(VTC News) – Cùng có đặc điểm chung “quăng bom truyền thông” nhưng liệu bánh mì Minh Nhật có “chết yểu” như Bphone không?
VTC News trích đăng nguyên ý kiến của ThS. Nguyễn Phan Anh, Chuyên gia đào tạo, tư vấn và triển khai giải pháp về E-Commerce, E-Business, E-Marketing, Online Sales về cách làm truyền thông của một số doanh nghiệp làm truyền thông thời công nghệ số hiện nay.
Thật tuyệt vời, thật không thể tin nổi, nếu so sánh bánh mì của siêu đầu bếp Minh Nhật với bánh mì ngoài đường thì thật tội nghiệp cho siêu đầu bếp quá? Bánh mì siêu đầu bếp dự kiến doanh thu 40 tỷ trong 1 năm kinh doanh với chuỗi cửa hàng gồm 9 cửa hàng chỉ bán bánh mì (sản phẩm chính) và nước uống (sản phẩm phụ đi kèm)…
Những bài báo giật tít mạnh, tít sốc, tít câu view mạnh được tung hàng ra đều đặn theo một kịch bản của một chuyên gia tư vấn cho thương hiệu và siêu đầu bếp... khiến Google từ khóa của thương hiệu tăng lên nhanh chóng.
Quay lại với bài học kinh doanh thực tế rất gần đây, đó là sản phẩm bom tấn điện thoại Bphone của BKAV. Về mặt truyền thông thì thực sự BKAV và Bphone đã làm rất tốt, thu hút được tất cả những người dùng Internet, dùng mạng xã hội. Cộng đồng mạng ủng hộ rất nhiều cho chiếc điện thoại đầu tiên của Việt Nam, với những khẩu khí rất tâm huyết “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, “ủng hộ anh Quảng và BKAV”…
Báo chí, truyền hình, mạng xã hội cực kỳ tốn dung lượng truyền thông về siêu phẩm điện thoại Bphone, mà nhiều người dịch là “bom phone”. Quả đúng như vậy, sau chiến dịch truyền thông rất thành công, gây nhiều sự chú ý, có phần tranh cãi, có phần “tung bom, quăng nổ, câu view” về sản phẩm này thì doanh số bán thực sự của sản phẩm này không hề được tiết lộ.
Số lượng máy bán ra không hề được tiết lộ. Chỉ có một điều rằng, những người bạn đã và đang gặp, sẽ gặp, hầu như không cầm điện thoại Bphone trên tay, mà thay vào đó là iPhone, Samsung, HTC, BlackBerry, Microsoft (Nokia, Lumia, Microsoft) và các dòng điện thoại giá rẻ khác. Cực kỳ hiếm, rất hiếm khi bạn thấy một ai đó sử dụng Bphone.
Đây là câu trả lời thích đáng cho chiến dịch truyền công thành công nhưng sản phẩm chưa hoàn thiện, sản phẩm bị hoài nghi ngay từ chiến dịch truyền thông.
“Chiến lược sản phẩm” của thương hiệu bánh mì siêu đầu bếp được cho là có sự lựa chọn, là “ít sản phẩm, phù hợp nhiều thực khách, giá hơi cao” (khoảng 32-35K/ 1 sản phẩm) nên sản phẩm bánh mì này có kiểu nhân bánh giống bánh hamburger làm từ “thập cẩm”, “bò” và “gà” với số ít hương vị chung chung “không đặc trưng”, “không rõ rệt” – có vẻ như muốn chiều lòng tất cả khách hàng.
Ngoài các tiêu chí được cho là “vệ sinh an toàn thực phẩm”, thì tiêu chí về khẩu vị, hương vị, giá tiền của thương hiệu này được nhiều khách hàng phản ánh là “không ngon, giá cao, hoặc không xứng đáng với số tiền đã bỏ ra”.
Với chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ tại Hà Nội, giá thuê mỗi mặt bằng trung bình cũng phải ở mức khoảng 25-40 triệu đồng/một cửa hàng diện tích nhỏ xinh.
Tạm giả định và ước tính một bài toán kinh doanh bánh mì, dựa trên kinh nghiệm cá nhân, hoàn toàn mang tính chất “giả định và ước tính” của một người có thâm niên bán lẻ 10 năm trong nghề, tất nhiên chưa bao giờ bán bánh mì, nên con số có thể sai sót so với thực tế một chút:
- Tiền thuê cửa hàng với những cửa hàng mà thương hiệu này đang thuê thì khoảng 25 triệu đồng/ tháng, tiền cọc thuê nhà 6 tháng hoặc 1 năm; tiền sang sửa cửa hàng.
- Tiền đầu tư một số trang thiết bị nhà bếp, tủ, bàn ghế, điện đóm, quạt mát (cũng không quá lớn, khoảng 10-20 triệu/ 1 cửa hàng + tiền khấu hao.
- Tiền thuê nhân viên, khoảng 3-6 người/ ngày/ 02-03 ca, tùy vào diện tích và năng lực bán của cửa hàng. Với mức lương trung bình trả theo giờ lao động hoặc theo cả tháng có thể chi trả khoảng 3-4 triệu/ 1 người: chi phí thuê nhân viên trung bình khoảng 10 triệu/ 1 cửa hàng.
- Tiền thuế, điện nước: không đáng kể, hết khoảng 500.000 đồng- 1,0tr/ tháng.
- Tiền mua nguyên vật liệu: với một ổ bánh mì giá bán nguyên giá 32-35.000 đồng/ 1 sản phẩm, bạn có thể sản xuất (theo phương thức bếp trung tâm, tập trung, mua buôn, mua rẻ) thì chi phí sản xuất ước tính khoảng 9K/ 1 sản phẩm bao gồm phần bánh mì không, phần nhân thịt bò, gà, gia vị, và dầu mỡ chế biến, công chế biến, bếp gas; bao bì… (hoặc tối đa là 12.000). Có thể ước đoán bạn sẽ tính công thức giá bán lẻ khoảng 1 x 3.5 hoặc 1 x 4.0 để bán sản phẩm này.
- Điểm hòa vốn theo doanh thu/ ngày sẽ rơi vào khoảng: 1,5 triệu đồng/ ngày.
- Điểm hòa vốn tính theo sản phẩm: với một sản phẩm nguyên giá (chưa tính khuyến mại) là 32.000 đồng/ 1 sản phẩm, mỗi ngày phải bán tối thiểu 70 sản phẩm mới đạt điểm hòa vốn.
70 sản phẩm/ ngày x 32.000 đồng xấp xỉ 2,2 triệu (không bao gồm khuyến mại)
70 sản phẩm: chi phí sản xuất thành phẩm xấp xỉ 700.000 đồng/ ngày
Chi phí cố định, chi phí thuê mướn và khấu hao: 1, 5 triệu/ ngày
Vì vậy, nếu không bán được khoảng 60-70 sản phẩm/ ngày/ cửa hàng thì sẽ bị lỗ. Do điểm hòa vốn khá cao. Tôi đã từng tư vấn cho một quán bán Bánh đa và cũng bị rơi vào tình trạng tương tự, điểm hòa vốn quá cao và vắng khách, đó là bài toán nan giải.
Làm chuỗi nhà hàng theo mô hình Fast-food (thức ăn nhanh) thì thật ra không cần nhiều sản phẩm lắm, chỉ cần sản phẩm “khác biệt, ngon, phù hợp với nhiều đối tượng” và đặc biệt là phải “trường vốn”.
Nếu chủ đầu tư đứng đằng sau hoặc cổ đông của thương hiệu này trường vốn thì không có vấn đề gì, bởi trường vốn sẽ giúp duy trì được thương hiệu, số lượng cửa hàng hiện tại, tăng khả năng mở rộng các cửa hàng mới, thị trường mới. Trường vốn giúp ổn định việc sản xuất, bán hàng, quảng cáo, truyền thông và nhân sự trong thời gian dài.
Lại nói tới thương hiệu Fast-food KFC: KFC mất tới 7 năm tại thị trường Việt Nam mới bắt đầu lần đầu tiên đạt điểm hòa vốn. Nếu bánh mì của siêu đầu bếp này có tầm nhìn dài hạn, có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng có “cửa”, vì có thể có thể thay đổi thói quen của người tiêu dùng, đồng thời thu nhập của người tiêu dùng cũng sẽ tăng lên theo các năm trong tương lai, điều chỉnh sản phẩm, đổi mới sản phẩm, gia tăng sản phẩm, gia tăng dịch vụ.
Thương hiệu Mac nghiên cứu thị trường Việt Nam đến 10 năm mới vào, không phải vì họ không có tiền, mà họ cảm thấy “thị phần quá bé”, “bé tới mức chưa buồn quan tâm”, vì người Việt có vô vàn thức ăn Fast-food phiên bản Việt như Phở, Bún, Mì, Bánh canh (đủ các thể loại) nên thực ra thị phần fast-food không lớn, nhưng bây giờ Mac cũng đã vào Việt Nam sau Starbucks Coffee.
Nguyên tắc kinh doanh dựa theo lý thuyết marketing mix 4Ps, 7Ps, 8Ps, 4C thì chữ P1 là sản phẩm. Sản phẩm rất quan trọng, quyết định sản phẩm có tiếp tục tiêu dùng hay không, khi mà bạn lựa chọn “phân khúc cao” (32K/ 1 bánh mì là cao đấy ạ).
Bạn phải nghiên cứu sản phẩm thật tốt, biến đổi sản phẩm liên tục, không ngừng mới là điều quan trọng, chứ không phải đi nghe theo chuyên gia chuyên câu view giật tít. Công việc của bạn là đầu bếp chứ không phải là siêu đầu bếp, siêu đầu bếp chỉ là giải thưởng của một cuộc thi, mà tôi cho rằng nó cũng không phản ánh được đúng thực lực và khả năng kinh doanh.
Công việc của đầu bếp là hãy làm món ăn thật ngon, giảm chi phí xuống, rồi mới tối ưu chi phí, quảng cáo, làm thương hiệu, chứ không phải là “dấn thân vào so-bitch” bằng scandal, bằng cách quăng bom bánh mì như bạn đang làm.
Tôi có biết một câu chuyện có thật 100%, của một người quen của tôi, tôi được nghe kể lại, một người Việt đang sống tại Úc. Anh ấy làm quản lý rất lâu năm của các nhà hàng fast-food nổi tiếng, anh ấy vào làm quản lý lúc nhà hàng không có doanh thu, và giúp nó tăng trưởng lên thành top đầu các cửa hàng bán tốt nhất trong chuỗi bán lẻ của thương hiệu đó.
Rồi anh ấy cũng bỏ ra làm nhà hàng riêng của mình tại Úc, anh ấy nghĩ ra một sản phẩm bánh mì (hamburger) sáng tạo trên công thức vừa Âu, vừa Á vừa Úc, nghe nói là ngon đến nỗi một khách hàng ăn 1 chiếc bánh mì nhưng đã phải mua thêm 26 phần nhân bánh mì để ăn thêm vì nó quá ngon, quá khác so với những gì họ đã được ăn. Và anh ấy đang thành công ít nhiều, dù quy mô kinh doanh vẫn còn nhỏ ở Úc.
ThS. Nguyễn Phan Anh, Chuyên gia đào tạo, tư vấn và triển khai giải pháp về E-Commerce, E-Business, E-Marketing, Online Sales
VTC News trích đăng nguyên ý kiến của ThS. Nguyễn Phan Anh, Chuyên gia đào tạo, tư vấn và triển khai giải pháp về E-Commerce, E-Business, E-Marketing, Online Sales về cách làm truyền thông của một số doanh nghiệp làm truyền thông thời công nghệ số hiện nay.
Thật tuyệt vời, thật không thể tin nổi, nếu so sánh bánh mì của siêu đầu bếp Minh Nhật với bánh mì ngoài đường thì thật tội nghiệp cho siêu đầu bếp quá? Bánh mì siêu đầu bếp dự kiến doanh thu 40 tỷ trong 1 năm kinh doanh với chuỗi cửa hàng gồm 9 cửa hàng chỉ bán bánh mì (sản phẩm chính) và nước uống (sản phẩm phụ đi kèm)…
Những bài báo giật tít mạnh, tít sốc, tít câu view mạnh được tung hàng ra đều đặn theo một kịch bản của một chuyên gia tư vấn cho thương hiệu và siêu đầu bếp... khiến Google từ khóa của thương hiệu tăng lên nhanh chóng.
Quay lại với bài học kinh doanh thực tế rất gần đây, đó là sản phẩm bom tấn điện thoại Bphone của BKAV. Về mặt truyền thông thì thực sự BKAV và Bphone đã làm rất tốt, thu hút được tất cả những người dùng Internet, dùng mạng xã hội. Cộng đồng mạng ủng hộ rất nhiều cho chiếc điện thoại đầu tiên của Việt Nam, với những khẩu khí rất tâm huyết “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, “ủng hộ anh Quảng và BKAV”…
Quăng ‘bom truyền thông’, bánh mì Minh Nhật có ‘chết yểu’ như Bphone? |
Số lượng máy bán ra không hề được tiết lộ. Chỉ có một điều rằng, những người bạn đã và đang gặp, sẽ gặp, hầu như không cầm điện thoại Bphone trên tay, mà thay vào đó là iPhone, Samsung, HTC, BlackBerry, Microsoft (Nokia, Lumia, Microsoft) và các dòng điện thoại giá rẻ khác. Cực kỳ hiếm, rất hiếm khi bạn thấy một ai đó sử dụng Bphone.
Đây là câu trả lời thích đáng cho chiến dịch truyền công thành công nhưng sản phẩm chưa hoàn thiện, sản phẩm bị hoài nghi ngay từ chiến dịch truyền thông.
“Chiến lược sản phẩm” của thương hiệu bánh mì siêu đầu bếp được cho là có sự lựa chọn, là “ít sản phẩm, phù hợp nhiều thực khách, giá hơi cao” (khoảng 32-35K/ 1 sản phẩm) nên sản phẩm bánh mì này có kiểu nhân bánh giống bánh hamburger làm từ “thập cẩm”, “bò” và “gà” với số ít hương vị chung chung “không đặc trưng”, “không rõ rệt” – có vẻ như muốn chiều lòng tất cả khách hàng.
Ngoài các tiêu chí được cho là “vệ sinh an toàn thực phẩm”, thì tiêu chí về khẩu vị, hương vị, giá tiền của thương hiệu này được nhiều khách hàng phản ánh là “không ngon, giá cao, hoặc không xứng đáng với số tiền đã bỏ ra”.
Với chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ tại Hà Nội, giá thuê mỗi mặt bằng trung bình cũng phải ở mức khoảng 25-40 triệu đồng/một cửa hàng diện tích nhỏ xinh.
Tạm giả định và ước tính một bài toán kinh doanh bánh mì, dựa trên kinh nghiệm cá nhân, hoàn toàn mang tính chất “giả định và ước tính” của một người có thâm niên bán lẻ 10 năm trong nghề, tất nhiên chưa bao giờ bán bánh mì, nên con số có thể sai sót so với thực tế một chút:
- Tiền thuê cửa hàng với những cửa hàng mà thương hiệu này đang thuê thì khoảng 25 triệu đồng/ tháng, tiền cọc thuê nhà 6 tháng hoặc 1 năm; tiền sang sửa cửa hàng.
- Tiền đầu tư một số trang thiết bị nhà bếp, tủ, bàn ghế, điện đóm, quạt mát (cũng không quá lớn, khoảng 10-20 triệu/ 1 cửa hàng + tiền khấu hao.
- Tiền thuê nhân viên, khoảng 3-6 người/ ngày/ 02-03 ca, tùy vào diện tích và năng lực bán của cửa hàng. Với mức lương trung bình trả theo giờ lao động hoặc theo cả tháng có thể chi trả khoảng 3-4 triệu/ 1 người: chi phí thuê nhân viên trung bình khoảng 10 triệu/ 1 cửa hàng.
- Tiền thuế, điện nước: không đáng kể, hết khoảng 500.000 đồng- 1,0tr/ tháng.
- Tiền mua nguyên vật liệu: với một ổ bánh mì giá bán nguyên giá 32-35.000 đồng/ 1 sản phẩm, bạn có thể sản xuất (theo phương thức bếp trung tâm, tập trung, mua buôn, mua rẻ) thì chi phí sản xuất ước tính khoảng 9K/ 1 sản phẩm bao gồm phần bánh mì không, phần nhân thịt bò, gà, gia vị, và dầu mỡ chế biến, công chế biến, bếp gas; bao bì… (hoặc tối đa là 12.000). Có thể ước đoán bạn sẽ tính công thức giá bán lẻ khoảng 1 x 3.5 hoặc 1 x 4.0 để bán sản phẩm này.
- Điểm hòa vốn theo doanh thu/ ngày sẽ rơi vào khoảng: 1,5 triệu đồng/ ngày.
- Điểm hòa vốn tính theo sản phẩm: với một sản phẩm nguyên giá (chưa tính khuyến mại) là 32.000 đồng/ 1 sản phẩm, mỗi ngày phải bán tối thiểu 70 sản phẩm mới đạt điểm hòa vốn.
70 sản phẩm/ ngày x 32.000 đồng xấp xỉ 2,2 triệu (không bao gồm khuyến mại)
70 sản phẩm: chi phí sản xuất thành phẩm xấp xỉ 700.000 đồng/ ngày
Chi phí cố định, chi phí thuê mướn và khấu hao: 1, 5 triệu/ ngày
Vì vậy, nếu không bán được khoảng 60-70 sản phẩm/ ngày/ cửa hàng thì sẽ bị lỗ. Do điểm hòa vốn khá cao. Tôi đã từng tư vấn cho một quán bán Bánh đa và cũng bị rơi vào tình trạng tương tự, điểm hòa vốn quá cao và vắng khách, đó là bài toán nan giải.
Làm chuỗi nhà hàng theo mô hình Fast-food (thức ăn nhanh) thì thật ra không cần nhiều sản phẩm lắm, chỉ cần sản phẩm “khác biệt, ngon, phù hợp với nhiều đối tượng” và đặc biệt là phải “trường vốn”.
Nếu chủ đầu tư đứng đằng sau hoặc cổ đông của thương hiệu này trường vốn thì không có vấn đề gì, bởi trường vốn sẽ giúp duy trì được thương hiệu, số lượng cửa hàng hiện tại, tăng khả năng mở rộng các cửa hàng mới, thị trường mới. Trường vốn giúp ổn định việc sản xuất, bán hàng, quảng cáo, truyền thông và nhân sự trong thời gian dài.
Lại nói tới thương hiệu Fast-food KFC: KFC mất tới 7 năm tại thị trường Việt Nam mới bắt đầu lần đầu tiên đạt điểm hòa vốn. Nếu bánh mì của siêu đầu bếp này có tầm nhìn dài hạn, có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng có “cửa”, vì có thể có thể thay đổi thói quen của người tiêu dùng, đồng thời thu nhập của người tiêu dùng cũng sẽ tăng lên theo các năm trong tương lai, điều chỉnh sản phẩm, đổi mới sản phẩm, gia tăng sản phẩm, gia tăng dịch vụ.
Thương hiệu Mac nghiên cứu thị trường Việt Nam đến 10 năm mới vào, không phải vì họ không có tiền, mà họ cảm thấy “thị phần quá bé”, “bé tới mức chưa buồn quan tâm”, vì người Việt có vô vàn thức ăn Fast-food phiên bản Việt như Phở, Bún, Mì, Bánh canh (đủ các thể loại) nên thực ra thị phần fast-food không lớn, nhưng bây giờ Mac cũng đã vào Việt Nam sau Starbucks Coffee.
Nguyên tắc kinh doanh dựa theo lý thuyết marketing mix 4Ps, 7Ps, 8Ps, 4C thì chữ P1 là sản phẩm. Sản phẩm rất quan trọng, quyết định sản phẩm có tiếp tục tiêu dùng hay không, khi mà bạn lựa chọn “phân khúc cao” (32K/ 1 bánh mì là cao đấy ạ).
Bạn phải nghiên cứu sản phẩm thật tốt, biến đổi sản phẩm liên tục, không ngừng mới là điều quan trọng, chứ không phải đi nghe theo chuyên gia chuyên câu view giật tít. Công việc của bạn là đầu bếp chứ không phải là siêu đầu bếp, siêu đầu bếp chỉ là giải thưởng của một cuộc thi, mà tôi cho rằng nó cũng không phản ánh được đúng thực lực và khả năng kinh doanh.
Công việc của đầu bếp là hãy làm món ăn thật ngon, giảm chi phí xuống, rồi mới tối ưu chi phí, quảng cáo, làm thương hiệu, chứ không phải là “dấn thân vào so-bitch” bằng scandal, bằng cách quăng bom bánh mì như bạn đang làm.
Tôi có biết một câu chuyện có thật 100%, của một người quen của tôi, tôi được nghe kể lại, một người Việt đang sống tại Úc. Anh ấy làm quản lý rất lâu năm của các nhà hàng fast-food nổi tiếng, anh ấy vào làm quản lý lúc nhà hàng không có doanh thu, và giúp nó tăng trưởng lên thành top đầu các cửa hàng bán tốt nhất trong chuỗi bán lẻ của thương hiệu đó.
Rồi anh ấy cũng bỏ ra làm nhà hàng riêng của mình tại Úc, anh ấy nghĩ ra một sản phẩm bánh mì (hamburger) sáng tạo trên công thức vừa Âu, vừa Á vừa Úc, nghe nói là ngon đến nỗi một khách hàng ăn 1 chiếc bánh mì nhưng đã phải mua thêm 26 phần nhân bánh mì để ăn thêm vì nó quá ngon, quá khác so với những gì họ đã được ăn. Và anh ấy đang thành công ít nhiều, dù quy mô kinh doanh vẫn còn nhỏ ở Úc.
ThS. Nguyễn Phan Anh, Chuyên gia đào tạo, tư vấn và triển khai giải pháp về E-Commerce, E-Business, E-Marketing, Online Sales
Bình luận