(VTC News) - Đề xuất nhượng quyền thu phí và quản lý du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trong 50 năm của Bitexco đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ các chuyên gia và cơ quan quản lý nhà nước.
Không thể khoán trắng di sản
Việc Tập đoàn Bitexco (Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh) vừa đề xuất với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về "nhượng" quyền thu phí và quản lý du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trong 50 năm, đang được dư luận quan tâm.
Theo đề xuất của Tập đoàn Bitexco, phí nhượng quyền ba năm đầu sẽ là 90 tỷ đồng, ba năm tiếp theo là 130 tỷ đồng, sau đó là 160 tỷ đồng. Việc chia lợi nhuận ròng được chia lại cho tỉnh Quảng Ninh theo tỷ lệ là sau ba năm đầu là 20%, sau sáu năm là 30% và sau 10 năm là 50%. Bitexco đưa ra viễn cảnh doanh thu du lịch từ Vịnh Hạ Long đạt ngưỡng 5 tỷ USD (so với hiện tại chỉ là 10 triệu USD).
Tuy nhiên, dư luận quan tâm là đề xuất của Bitexco giao quyền quản lý di sản-kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long cho đơn vị này là 50 năm, một khoảng thời gian quá dài và giao toàn bộ quyền quản lý Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cho Tập đoàn này. Cả hai đề xuất trên đều bị các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh không đồng tình.
Trước những đề xuất của Bitexco đang được tỉnh Quảng Ninh xem xét, rất nhiều thông tin đã cho rằng UBND tỉnh Quảng Ninh đang “bán” đi Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Trả lời báo chí, ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL cho biết: “Hạ Long không chỉ là một điểm du lịch bình thường mà cần phải nhấn mạnh tính văn hóa, bởi danh thắng này đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đối với một Kỳ quan thiên nhiên thế giới thì không thể đối xử với nó theo cách thông thường.
Theo khuyến nghị của UNESCO, với mỗi di sản, ngoài việc để cho cộng đồng được thụ hưởng thì những nhà quản lý còn phải có trách nhiệm quảng bá, gìn giữ. Không thể đơn thuần khai thác, thu lợi nhuận mà quên đi giá trị vĩnh cửu”.
Đại diện Bộ VH-TT&DL cũng khẳng định, nếu nhượng quyền thu phí và quản lý du lịch di sản vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trong vòng 50 năm thì không thể yên tâm được. Không chỉ là Di sản từng được UNESCO vinh danh mà nơi đây còn là biểu tượng du lịch Việt Nam, thắng cảnh số 1 và cũng là xuất phát điểm của du lịch Việt Nam.
Ông Tân cũng thông tin thêm, hiện trên thế giới không hiếm các mô hình di sản được quản lý bởi các công ty, tập đoàn. Có mô hình thành công nhưng cũng không hiếm mô hình quản lý thất bại. Muốn thành công phải để mắt thường xuyên, phải thắt chặt quản lý, không thể khoán trắng và cũng không phải cái gì cũng áp công thức xã hội hóa.
Đặc biệt, trong trường hợp này vịnh Hạ Long không phải là một món hàng trao đổi, có làm bất cứ việc gì cũng phải cần đặc biệt thận trọng và cân nhắc, di sản không phải là món hàng, không phải nhiều tiền là có thể làm được mọi việc. Chỉ nên thử nghiệm trong một vài khâu nào đó. Không thể một lần khoán trắng.
Nhiều ý kiến cũng tỏ ra lo ngại sẽ xảy ra xung đột lợi ích khi giao di sản cho doanh nghiệp quản lý. Di sản là tài sản chung, nhưng nếu giao cho doanh nghiệp quản lý, người dân sẽ có thể bị thiệt thòi vì doanh nghiệp không thể không nghĩ tới lợi nhuận.
Chưa giao Vịnh Hạ Long cho Bitexco
Trước những lo ngại về việc Quảng Ninh đang "bán" di sản này, tại buổi họp báo chiều ngày 24/7 về chủ trương hợp tác nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ trên vịnh Hạ Long với Tập đoàn Bitexco, ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: “Tỉnh Quảng Ninh mới nghe Tập đoàn Bitexco trình bày, báo cáo về đề án quản lý, thu phí Vịnh Hạ Long chứ chưa có một quyết định gì”.
Ngoài ra, chủ trương của tỉnh Quảng Ninh là thực hiện hình thức hợp tác công-tư, quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long sẽ áp dụng theo mô hình đầu tư công-quản lý tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long hiện nay.
Phí thăm quan vịnh Hạ Long và kinh doanh dịch vụ cùng với việc bảo tồn di sản sẽ được tách bạch. Theo đó việc bảo tồn di sản sẽ giao cho Ban quản lý Vnh Hạ Long, còn việc thu phí, dịch vụ kinh doanh sẽ để doanh nghiệp đấu thầu. Việc giao cho doanh nghiệp là quyền quản trị về thu phí và dịch vụ chứ không giao Vịnh Hạ Long cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Đọc nói: “Quan điểm chung của tỉnh là tách toàn bộ mảng quản lý nhà nước và phát huy bảo tồn di sản, nâng cao chất lượng Vịnh Hạ Long. Mảng dịch vụ và khai thác, sẽ có một đơn vị chuyên nghiệp để nâng cao việc khai thác Vịnh Hạ Long”.
Ngày 23/7, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã nhận được công văn đề nghị của Tập đoàn Tuần Châu về việc muốn tham gia đấu thầu quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Hợp cho biết thêm, chủ trương mời các doanh nghiệp vào đấu thầu thu phí, khai thác du lịch trên vịnh Hạ Long đã có từ năm 2013, tuy nhiên chưa có doanh nghiệp nào đề xuất, cho đến khi tập đoàn Bitexco lên tiếng, muốn nhượng quyền quản lý, thu phí vịnh Hạ Long.
Theo nguyên tắc đầu thầu như chủ trương của tỉnh cho phép doanh nghiệp được “nhượng” quyền quản trị hoạt động dịch vụ du lịch ở vịnh Hạ Long không bao giờ quá 10 năm. Tập đoàn Bitexco có đưa ra tên gọi là: Đề xuất phương án đầu tư, quản lý du lịch Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đưa ra thời gian “nhượng” quyền 50 năm chưa hợp lý tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Bitexco sửa hoàn chỉnh để tỉnh sẽ xem xét lại.
Bà Phạm Thị Thùy Dương, Trưởng ban quản lý Vịnh Hạ Long cũng cho hay, theo tính toán của Ban về mức doanh thu phí tham quan và cơ chế tài chính của tỉnh đang thực hiện năm 2014 thì số thu ngân sách cho tỉnh dự kiến cho 10 năm khoảng 6.023 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến mà Bitexco đưa ra là khoảng 4.700 tỷ đồng. Do đó đề xuất của Bitexco chưa hợp lý.
Ngọc Vy - Thu Hà
Không thể khoán trắng di sản
Việc Tập đoàn Bitexco (Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh) vừa đề xuất với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về "nhượng" quyền thu phí và quản lý du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trong 50 năm, đang được dư luận quan tâm.
Tuy nhiên, dư luận quan tâm là đề xuất của Bitexco giao quyền quản lý di sản-kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long cho đơn vị này là 50 năm, một khoảng thời gian quá dài và giao toàn bộ quyền quản lý Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cho Tập đoàn này. Cả hai đề xuất trên đều bị các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh không đồng tình.
Trước những đề xuất của Bitexco đang được tỉnh Quảng Ninh xem xét, rất nhiều thông tin đã cho rằng UBND tỉnh Quảng Ninh đang “bán” đi Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Trả lời báo chí, ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL cho biết: “Hạ Long không chỉ là một điểm du lịch bình thường mà cần phải nhấn mạnh tính văn hóa, bởi danh thắng này đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đối với một Kỳ quan thiên nhiên thế giới thì không thể đối xử với nó theo cách thông thường.
Theo khuyến nghị của UNESCO, với mỗi di sản, ngoài việc để cho cộng đồng được thụ hưởng thì những nhà quản lý còn phải có trách nhiệm quảng bá, gìn giữ. Không thể đơn thuần khai thác, thu lợi nhuận mà quên đi giá trị vĩnh cửu”.
Đại diện Bộ VH-TT&DL cũng khẳng định, nếu nhượng quyền thu phí và quản lý du lịch di sản vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trong vòng 50 năm thì không thể yên tâm được. Không chỉ là Di sản từng được UNESCO vinh danh mà nơi đây còn là biểu tượng du lịch Việt Nam, thắng cảnh số 1 và cũng là xuất phát điểm của du lịch Việt Nam.
Ông Tân cũng thông tin thêm, hiện trên thế giới không hiếm các mô hình di sản được quản lý bởi các công ty, tập đoàn. Có mô hình thành công nhưng cũng không hiếm mô hình quản lý thất bại. Muốn thành công phải để mắt thường xuyên, phải thắt chặt quản lý, không thể khoán trắng và cũng không phải cái gì cũng áp công thức xã hội hóa.
Đặc biệt, trong trường hợp này vịnh Hạ Long không phải là một món hàng trao đổi, có làm bất cứ việc gì cũng phải cần đặc biệt thận trọng và cân nhắc, di sản không phải là món hàng, không phải nhiều tiền là có thể làm được mọi việc. Chỉ nên thử nghiệm trong một vài khâu nào đó. Không thể một lần khoán trắng.
Nhiều ý kiến cũng tỏ ra lo ngại sẽ xảy ra xung đột lợi ích khi giao di sản cho doanh nghiệp quản lý. Di sản là tài sản chung, nhưng nếu giao cho doanh nghiệp quản lý, người dân sẽ có thể bị thiệt thòi vì doanh nghiệp không thể không nghĩ tới lợi nhuận.
Chưa giao Vịnh Hạ Long cho Bitexco
Trước những lo ngại về việc Quảng Ninh đang "bán" di sản này, tại buổi họp báo chiều ngày 24/7 về chủ trương hợp tác nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ trên vịnh Hạ Long với Tập đoàn Bitexco, ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: “Tỉnh Quảng Ninh mới nghe Tập đoàn Bitexco trình bày, báo cáo về đề án quản lý, thu phí Vịnh Hạ Long chứ chưa có một quyết định gì”.
Ngoài ra, chủ trương của tỉnh Quảng Ninh là thực hiện hình thức hợp tác công-tư, quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long sẽ áp dụng theo mô hình đầu tư công-quản lý tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long hiện nay.
Phí thăm quan vịnh Hạ Long và kinh doanh dịch vụ cùng với việc bảo tồn di sản sẽ được tách bạch. Theo đó việc bảo tồn di sản sẽ giao cho Ban quản lý Vnh Hạ Long, còn việc thu phí, dịch vụ kinh doanh sẽ để doanh nghiệp đấu thầu. Việc giao cho doanh nghiệp là quyền quản trị về thu phí và dịch vụ chứ không giao Vịnh Hạ Long cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Đọc nói: “Quan điểm chung của tỉnh là tách toàn bộ mảng quản lý nhà nước và phát huy bảo tồn di sản, nâng cao chất lượng Vịnh Hạ Long. Mảng dịch vụ và khai thác, sẽ có một đơn vị chuyên nghiệp để nâng cao việc khai thác Vịnh Hạ Long”.
Ngày 23/7, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã nhận được công văn đề nghị của Tập đoàn Tuần Châu về việc muốn tham gia đấu thầu quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Hợp cho biết thêm, chủ trương mời các doanh nghiệp vào đấu thầu thu phí, khai thác du lịch trên vịnh Hạ Long đã có từ năm 2013, tuy nhiên chưa có doanh nghiệp nào đề xuất, cho đến khi tập đoàn Bitexco lên tiếng, muốn nhượng quyền quản lý, thu phí vịnh Hạ Long.
Theo nguyên tắc đầu thầu như chủ trương của tỉnh cho phép doanh nghiệp được “nhượng” quyền quản trị hoạt động dịch vụ du lịch ở vịnh Hạ Long không bao giờ quá 10 năm. Tập đoàn Bitexco có đưa ra tên gọi là: Đề xuất phương án đầu tư, quản lý du lịch Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đưa ra thời gian “nhượng” quyền 50 năm chưa hợp lý tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Bitexco sửa hoàn chỉnh để tỉnh sẽ xem xét lại.
Bà Phạm Thị Thùy Dương, Trưởng ban quản lý Vịnh Hạ Long cũng cho hay, theo tính toán của Ban về mức doanh thu phí tham quan và cơ chế tài chính của tỉnh đang thực hiện năm 2014 thì số thu ngân sách cho tỉnh dự kiến cho 10 năm khoảng 6.023 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến mà Bitexco đưa ra là khoảng 4.700 tỷ đồng. Do đó đề xuất của Bitexco chưa hợp lý.
Ngọc Vy - Thu Hà
Bình luận