vở đến trường. Bản thân tôi cũng đã từng làm những tiểu phẩm phê phán điều ấy rồi nhưng vẫn không ăn thua, không thay đổi được gì.
Tuy nhiên, bây giờ các cháu đi học cũng đỡ phải mang vác như cách đây vài năm vì được bố mẹ mua cho va li kéo ở dọc đường thay vì vác cặp.
Phạm Thịnh
- Gia đình anh là một trong số ít nghệ sĩ có số lượng thành viên khá đông đảo, anh có thể chia sẻ gì về điều này?
Tôi may mắn có được 3 con rất thông minh và khỏe mạnh. Bé gái lớn 12 tuổi, một cháu 7 tuổi và một cậu bé hai tuổi rưỡi.
Bé trai ăn uống kém nên hai bố mẹ cũng phải kèm cặp suốt. Hai chị cũng biết làm việc cá nhân, hay giúp bố mẹ trông em.
Vợ chồng nghệ sĩ Quang Thắng cùng 2 cô con gái xinh xắn |
Gia đình tôi vốn độc đinh, từ đời bố tôi. Nên nếu không có con trai thì coi như đến đời tôi là chấm dứt. Thế nên, tôi cố một phen vậy, cho các cụ vui lòng.
Một lần tôi ra ngoài Côn Đảo, 12 giờ đêm tôi ra thắp hương trên mộ chị Võ Thị Sáu. Sau đó bé trai nhà tôi đã ra đời. Bốn tháng sau, tôi quay trở lại Côn Đảo để cảm ơn bà.
Vừa rồi, tôi may mắn có dịp làm chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” ngoài Côn Đảo trong 10 ngày nên đã có dịp trở lại và cám ơn bà thêm một lần nữa.
- Sinh thêm cậu con trai thứ 3, cuộc sống của gia đình anh có nhiều xáo trộn ?
Sau khi sinh cháu thứ ba, vợ tôi phải ở nhà trông con. Có con nhỏ, vợ tôi cũng không thể làm nhiều việc như trước nữa mà dành thời gian để chăm sóc các con. Vợ tôi cũng bị thiệt thòi như vậy.
Tôi thì phải cố đi làm nhiều hơn nên cũng không có nhiều thời gian ở nhà chăm sóc cho vợ con.
Nhiều lúc, tôi cảm thấy lỗi của mình là đã đi diễn quá nhiều. Chính vì thế giây phút ở nhà, tôi đều cố gắng bù đắp tình cảm cho vợ con.
- “Nhắm vợ” từ năm lớp 10 nhưng tại sao sau 7 năm anh chị mới làm đám cưới?
Ngày đó tôi đã yêu khi cô ấy chỉ mới học lớp 10. Tuy nhiên, hồi ấy cô ấy còn "quá bé" nên đợi "bà xã" học hết lớp 12 tôi mới dám tỏ tình. Khi cô ấy học xong đại học, chúng tôi mới làm đám cưới.
- Anh không sợ việc tỏ tình của mình sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của chị khi chuẩn bị thi đại học?
Cô ấy học rất khá nên tôi tin việc mình tỏ tình trước khi thi đại học cũng không làm ảnh hưởng đến chuyện thi cử. Cô ấy cũng xác định rất rõ học là học còn yêu là yêu.
Cậu con trai thứ 3 của nghệ sĩ Quang Thắng |
Đúng là vợ kém tôi 11 tuổi nhưng tôi cảm thấy thế là vừa. Tự dưng bây giờ tôi cảm thấy mình trẻ quá. Sau khi sinh cháu thứ 3, tôi còn thấy vợ già hơn cả mình. Nói như vậy để thấy rằng vợ tôi cũng đã hy sinh rất nhiều cho gia đình.
Vợ tôi thiệt thòi hơn phụ nữ khác ở chỗ người ta có chồng ở nhà chia sẻ còn tôi thì đi diễn suốt ngày.
- Những lúc đi diễn xa nhà, tâm trạng của anh thế nào?
|
Còn vợ thì phải ở nhà hy sinh để trông các con. Những lúc đi làm về, khoảng 3-4h sáng đi qua cầu Chương Dương để về chỗ nghỉ ngơi, tôi cảm thấy tủi thân lắm. “Tại sao cứ phải thân cò lặn lội thế này. Liệu có bao nhiêu người biết mình khổ như thế này không”.
Người ta diễn sau một đêm người ta về có vợ có con sum vầy ở ngay Hà Nội, còn tôi phải chờ đến sáng hôm sau có chuyến xe đầu tiên mới được về nhà.
- Những khi nào anh cảm thấy thương các con nhất?
Ngày sinh nhật hoặc những ngày lễ tết của con chẳng hạn. Tôi chẳng bao giờ được phục vụ cho các con mà phải đi biểu diễn cho các cháu ở bên ngoài thôi.
Ví dụ Quốc tế thiếu nhi 1/6, hay Rằm Trung thu vừa rồi, tôi phải diễn 10 ngày ở Hà Nội, còn các con ở nhà chẳng ai đưa đi chơi.
Nhưng bây giờ còn có người mời, chứ đến lúc muốn đi diễn chả ai mời nữa. Nên bây giờ tôi phải hy sinh thôi.
Quang Thắng không muốn các con theo nghệ thuật |
Tất nhiên người phụ nữ nào cũng có nỗi niềm riêng của họ. Nhưng khi họ hiểu được thì cũng thông cảm. Vợ tôi cũng hiểu những điều đó và chấp nhận.
- Sau mỗi chuyến lưu diễn, khi trở về nhà thì điều gì khiến anh hạnh phúc nhất?
Khi thấy tôi về nhà, các con đều nhảy lên vui vẻ. Nhìn thấy thế là là tôi hết mệt nhọc rồi. Tôi ôm từng đứa một, rồi cho quà từng đứa. Về tới nhà là tôi quên hết mệt nhọc.
Cứ đi diễn ở địa phương nào có cái gì lạ lạ là tôi mua cái đấy cho các con. Ví dụ ở trên Hà Giang có đặc sản thịt trâu khô thì tôi sẽ mua về, còn trên Mộc Châu về thì tôi mua sữa tươi và kẹo cho các con.
- Khi về tới nhà, anh sẽ dành thời gian chăm sóc các con chứ?
Người cha nào cũng thế, khi đi xa về là muốn dành hết thời gian bên con. Tôi làm hết tất cả các việc để phục vụ con.
Ví dụ đang ngồi ăn cơm mà cháu muốn đi vệ sinh thì tôi cũng vui vẻ đứng dậy đi làm. Được phục vụ các con cũng rất hạnh phúc, vui vẻ.
- Ở nhà, anh dạy con như thế nào?
Dù là diễn viên hài, hay tếu táo trên sân khấu nhưng trong gia đình nhưng tôi vẫn là một người bố nghiêm khắc không thể lúc nào cũng “cười hềnh hệch” được.
Nếu không nghiêm các cháu nó nhờn, cứ dựa bố về để làm sai tất cả những nề nếp mẹ rèn từ trước đến giờ thì không nên.
- Những khi đi diễn xa nhà làm sao anh có thể quan tâm được tình hình của các con?
|
Những lúc lưu diễn, gọi được điện thì các cháu đã đi ngủ hết rồi, tầm 11-11h30, nên mình chỉ gọi điện hỏi chuyện vợ về tình hình các con.
- Các con anh có năng khiếu nghệ thuật giống bố không?
Tôi cũng cám ơn trời đất, cám ơn vợ sinh được ba cháu nhanh nhẹn, may là không có năng khiếu nào giống bố. Bởi vì tôi không thích cho các cháu đi môi trường nghệ thuật.
- Phải chăng anh quá tiêu cực khi nghĩ vậy?
Đối với nghệ thuật, tôi muốn các cháu tự cảm nhận và phát triển các năng khiếu. Tôi không bao giờ hướng các con theo nghệ thuật.
- Tại sao anh lại có những suy nghĩ như vậy?
Nghệ thuật nghèo, bạc bẽo, có tiếng nhưng chẳng có miếng. Ví dụ như ca sĩ hiện nay mấy ai được như Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm để được cát - xê cao, nuôi sống đủ gia đình.
Tôi cứ tích cóp được để chuẩn bị mua nhà thì nhà nó lại lên giá cao hơn, còn đến bây giờ, văn nghệ sĩ ai mua nhà được ở Hà Nội thì tôi phục người đấy. Có thể người ta quá tằn tiệm, quá chi li hoặc có một khoản thu nào đấy mới mua được nhà.
- Vợ chồng anh có phải thuê thêm gia sư về dạy cho các con không?
Vợ tôi đảm nhận việc dạy các cháu, vẫn phải ngồi học cùng các cháu. Chương trình học ở nước mình còn nặng quá. Tôi thấy các cháu không có thời gian để chơi nữa, bài vở quá nhiều.
May là vợ tôi còn biết nên cũng có thể dạy được các con.
Thời điểm này, tôi vẫn chưa cho các cháu đi học thêm ngoài. Cấp ba chắc chắn là phải học thêm rồi, vì càng ngày kiến thức càng rộng thì may ra các cháu mới thi được đại học.
- Anh đã bao giờ chứng kiến cảnh các cháu phải mang quá nhiều sách vở tới trường?
Ngày bình thường con tôi cũng phải mang rất nhiều sách vở đến trường. Bản thân tôi cũng đã từng làm những tiểu phẩm phê phán điều ấy rồi nhưng vẫn không ăn thua, không thay đổi được gì.
Tuy nhiên, bây giờ các cháu đi học cũng đỡ phải mang vác như cách đây vài năm vì được bố mẹ mua cho va li kéo ở dọc đường thay vì vác cặp.
Phạm Thịnh
Bình luận