(VTC News) - Dù ở thời nào và điều kiện kinh tế như thế nào thì tiết kiệm vẫn luôn là một trong những đức tính được đề cao và chú trọng trong công tác giáo dục, đặc biệt là đối với trẻ em. Chính vì vậy, dạy con tiết kiệm luôn là một đề tài được quan tâm trong xã hội.
1.Tấm gương sáng
Một ngày nọ tôi đến nhà một người bạn chơi. Một gia đình trung lưu có một bé trai 7 tuổi, bé rất được cưng chiều và có thể có bất kỳ món đồ chơi hay vật dụng nào bé thích. Hôm tôi đến, bé đang xin một cái New Ipad. Mẹ bé nói rằng con đã có một cái rồi, con nên tiết kiệm.
Người bạn của tôi than phiền rằng dạy bé tiết kiệm rất nhiều nhưng bé vẫn chưa tự ý thức. Một lúc sau, nhân viên giao hàng cho mẹ bé một chiếc Iphone 5. Bé liền tỏ ý không vui và nói sao mẹ đã có điện thoại rồi mà còn mua cái khác trong khi con xin thì lại không được.
Với tình huống vừa rồi chúng ta có thể thấy rằng, để dạy bé biết tiết kiệm không hề đơn giản. Nếu chúng ta chỉ dạy theo lý thuyết bé rất khó tiếp thu, thay vào đó chúng ta hãy hành động cụ thể và giải thích với bé ý nghĩa của việc mình làm.
Đặc biệt, hiện nay chúng ta cũng thấy có nhiều game giáo dục nếp sống gọn gàng và ý thức tiết kiệm cho bé như các mini game của trang game socnhi hay game Phù Đổng đang được các phụ huynh đánh giá cao http://www.tietkiemphudong.vn/
2.Hướng cho con mục đích tiết kiệm
Dạy con tiết kiệm luôn là phương châm mà gia đình nào cũng muốn hướng đến. Tuy nhiên, vì chưa hiểu đúng việc nên dạy bé như thế nào cho hiệu quả dẫn đến những ảnh hưởng không tốt lên tâm lý trẻ. Mỗi gia đình có thể tìm ra một cách dạy phù hợp cho con mình.
Theo văn hóa sống của các gia đình Việt hiện nay, một số đông các bậc cha mẹ thường tiết kiệm bằng cách trích một phần tiền hàng tháng để mua vàng hoặc USD nhằm phòng khi có việc gấp hay việc quan trọng cần sử dụng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ áp dụng cách tiết kiệm này lên trẻ thì liệu có còn hợp lý?
Nhiều người cho rằng, trẻ cần học tiết kiệm ngay từ khi còn bé bởi vì có như thế trẻ mới hiểu được giá trị của đồng tiền. Nhưng nếu bố mẹ bảo bé trích một phần tiền để nuôi heo đất tiết kiệm thì liệu bé có tự giác làm hàng ngày hay không?
Trường hợp nếu bố mẹ giúp bé đặt ra mục tiêu thì chắc chắn sẽ khiến bé thích thú và có động lực để thực hiện hơn. Ví dụ khi bé muốn mua một chiếc xe đạp trị giá 1 triệu, bố mẹ hãy khuyến khích bé dành ra 10 ngàn bỏ vào heo đất mỗi ngày, khi nào được 600 ngàn, bố mẹ sẽ cho bé thêm tiền để mua xe chẳng hạn.
3. Một số quan điểm dạy con tự lập và tiết kiệm từ các nơi trên thế giới
Những chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới thường khuyên rằng nên dạy cho trẻ thấu hiểu về giá trị của đồng tiền và hiểu rằng việc kiếm tiền là cực khổ như thế nào ngay từ khi còn nhỏ, bởi điều này sẽ tác động rất lớn đến ý thức tiết kiệm của trẻ khi lớn lên.
Ở khía cạnh này, có hai luồng tư tưởng trái ngược nhau xuất phát từ phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông, những gia đình có điều kiện thường có chiều hướng bao bọc con cái của mình, con họ thường không phải làm bất cứ việc gì, ngay cả những việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cá nhân như ăn uống, tắm rửa. Trẻ em ở những gia đình này thường sẽ có bất cứ thứ gì mình muốn...
Trái lại, ở phương Tây, các bậc cha mẹ thường hướng dạy con phải tự lập và có ý thức tự làm ra tiền ngay khi bước qua giai đoạn thiếu niên. Tôi biết một gia đình thượng lưu người Pháp sống tại thủ đô Paris, anh chị có một người con trai năm nay 22 tuổi, ngay từ nhỏ cậu đã tự biết cách làm ra tiền.
Khi cậu chừng hơn 10 tuổi, mỗi cuối tuần cậu thường theo cha mẹ ra chợ trời bán những vật dụng cũ mà gia đình không còn sử dụng, cậu lấy tiền bán được để mua những đồ dùng mới hơn. Lớn lên một chút, cậu tự ra chợ trời một mình để làm thêm cuối tuần với mục đích tiết kiệm tiền đi du lịch.
Đặc biệt, cậu luôn ý thức rằng việc tự lập và tự kiếm tiền là rất quan trọng bởi cha mẹ sẽ không còn nghĩa vụ phải nuôi nấng cậu khi cậu lớn lên hoặc bàn giao lại tài sản của họ cho cậu khi họ mất đi…
Điển hình cho quan điểm này, năm 2006, tỷ phú Warren Buffet đã tuyên bố tặng 99% tài sản tương đương với 37 tỷ USD cho từ thiện hay tỷ phú Bill Gates với tài sản 56 tỷ USD, ông cũng tuyên bố chỉ để lại 10 triệu USD cho mỗi người con, phần còn lại của tài sản ông dành cho việc từ thiện.
Đến nay, quỹ từ thiện do chính Bill Gates khởi xướng đã thu hút gần 100 tỷ phú trên toàn thế giới tham gia và họ đã cam kết hiến gần hết tài sản của mình cho từ thiện thay vì để lại cho con.
Những điều này đã chứng minh rằng, ở phương Tây, từ những gia đình bình thường đến những nhà tỷ phú nổi tiếng đều không muốn con cái ỷ lại vào tài sản của gia đình mà không cố gắng tự thân vận động, họ luôn mong con cái sẽ học được những kinh nghiệm từ những thất bại và đứng lên bằng chính năng lực của mình.
Trái lại, với người phương Đông, suốt cuộc đời chắt chiu dành dụm, các bậc cha mẹ thường có xu hướng sẽ để lại toàn bộ tài sản của mình cho con cái…
Dạy trẻ tự lập và tiết kiệm để tạo dựng sự nghiệp bằng chính khả năng của mình là quan điểm rất tiến bộ. Do đó, chắt lọc từ những quan điểm hiện đại từ khắp nơi trên thế giới, mỗi gia đình hãy tìm cho mình những phương thức giáo dục con cái một cách đúng đắn nhất có thể, để khi lớn lên những bài học này sẽ là nền tảng cho sự thành công của con cái bạn.
P.V
Tuy nhiên, dạy con như thế nào cho hợp lý và khoa học là một vấn đề không hề đơn giản. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách nhìn khác về tiết kiệm và rút ra những bài học để dạy con mình nhé.
1.Tấm gương sáng
Một ngày nọ tôi đến nhà một người bạn chơi. Một gia đình trung lưu có một bé trai 7 tuổi, bé rất được cưng chiều và có thể có bất kỳ món đồ chơi hay vật dụng nào bé thích. Hôm tôi đến, bé đang xin một cái New Ipad. Mẹ bé nói rằng con đã có một cái rồi, con nên tiết kiệm.
Người bạn của tôi than phiền rằng dạy bé tiết kiệm rất nhiều nhưng bé vẫn chưa tự ý thức. Một lúc sau, nhân viên giao hàng cho mẹ bé một chiếc Iphone 5. Bé liền tỏ ý không vui và nói sao mẹ đã có điện thoại rồi mà còn mua cái khác trong khi con xin thì lại không được.
Với tình huống vừa rồi chúng ta có thể thấy rằng, để dạy bé biết tiết kiệm không hề đơn giản. Nếu chúng ta chỉ dạy theo lý thuyết bé rất khó tiếp thu, thay vào đó chúng ta hãy hành động cụ thể và giải thích với bé ý nghĩa của việc mình làm.
Đặc biệt, hiện nay chúng ta cũng thấy có nhiều game giáo dục nếp sống gọn gàng và ý thức tiết kiệm cho bé như các mini game của trang game socnhi hay game Phù Đổng đang được các phụ huynh đánh giá cao http://www.tietkiemphudong.vn/
2.Hướng cho con mục đích tiết kiệm
Dạy con tiết kiệm luôn là phương châm mà gia đình nào cũng muốn hướng đến. Tuy nhiên, vì chưa hiểu đúng việc nên dạy bé như thế nào cho hiệu quả dẫn đến những ảnh hưởng không tốt lên tâm lý trẻ. Mỗi gia đình có thể tìm ra một cách dạy phù hợp cho con mình.
Theo văn hóa sống của các gia đình Việt hiện nay, một số đông các bậc cha mẹ thường tiết kiệm bằng cách trích một phần tiền hàng tháng để mua vàng hoặc USD nhằm phòng khi có việc gấp hay việc quan trọng cần sử dụng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ áp dụng cách tiết kiệm này lên trẻ thì liệu có còn hợp lý?
Nhiều người cho rằng, trẻ cần học tiết kiệm ngay từ khi còn bé bởi vì có như thế trẻ mới hiểu được giá trị của đồng tiền. Nhưng nếu bố mẹ bảo bé trích một phần tiền để nuôi heo đất tiết kiệm thì liệu bé có tự giác làm hàng ngày hay không?
Trường hợp nếu bố mẹ giúp bé đặt ra mục tiêu thì chắc chắn sẽ khiến bé thích thú và có động lực để thực hiện hơn. Ví dụ khi bé muốn mua một chiếc xe đạp trị giá 1 triệu, bố mẹ hãy khuyến khích bé dành ra 10 ngàn bỏ vào heo đất mỗi ngày, khi nào được 600 ngàn, bố mẹ sẽ cho bé thêm tiền để mua xe chẳng hạn.
3. Một số quan điểm dạy con tự lập và tiết kiệm từ các nơi trên thế giới
Những chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới thường khuyên rằng nên dạy cho trẻ thấu hiểu về giá trị của đồng tiền và hiểu rằng việc kiếm tiền là cực khổ như thế nào ngay từ khi còn nhỏ, bởi điều này sẽ tác động rất lớn đến ý thức tiết kiệm của trẻ khi lớn lên.
Ở khía cạnh này, có hai luồng tư tưởng trái ngược nhau xuất phát từ phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông, những gia đình có điều kiện thường có chiều hướng bao bọc con cái của mình, con họ thường không phải làm bất cứ việc gì, ngay cả những việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cá nhân như ăn uống, tắm rửa. Trẻ em ở những gia đình này thường sẽ có bất cứ thứ gì mình muốn...
Trái lại, ở phương Tây, các bậc cha mẹ thường hướng dạy con phải tự lập và có ý thức tự làm ra tiền ngay khi bước qua giai đoạn thiếu niên. Tôi biết một gia đình thượng lưu người Pháp sống tại thủ đô Paris, anh chị có một người con trai năm nay 22 tuổi, ngay từ nhỏ cậu đã tự biết cách làm ra tiền.
Khi cậu chừng hơn 10 tuổi, mỗi cuối tuần cậu thường theo cha mẹ ra chợ trời bán những vật dụng cũ mà gia đình không còn sử dụng, cậu lấy tiền bán được để mua những đồ dùng mới hơn. Lớn lên một chút, cậu tự ra chợ trời một mình để làm thêm cuối tuần với mục đích tiết kiệm tiền đi du lịch.
Đặc biệt, cậu luôn ý thức rằng việc tự lập và tự kiếm tiền là rất quan trọng bởi cha mẹ sẽ không còn nghĩa vụ phải nuôi nấng cậu khi cậu lớn lên hoặc bàn giao lại tài sản của họ cho cậu khi họ mất đi…
Điển hình cho quan điểm này, năm 2006, tỷ phú Warren Buffet đã tuyên bố tặng 99% tài sản tương đương với 37 tỷ USD cho từ thiện hay tỷ phú Bill Gates với tài sản 56 tỷ USD, ông cũng tuyên bố chỉ để lại 10 triệu USD cho mỗi người con, phần còn lại của tài sản ông dành cho việc từ thiện.
Đến nay, quỹ từ thiện do chính Bill Gates khởi xướng đã thu hút gần 100 tỷ phú trên toàn thế giới tham gia và họ đã cam kết hiến gần hết tài sản của mình cho từ thiện thay vì để lại cho con.
Những điều này đã chứng minh rằng, ở phương Tây, từ những gia đình bình thường đến những nhà tỷ phú nổi tiếng đều không muốn con cái ỷ lại vào tài sản của gia đình mà không cố gắng tự thân vận động, họ luôn mong con cái sẽ học được những kinh nghiệm từ những thất bại và đứng lên bằng chính năng lực của mình.
Trái lại, với người phương Đông, suốt cuộc đời chắt chiu dành dụm, các bậc cha mẹ thường có xu hướng sẽ để lại toàn bộ tài sản của mình cho con cái…
Dạy trẻ tự lập và tiết kiệm để tạo dựng sự nghiệp bằng chính khả năng của mình là quan điểm rất tiến bộ. Do đó, chắt lọc từ những quan điểm hiện đại từ khắp nơi trên thế giới, mỗi gia đình hãy tìm cho mình những phương thức giáo dục con cái một cách đúng đắn nhất có thể, để khi lớn lên những bài học này sẽ là nền tảng cho sự thành công của con cái bạn.
P.V
Bình luận