Để phản đối việc đền bù giải phóng mặt bằng làm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, người dân thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) đã mang cả quan tài lên cao tốc.
Sáng 5/12, tại trụ sở UBND Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), lãnh đạo UBND thành phố Tam Kỳ cùng các cơ quan, ban ngành đã tổ chức đối thoại với ông Đoàn Văn Tịnh (1974, trú tại thôn Trà Lang, xã Tam Ngọc, Thành phố Tam Kỳ) – người đã cùng hàng trăm hộ dân xã Tam Ngọc mang quan tài lên đường cao tốc để phản đối chuyện đền bù giải phóng mặt bằng vào hồi tháng 11 vừa qua.
Theo UBND Thành phố Tam Kỳ, sau khi ông Ngọc cùng hàng trăm hộ dân kéo lên công trường thi công đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi để phản đối việc áp giá đền bù và các vấn đề liên quan, UBND Thành phố đã tổ chức đối thoại với người dân để giải thích rõ các thắc mắc.
Tuy nhiên, ông Tịnh vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại và kêu cứu. Ngày 2/11, UBND thành phố tiếp nhận đơn và tổ chức tiến hành đối thoại theo quy định.
Theo đơn của ông Tịnh, ngày 22/11/2011 gia đình ông nhận được thông báo của UBND Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) về việc kiểm tra đất để lập hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Gia đình ông cùng cán bộ có thẩm quyền cùng đi kê khai và đo đạc và được xác nhận nguồn gốc đất của gia đình ông sử dụng trước 1/7/2014 là “sử dụng ổn đinh, không tranh chấp với diện tích 2.015 m2”. Trong đó diện tích thu hồi 1.096m2.
Gia đình ông đã bàn giao mặt bằng trên, đồng thời trung tâm đền bù giải phóng mặt bằng phải hoàn thành thủ tục chi trả tiền hỗ trợ bồi thường đất cũng như các mặt hỗ trợ khác để gia đình ông ổn định cuộc sống.
Theo ông Tịnh, biên bản thu hồi 1.096m2 đất nhưng thực tế diện tích thu hồi là 2.015m2. Do đó hơn 900m2 đất, hoa màu và cây cối của gia đình ông bị tàn phá nhưng không nhận được thông báo và không được bồi thường.
Tại buổi đối thoại, ông Tịnh yêu cầu được bồi thường toàn bộ diện tích 2.015m2 vì đã có xác nhận nguồn gốc đất của chính quyền xã. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Thành phố Tam Kỳ, thực tế diện tích trên có tranh chấp với 4 hộ khác. Ngoài ra, việc chính quyền xã Tam Ngọc xác nhận nguồn gốc đất cho ông Tịnh là không chính xác.
Ông Bùi Ngọc Ảnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: UBND Thành phố yêu cầu phải xác định việc có hay không việc phá hoại cây cối, hoa màu. Nếu có thì phải bồi thường cho dân. Đề nghị UBND xã Tam Ngọc tiến hành kiểm điểm cán bộ xã đã xác minh nguồn gốc đất của hộ ông Tịnh không chính xác.
“Người dân nói là đúng, bởi có xác nhận của xã. Xã đóng dấu đỏ chót thì dân tin là đúng. Quá trình kiểm tra, việc xác minh nguồn gốc đất làm không chính xác, cán bộ xã phải chịu trách nhiệm. Sau khi xảy ra sự việc thành phố đi kiểm tra thấy việc xác nhận nguồn gốc đất không đúng thì có quyền bác xác nhận của xã Tam Ngọc trước đó vì đã làm không đúng quy trình. Việc bồi thường phải đảm bảo quyền lợi của các hộ dân bình đẳng như nhau”, ông Ảnh cho biết
Tuy nhiên, kết thúc buổi đối thoại, ông Tịnh lại tỏ ra bức xúc phản đối. Ông Tịnh cho rằng: diện tích đất trên của gia đình ông sử dụng ổn định, không có tranh chấp, nên phải được đền bù thỏa đáng. Gia đình ông là hộ nghèo, giờ mất đất sản xuất nhưng không được bồi thường nên gặp nhiều khó khăn. Buổi đối thoại không giải quyết được vấn đề gì. “Nếu cần thiết thì mang hết bằng chứng, giấy tờ ra tòa để giải quyết” ông Tịnh nói trước khi ôm xấp hồ sơ giấy tờ ra về.
Như đã đưa tin, ngày 10/11, hàng trăm hộ dân xã Tam Ngọc (TP Tam Kỳ) vì bức xúc việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã kéo lên công trường thi công đường cao tốc để phản đối. Trong đó, ông Đoàn Văn Tịnh mang một cổ quan tài và mặc áo tang để phản đối.
Trước sự việc, UBND TP đã phải tổ chức đối thoại ngay tại chỗ với người dân. Theo người dân đến nay việc áp giá đền bù cho người dân có sự chênh lệch mức giá đền bù theo quy định của UBND tỉnh, hồ sơ đền bù có nhiều vấn đề, tiền đền bù không được thanh toán đầy đủ khiến các hộ dân có đất đai, ruộng vườn, mồ mả ảnh hưởng bức xúc.
Sáng 5/12, tại trụ sở UBND Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), lãnh đạo UBND thành phố Tam Kỳ cùng các cơ quan, ban ngành đã tổ chức đối thoại với ông Đoàn Văn Tịnh (1974, trú tại thôn Trà Lang, xã Tam Ngọc, Thành phố Tam Kỳ) – người đã cùng hàng trăm hộ dân xã Tam Ngọc mang quan tài lên đường cao tốc để phản đối chuyện đền bù giải phóng mặt bằng vào hồi tháng 11 vừa qua.
Ông Đoàn Văn Tịnh tại buổi đối thoại với lãnh đạo Thành phố Tam Kỳ sáng ngày 5/12. |
Tuy nhiên, ông Tịnh vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại và kêu cứu. Ngày 2/11, UBND thành phố tiếp nhận đơn và tổ chức tiến hành đối thoại theo quy định.
Theo đơn của ông Tịnh, ngày 22/11/2011 gia đình ông nhận được thông báo của UBND Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) về việc kiểm tra đất để lập hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Gia đình ông cùng cán bộ có thẩm quyền cùng đi kê khai và đo đạc và được xác nhận nguồn gốc đất của gia đình ông sử dụng trước 1/7/2014 là “sử dụng ổn đinh, không tranh chấp với diện tích 2.015 m2”. Trong đó diện tích thu hồi 1.096m2.
Gia đình ông đã bàn giao mặt bằng trên, đồng thời trung tâm đền bù giải phóng mặt bằng phải hoàn thành thủ tục chi trả tiền hỗ trợ bồi thường đất cũng như các mặt hỗ trợ khác để gia đình ông ổn định cuộc sống.
Theo ông Tịnh, biên bản thu hồi 1.096m2 đất nhưng thực tế diện tích thu hồi là 2.015m2. Do đó hơn 900m2 đất, hoa màu và cây cối của gia đình ông bị tàn phá nhưng không nhận được thông báo và không được bồi thường.
Tại buổi đối thoại, ông Tịnh yêu cầu được bồi thường toàn bộ diện tích 2.015m2 vì đã có xác nhận nguồn gốc đất của chính quyền xã. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Thành phố Tam Kỳ, thực tế diện tích trên có tranh chấp với 4 hộ khác. Ngoài ra, việc chính quyền xã Tam Ngọc xác nhận nguồn gốc đất cho ông Tịnh là không chính xác.
Ông Bùi Ngọc Ảnh, Phó chủ tịch UBND Thành phố Tam Kỳ (phải) lắng nghe y kiến phản ánh của ông Tịnh tại buổi đối thoại |
“Người dân nói là đúng, bởi có xác nhận của xã. Xã đóng dấu đỏ chót thì dân tin là đúng. Quá trình kiểm tra, việc xác minh nguồn gốc đất làm không chính xác, cán bộ xã phải chịu trách nhiệm. Sau khi xảy ra sự việc thành phố đi kiểm tra thấy việc xác nhận nguồn gốc đất không đúng thì có quyền bác xác nhận của xã Tam Ngọc trước đó vì đã làm không đúng quy trình. Việc bồi thường phải đảm bảo quyền lợi của các hộ dân bình đẳng như nhau”, ông Ảnh cho biết
Tuy nhiên, kết thúc buổi đối thoại, ông Tịnh lại tỏ ra bức xúc phản đối. Ông Tịnh cho rằng: diện tích đất trên của gia đình ông sử dụng ổn định, không có tranh chấp, nên phải được đền bù thỏa đáng. Gia đình ông là hộ nghèo, giờ mất đất sản xuất nhưng không được bồi thường nên gặp nhiều khó khăn. Buổi đối thoại không giải quyết được vấn đề gì. “Nếu cần thiết thì mang hết bằng chứng, giấy tờ ra tòa để giải quyết” ông Tịnh nói trước khi ôm xấp hồ sơ giấy tờ ra về.
Cỗ quan tài được người dân khiêng lên đặt tại công trường thi công đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi để phản đối vào ngày 10/11. |
Hàng trăm người dân kéo lên công trường thi công đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi để phản đối chuyện đền bù ngày 10/11 buộc chính quyền phải đối thoại ngay tại chỗ. |
Video: Mang cả quan tài đi biểu tình
Nguồn: Tiền phong
Bình luận