Ba tướng lĩnh quân đội cấp cao của Trung Quốc vừa được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu các lực lượng bộ binh, tên lửa và hậu cần.
Tướng Li Zuocheng, 62 tuổi, được phong chức Tổng chỉ huy các lực lượng Bộ binh của quân đội Trung Quốc. Trước khi đảm trách cương vị mới, ông Li là lãnh đạo quân khu Thành Đô, chịu trách nhiệm bảo vệ Quý Châu, Tứ Xuyên, Tây Tạng và Vân Nam, South China Morning Post đưa tin.
Ông Li là người gốc Hồ Nam, nơi được mệnh danh là cái nôi của quân đội Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1970 ở tuổi 17 và lập được các chiến công lớn. Năm 1998, ông Li lãnh đạo lực lượng quân đội thực hiện các hoạt động cứu trợ thiên tai sau trận lũ thảm khốc trên sông Dương Tử.
Hai người khác là tướng Gao Jin và Wei Fenghe, lần lượt được bổ nhiệm làm chỉ huy lực lượng hậu cần chiến lược và lực lượng tên lửa.
Tướng Gao Jin có bằng thạc sĩ tại Trường Đại học Kỹ thuật pháo binh số 2, cơ sở duy nhất đào tạo các chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. Trong suốt sự nghiệp quân sự, Gao viết 20 chuyên đề về cách sử dụng tên lửa và đóng vai trò lớn trong việc thành lập đơn vị 15A của quân đội Trung Quốc. Đây là lực lượng giám sát sự phát triển của các thế hệ tên lửa mới. Ông trở thành Chánh văn phòng Quân đoàn pháo binh số 2 và được thăng hàm Trung tướng năm 2013.
Tướng Wei Fenghe, 61 tuổi, từng là chỉ huy Quân đoàn Pháo binh số 2 trước khi nó đổi tên thành Lực lượng Tên lửa. Đơn vị này chịu trách nhiệm cho hoạt động của các loại tên lửa chiến lược có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Lực lượng này nhận lệnh trực tiếp từ Bộ chỉ huy Quân sự Trung ương Trung Quốc.
Việc bổ nhiệm 3 chỉ huy mới diễn ra không lâu sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố sự ra đời của lực lượng bộ binh, tên lửa và hậu cần chiến lược. Đây là một phần của chương trình cải tổ toàn diện quân đội mà ông Tập công bố trước đó. Mục tiêu của việc cải tổ là nhằm tăng cường khả năng phối hợp chiến đấu của quân đội Trung Quốc.
Một trong những mục tiêu khác trong nỗ lực cải tổ quân đội của ông Tập là thành lập một cấu trúc chỉ huy chung vào năm 2020, cũng như giảm 300.000 người trong quân đội. Theo báo cáo của Quân ủy Trung ương, quân đội Trung Quốc sẽ giảm nhân sự không trực tiếp chiến đấu.
Nguồn: Zing News
Tướng Li Zuocheng, 62 tuổi, được phong chức Tổng chỉ huy các lực lượng Bộ binh của quân đội Trung Quốc. Trước khi đảm trách cương vị mới, ông Li là lãnh đạo quân khu Thành Đô, chịu trách nhiệm bảo vệ Quý Châu, Tứ Xuyên, Tây Tạng và Vân Nam, South China Morning Post đưa tin.
Ông Li là người gốc Hồ Nam, nơi được mệnh danh là cái nôi của quân đội Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1970 ở tuổi 17 và lập được các chiến công lớn. Năm 1998, ông Li lãnh đạo lực lượng quân đội thực hiện các hoạt động cứu trợ thiên tai sau trận lũ thảm khốc trên sông Dương Tử.
Tướng Li Zuocheng, một trong 3 tư lệnh mới được bổ nhiệm của quân đội Trung Quốc |
Tướng Gao Jin có bằng thạc sĩ tại Trường Đại học Kỹ thuật pháo binh số 2, cơ sở duy nhất đào tạo các chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. Trong suốt sự nghiệp quân sự, Gao viết 20 chuyên đề về cách sử dụng tên lửa và đóng vai trò lớn trong việc thành lập đơn vị 15A của quân đội Trung Quốc. Đây là lực lượng giám sát sự phát triển của các thế hệ tên lửa mới. Ông trở thành Chánh văn phòng Quân đoàn pháo binh số 2 và được thăng hàm Trung tướng năm 2013.
Tướng Wei Fenghe, 61 tuổi, từng là chỉ huy Quân đoàn Pháo binh số 2 trước khi nó đổi tên thành Lực lượng Tên lửa. Đơn vị này chịu trách nhiệm cho hoạt động của các loại tên lửa chiến lược có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Lực lượng này nhận lệnh trực tiếp từ Bộ chỉ huy Quân sự Trung ương Trung Quốc.
Việc bổ nhiệm 3 chỉ huy mới diễn ra không lâu sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố sự ra đời của lực lượng bộ binh, tên lửa và hậu cần chiến lược. Đây là một phần của chương trình cải tổ toàn diện quân đội mà ông Tập công bố trước đó. Mục tiêu của việc cải tổ là nhằm tăng cường khả năng phối hợp chiến đấu của quân đội Trung Quốc.
Một trong những mục tiêu khác trong nỗ lực cải tổ quân đội của ông Tập là thành lập một cấu trúc chỉ huy chung vào năm 2020, cũng như giảm 300.000 người trong quân đội. Theo báo cáo của Quân ủy Trung ương, quân đội Trung Quốc sẽ giảm nhân sự không trực tiếp chiến đấu.
Nguồn: Zing News
Bình luận