Đội vòng nguyệt quế kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Năm 2010, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, chàng trai Phan Minh Đức (cựu học sinh THPT chuyên Hà Nội Amsterdam) đã xuất sắc trở thành chủ nhân vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 với 295 điểm.
Minh Đức cũng là học sinh đầu tiên của Hà Nội giành được vòng nguyệt quế của chương trình sau 10 năm cuộc thi được tổ chức.
Hiện tại, chàng trai này đã hoàn thành chương trình học ngành Tài chính Kế toán của ĐH Swinburne (Úc). Nhưng nhớ lại khoảng thời gian đầu tiên đến nước Úc, Phan Minh Đức cũng gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt về ngôn ngữ.
“Dù khá tự tin với khả năng tiếng Anh, nhưng nhiều khi mình vẫn không hiểu các bạn cùng lớp nói gì vì hay sử dụng tiếng lóng”, Đức chia sẻ.
Với sự năng động của bản thân, ngay khi mới là sinh viên năm thứ 2, Đức đã được tuyển làm trợ giảng của trường. Ngoài công việc trợ giảng, Đức còn đăng tuyển để dạy cho các sinh viên khác về luật, kinh tế vĩ mô, kế toán. Thậm chí, có học trò còn nhiều hơn Đức 8 tuổi.
Bằng cách thường xuyên trợ giảng và đi dạy thêm nên khả năng ngoại ngữ của Đức được cải thiện đáng kể. Công việc mới cũng giúp chàng trai này có thêm nhiều người bạn rất thú vị tại đất nước “Chuột túi”.
Đức cũng cho biết, môi trường học tập tại Úc cũng có nhiều khác biệt so với ở Việt Nam. Các bạn sinh viên ĐH Swninburne chỉ lên lớp 12h/tuần nhưng phải học ở nhà lên đến 40h/tuần. Mặc dù vậy, cách học tập chủ động này cũng khiến Đức cảm thấy rất thú vị.
Dù công việc học tập, làm thêm bận rộn nhưng khi có thời gian, nhà vô địch Olympia 2010 lại tranh thủ về thăm gia đình. Mỗi lần về nước, chàng trai này thường dành phần lớn thời gian cho gia đình, bạn bè.
Chàng trai này cũng chia sẻ dù cuộc sống tại thành phố Melboune khá thoải mái với nhiều người Việt sinh sống, dễ dàng tìm được những món Việt Nam, nhưng nếu có cơ hội Đức vẫn thường xuyên về nhà thăm gia đình.
Dù học tập tại nước Úc xa xôi nhưng những hình ảnh đẹp về Hà Nội luôn thôi thúc chàng trai này về nước. Một Hà Nội cổ kính với khung cảnh lá rụng cuối thu luôn khiến tâm hồn chàng trai đất Hà Thành rung động.
“Mình thích một Hà Nội với những nét đẹp cổ xưa, với mùa lá rụng cuối thu. Hạnh phúc khi được quây quân bên mâm cơm gia đình hay đi ăn vặt cùng bạn bè”, Đức tâm sự về những sở thích mỗi khi về nước.
Chia sẻ kỷ niệm về chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2010, chàng trai này vẫn nhớ như in lần đầu được tới trường quay và cảm giác được đứng trên sân khấu trả lời câu hỏi khác hẳn với việc xem qua ti vi.
Minh Đức nhớ lại: “ Mình đã rất xúc động khi các bạn trong lớp, trong trường đã đội mưa đạp xe sang đài truyền hình cổ vũ cho mình trong vòng thi quý. Đó chính là kỷ niệm khiến mình không thể nào quên”.
Sau khi sang Úc du học, Đức cùng những quán quân Olympia vẫn thường xuyên giữ liên lạc và trò chuyện, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống.
Đức chia sẻ: “Trong cộng đồng, mình chơi thân nhất với anh Hồ Ngọc Hân (vô địch năm thứ 9). Hai anh em thường đi bơi, đá bóng, hay ăn uống cùng nhau. Trước khi về Việt Nam mình cũng qua nhà anh Phan Mạnh Tân (vô địch năm thứ 2) để chơi cùng hai cháu trai rất dễ thương”.
Bên cạnh việc học tập, Đức cũng thường xuyên tham gia vào các hoạt động từ thiện, thể thao, văn nghệ của trường. Để ghi nhận cho sự đóng góp nhiệt tình này, ĐH Swinburne cũng dành tặng cho Đức 2 bằng khen.
Ở lại cũng cống hiến cho đất nước
Sau 4 năm hoc tập, với kết quả xếp loại xuất sắc, Phan Minh Đức tiếp tục nhận được lời mời nghiên cứu sau đại học của ĐH Swinburne.
Đầu tháng 9, chàng trai Hà Thành sẽ quay lại Úc để dự lễ tốt nghiệp và tiếp tục theo học tại trường thêm một năm. Chàng trai này dự định trong thời gian này vẫn sẽ duy trì công việc trợ giảng như hiện nay.
Minh Đức chia sẻ bản thân “không phải là mẫu người đặt ra kế hoạch bao nhiêu tuổi phải kiếm được bao nhiêu tiền” nên tâm lý cũng rất thoải mái và dễ dàng thích nghi với công việc và học tập.
Chàng trai này cũng cho rằng các bạn trẻ cần phải giữ sức khỏe tốt để có thể học tập, cống hiến nhiều hơn cho công việc sau này.
“Sắp tới mình sẽ tham gia hội trại khởi nghiệp, lập nghiệp dành cho các doanh nhân trẻ cùng 100 bạn khác đến từ Việt Nam và quốc tế. Hy vọng đây sẽ là những trải nghiệm mới mẻ đem đến cho mình kinh nghiệm và kiến thức”, Minh Đức vui vẻ chia sẻ về kế hoạch của bản thân.
Chàng trai này cũng có quan niệm rất đơn giản, việc đóng góp cho quê hương tốt nhất chính là việc hoàn thành tốt những gì mình đang làm.
Tuy từng là nhà vô địch Olympia nhưng Minh Đức cho rằng có rất nhiều các bạn trẻ tài năng nhưng không tham dự chương trình. “Có nhiều bạn vẫn đi du học hàng ngày, vẫn đạt được học bổng 100% vào Yale, Harvard. Đó chính là những người sẽ trở thành tương lai của đất nước và đóng góp rất nhiều. Đó cũng là những tấm gương để mình phấn đấu nhiều hơn”, Minh Đức tâm sự.
Khi được hỏi về tương lai liệu có trở về nước làm việc, Minh Đức thẳng thắn chia sẻ: “Theo mình cả hai con đường trên đều có thể đóng góp cho đất nước. Dù bạn ở đâu, những thành tựu nghiên cứu của bạn sẽ đều trở thành tri thức chung của nhân loại. Hơn nữa, trong một thế giới mở như hiện nay việc bạn đang ở đâu không ảnh hưởng đến mong muốn đóng góp cho quê hương”.
Để khẳng định cho quan điểm của mình, chàng trai này đưa ra dẫn chứng: “Hiện nay, nhiều bạn sinh ra tại các tỉnh lẻ, vùng quê nhưng sau khi lên Hà Nội học, tiếp tục ở lại thủ đô để làm việc. Phải chăng, những người này phải trở về quê hương mới có thể cống hiến?
Mình nghĩ rằng khi bạn được giao lưu với những người giỏi, được làm việc trong môi trường tiên tiến hơn thì những kiến thức, ý tưởng mà bạn thu được chắc chắn sẽ có giá trị với quê hương, đất nước mình”.
Phạm Thịnh
Năm 2010, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, chàng trai Phan Minh Đức (cựu học sinh THPT chuyên Hà Nội Amsterdam) đã xuất sắc trở thành chủ nhân vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 với 295 điểm.
Minh Đức cũng là học sinh đầu tiên của Hà Nội giành được vòng nguyệt quế của chương trình sau 10 năm cuộc thi được tổ chức.
Phan Minh Đức - Chàng trai Hà Nội đầu tiên giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia |
“Dù khá tự tin với khả năng tiếng Anh, nhưng nhiều khi mình vẫn không hiểu các bạn cùng lớp nói gì vì hay sử dụng tiếng lóng”, Đức chia sẻ.
Phan Minh Đức ở đất nước "Chuột túi" |
Bằng cách thường xuyên trợ giảng và đi dạy thêm nên khả năng ngoại ngữ của Đức được cải thiện đáng kể. Công việc mới cũng giúp chàng trai này có thêm nhiều người bạn rất thú vị tại đất nước “Chuột túi”.
Đức cũng cho biết, môi trường học tập tại Úc cũng có nhiều khác biệt so với ở Việt Nam. Các bạn sinh viên ĐH Swninburne chỉ lên lớp 12h/tuần nhưng phải học ở nhà lên đến 40h/tuần. Mặc dù vậy, cách học tập chủ động này cũng khiến Đức cảm thấy rất thú vị.
Dù công việc học tập, làm thêm bận rộn nhưng khi có thời gian, nhà vô địch Olympia 2010 lại tranh thủ về thăm gia đình. Mỗi lần về nước, chàng trai này thường dành phần lớn thời gian cho gia đình, bạn bè.
Phan Minh Đức ngày càng trưởng thành sau cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia |
Dù học tập tại nước Úc xa xôi nhưng những hình ảnh đẹp về Hà Nội luôn thôi thúc chàng trai này về nước. Một Hà Nội cổ kính với khung cảnh lá rụng cuối thu luôn khiến tâm hồn chàng trai đất Hà Thành rung động.
“Mình thích một Hà Nội với những nét đẹp cổ xưa, với mùa lá rụng cuối thu. Hạnh phúc khi được quây quân bên mâm cơm gia đình hay đi ăn vặt cùng bạn bè”, Đức tâm sự về những sở thích mỗi khi về nước.
Chia sẻ kỷ niệm về chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2010, chàng trai này vẫn nhớ như in lần đầu được tới trường quay và cảm giác được đứng trên sân khấu trả lời câu hỏi khác hẳn với việc xem qua ti vi.
Minh Đức nhớ lại: “ Mình đã rất xúc động khi các bạn trong lớp, trong trường đã đội mưa đạp xe sang đài truyền hình cổ vũ cho mình trong vòng thi quý. Đó chính là kỷ niệm khiến mình không thể nào quên”.
Sau khi sang Úc du học, Đức cùng những quán quân Olympia vẫn thường xuyên giữ liên lạc và trò chuyện, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống.
Đức chia sẻ: “Trong cộng đồng, mình chơi thân nhất với anh Hồ Ngọc Hân (vô địch năm thứ 9). Hai anh em thường đi bơi, đá bóng, hay ăn uống cùng nhau. Trước khi về Việt Nam mình cũng qua nhà anh Phan Mạnh Tân (vô địch năm thứ 2) để chơi cùng hai cháu trai rất dễ thương”.
Bên cạnh việc học tập, Đức cũng thường xuyên tham gia vào các hoạt động từ thiện, thể thao, văn nghệ của trường. Để ghi nhận cho sự đóng góp nhiệt tình này, ĐH Swinburne cũng dành tặng cho Đức 2 bằng khen.
Ở lại cũng cống hiến cho đất nước
Sau 4 năm hoc tập, với kết quả xếp loại xuất sắc, Phan Minh Đức tiếp tục nhận được lời mời nghiên cứu sau đại học của ĐH Swinburne.
Đầu tháng 9, chàng trai Hà Thành sẽ quay lại Úc để dự lễ tốt nghiệp và tiếp tục theo học tại trường thêm một năm. Chàng trai này dự định trong thời gian này vẫn sẽ duy trì công việc trợ giảng như hiện nay.
Phan Minh Đức cùng các thí sinh đã tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Sau cuộc thi này các bạn vẫn rất gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống nơi đất khách |
Chàng trai này cũng cho rằng các bạn trẻ cần phải giữ sức khỏe tốt để có thể học tập, cống hiến nhiều hơn cho công việc sau này.
“Sắp tới mình sẽ tham gia hội trại khởi nghiệp, lập nghiệp dành cho các doanh nhân trẻ cùng 100 bạn khác đến từ Việt Nam và quốc tế. Hy vọng đây sẽ là những trải nghiệm mới mẻ đem đến cho mình kinh nghiệm và kiến thức”, Minh Đức vui vẻ chia sẻ về kế hoạch của bản thân.
Chàng trai này cũng có quan niệm rất đơn giản, việc đóng góp cho quê hương tốt nhất chính là việc hoàn thành tốt những gì mình đang làm.
Tuy từng là nhà vô địch Olympia nhưng Minh Đức cho rằng có rất nhiều các bạn trẻ tài năng nhưng không tham dự chương trình. “Có nhiều bạn vẫn đi du học hàng ngày, vẫn đạt được học bổng 100% vào Yale, Harvard. Đó chính là những người sẽ trở thành tương lai của đất nước và đóng góp rất nhiều. Đó cũng là những tấm gương để mình phấn đấu nhiều hơn”, Minh Đức tâm sự.
Khi được hỏi về tương lai liệu có trở về nước làm việc, Minh Đức thẳng thắn chia sẻ: “Theo mình cả hai con đường trên đều có thể đóng góp cho đất nước. Dù bạn ở đâu, những thành tựu nghiên cứu của bạn sẽ đều trở thành tri thức chung của nhân loại. Hơn nữa, trong một thế giới mở như hiện nay việc bạn đang ở đâu không ảnh hưởng đến mong muốn đóng góp cho quê hương”.
Để khẳng định cho quan điểm của mình, chàng trai này đưa ra dẫn chứng: “Hiện nay, nhiều bạn sinh ra tại các tỉnh lẻ, vùng quê nhưng sau khi lên Hà Nội học, tiếp tục ở lại thủ đô để làm việc. Phải chăng, những người này phải trở về quê hương mới có thể cống hiến?
Mình nghĩ rằng khi bạn được giao lưu với những người giỏi, được làm việc trong môi trường tiên tiến hơn thì những kiến thức, ý tưởng mà bạn thu được chắc chắn sẽ có giá trị với quê hương, đất nước mình”.
Phạm Thịnh
Bình luận