Với nhiệm vụ đảm bảo thông tin nhưng phải tuyệt đối bí mật, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã chế tạo những sản phẩm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện nay, Quân đội Việt Nam đã bắt đầu sử dụng loại USB có khả năng bảo mật rất cao. USB an toàn thông tin có cấu tạo như USB thông thường, tuy nhiên được tăng cường đáng kể độ bảo mật, đã được thử nghiệm ở nhiều đơn vị.
USB an toàn thông tin (khóa cứng VS-key), sản phẩm của Viện Điện tử (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự-Bộ Quốc phòng, có cấu tạo như USB thông thường, tuy nhiên được tăng cường đáng kể độ bảo mật, đã được thử nghiệm ở nhiều đơn vị.
Theo Trung tá, TS Trần Xuân Kiên, Trưởng phòng Nghiên cứu vũ khí điện từ trường, Viện Điện tử, chủ nhiệm dự án nghiên cứu, sản xuất USB an toàn, đây là thiết bị chuyên dụng dùng để lưu trữ, sao chép dữ liệu một cách an toàn giữa các máy tính nói chung, đặc biệt là giữa máy tính kết nối internet và máy dùng riêng.
USB an toàn bảo vệ dữ liệu trên USB bằng một phân vùng an toàn. Cụ thể, USB được phân thành 3 phân vùng: Phân vùng 1 được cấu trúc thành CDROM ảo chứa phần mềm quản lý chuyên dụng; phân vùng 2 chứa mật khẩu bảo mật; phân vùng 3 có định dạng an toàn.
USB an toàn thông tin có đặc điểm kỹ thuật nổi bật: Không bị lây nhiễm Virus, Spyware, Worm, Troijan House… khi sử dụng USB để sao lưu dữ liệu giữa các máy tính; chống truy cập trái phép lấy cắp thông tin bởi các chương trình gián điệp (Spyware) từ USB vào máy tính và ngược lại;
Chương trình thực hiện mã hóa tự động khi lưu dữ liệu từ máy tính vào USB an toàn và giải mã tự động khi copy từ USB an toàn sang máy tính, quá trình mã hóa và giải mã dữ liệu sử dụng thuật toán mã hóa AES 256; mật khẩu người dùng được mã hóa (SHA-2) và lưu trữ ngay trên USB, nếu nhập sai mật khẩu 10 lần, USB sẽ bị khóa; phần mềm quản lý USB với giao diện tiếng Việt dễ sử dụng, cho phép chạy từ CDROM ảo, không cần cài đặt driver.
Sản phẩm USB an toàn thông tin đã được sử dụng thử nghiệm tại một số đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân, Tổng cục Kỹ thuật; Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; Binh chủng Thông tin liên lạc...
Qua thử nghiệm cho thấy USB hoạt động ổn định, giao diện thân thiện, thuận tiện cho người dùng, tốc độ mã hóa và giải mã khi copy đảm bảo, chống được sự lây nhiễm virus và các phần mềm dò tìm mật khẩu.
Ngoài USB an toàn, Quân đội Việt Nam còn được tiếp nhận máy thông tin thông minh VRU 812/B. Máy này có chức năng thu - phát nhảy tần số, được sử dụng trong liên lạc giữa trung đoàn và trung đội bộ binh, xe tăng, xe bọc thép và nhiều loại phương tiện khác như xe kéo pháo, trực thăng, tàu hải quân…
Ngoài ra máy cũng có khả năng thiết lập mạng bao gồm nhiều máy khác nhau, có thể thực hiện liên lạc chính xác, nhanh chóng, tin cậy trong điều kiện nhiễu điện trường mạnh đáp ứng yêu cầu của quân sự hiện đại.
Máy vô tuyến điện nhảy tần sóng cực ngắn VRU 812/B được triển khai từ tháng 7/2012. Đến nay, thiết bị đã được thử nghiệm tại một số đơn vị trong quân đội.
Theo kỹ sư Vũ Minh Tuấn, liên lạc bằng phương thức biến đổi tần số là cách liên lạc tác chiến hiện đại, có khả năng thực hiện liên lạc khi tần số thay đổi ở tốc độ cao, liên tục và ngẫu nhiên, nhờ vậy đối phương khó có thể kiểm tra, phân tích, xác định và gây nhiễu.
Nhận xét về tính năng của máy, Thượng tá Nguyễn Đức Bổng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) cho rằng, máy có độ chống chịu rung xóc cao nên rất thích hợp với việc sử dụng trên xe tăng.
Với chức năng nhảy tần, máy có độ bảo mật cao. Hơn nữa, sử dụng máy sẽ rất thuận tiện bởi nó có chế độ để bắt liên lạc với các máy thông tin quân sự đang được trang bị trong toàn quân.
Nguồn: Ngọc Hoà (Đất Việt)
Hiện nay, Quân đội Việt Nam đã bắt đầu sử dụng loại USB có khả năng bảo mật rất cao. USB an toàn thông tin có cấu tạo như USB thông thường, tuy nhiên được tăng cường đáng kể độ bảo mật, đã được thử nghiệm ở nhiều đơn vị.
USB an toàn thông tin (khóa cứng VS-key), sản phẩm của Viện Điện tử (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự-Bộ Quốc phòng, có cấu tạo như USB thông thường, tuy nhiên được tăng cường đáng kể độ bảo mật, đã được thử nghiệm ở nhiều đơn vị.
USB an toàn thông tin bắt đầu được ứng dụng tại một số đơn vị. |
Theo Trung tá, TS Trần Xuân Kiên, Trưởng phòng Nghiên cứu vũ khí điện từ trường, Viện Điện tử, chủ nhiệm dự án nghiên cứu, sản xuất USB an toàn, đây là thiết bị chuyên dụng dùng để lưu trữ, sao chép dữ liệu một cách an toàn giữa các máy tính nói chung, đặc biệt là giữa máy tính kết nối internet và máy dùng riêng.
USB an toàn bảo vệ dữ liệu trên USB bằng một phân vùng an toàn. Cụ thể, USB được phân thành 3 phân vùng: Phân vùng 1 được cấu trúc thành CDROM ảo chứa phần mềm quản lý chuyên dụng; phân vùng 2 chứa mật khẩu bảo mật; phân vùng 3 có định dạng an toàn.
USB an toàn thông tin có đặc điểm kỹ thuật nổi bật: Không bị lây nhiễm Virus, Spyware, Worm, Troijan House… khi sử dụng USB để sao lưu dữ liệu giữa các máy tính; chống truy cập trái phép lấy cắp thông tin bởi các chương trình gián điệp (Spyware) từ USB vào máy tính và ngược lại;
Chương trình thực hiện mã hóa tự động khi lưu dữ liệu từ máy tính vào USB an toàn và giải mã tự động khi copy từ USB an toàn sang máy tính, quá trình mã hóa và giải mã dữ liệu sử dụng thuật toán mã hóa AES 256; mật khẩu người dùng được mã hóa (SHA-2) và lưu trữ ngay trên USB, nếu nhập sai mật khẩu 10 lần, USB sẽ bị khóa; phần mềm quản lý USB với giao diện tiếng Việt dễ sử dụng, cho phép chạy từ CDROM ảo, không cần cài đặt driver.
Sản phẩm USB an toàn thông tin đã được sử dụng thử nghiệm tại một số đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân, Tổng cục Kỹ thuật; Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; Binh chủng Thông tin liên lạc...
Máy thông tin VRU 812/B |
Qua thử nghiệm cho thấy USB hoạt động ổn định, giao diện thân thiện, thuận tiện cho người dùng, tốc độ mã hóa và giải mã khi copy đảm bảo, chống được sự lây nhiễm virus và các phần mềm dò tìm mật khẩu.
Ngoài USB an toàn, Quân đội Việt Nam còn được tiếp nhận máy thông tin thông minh VRU 812/B. Máy này có chức năng thu - phát nhảy tần số, được sử dụng trong liên lạc giữa trung đoàn và trung đội bộ binh, xe tăng, xe bọc thép và nhiều loại phương tiện khác như xe kéo pháo, trực thăng, tàu hải quân…
Ngoài ra máy cũng có khả năng thiết lập mạng bao gồm nhiều máy khác nhau, có thể thực hiện liên lạc chính xác, nhanh chóng, tin cậy trong điều kiện nhiễu điện trường mạnh đáp ứng yêu cầu của quân sự hiện đại.
Máy vô tuyến điện nhảy tần sóng cực ngắn VRU 812/B được triển khai từ tháng 7/2012. Đến nay, thiết bị đã được thử nghiệm tại một số đơn vị trong quân đội.
Video: Cận cảnh Su-30 của 'biểu diễn' trên không
quocte/2015/02/12/Su-30-ca-Vit-Nam-1423755779.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Theo kỹ sư Vũ Minh Tuấn, liên lạc bằng phương thức biến đổi tần số là cách liên lạc tác chiến hiện đại, có khả năng thực hiện liên lạc khi tần số thay đổi ở tốc độ cao, liên tục và ngẫu nhiên, nhờ vậy đối phương khó có thể kiểm tra, phân tích, xác định và gây nhiễu.
Nhận xét về tính năng của máy, Thượng tá Nguyễn Đức Bổng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) cho rằng, máy có độ chống chịu rung xóc cao nên rất thích hợp với việc sử dụng trên xe tăng.
Với chức năng nhảy tần, máy có độ bảo mật cao. Hơn nữa, sử dụng máy sẽ rất thuận tiện bởi nó có chế độ để bắt liên lạc với các máy thông tin quân sự đang được trang bị trong toàn quân.
Nguồn: Ngọc Hoà (Đất Việt)
Bình luận