Sáng tạo của người dân phải nâng thành đề tài khoa học
Thời gian qua, anh Nguyễn Văn Thắng (Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội) đã tự mình nghiên cứu chế tạo một chiếc máy bay trực thăng có người lái. Tuy nhiên, máy bay mới chỉ kịp thử nghiệm đến lần thứ ba thì đã hai lần bị quân đội và công an lập biên bản giữ nguyên hiện trạng, không cho tiếp tục chế tạo.
Chiều 1/4/2014, phóng viên báo đã có cuộc gặp gỡ với ông Đinh Công Vụ, Chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự Quận Long Biên. Trao đổi về vấn đề lập biên bản cấm không được tiếp tục chế tạo, ông Đinh Công Vụ cho biết:
“Về việc anh Thắng chế tạo máy bay, trong quá trình anh ta làm kín trong nhà, không ai biết, tuy nhiên khi mang ra thử nghiệm đã bị phát hiện và nhiều đoàn công tác của bên quân đội đã xuống gặp gỡ và làm việc với anh Thắng. Trong đó có đoàn làm việc của Phòng Khoa học công nghệ Bộ Tư lệnh Thủ đô, Quân chủng Phòng không Không quân, Lữ đoàn 918, ban chỉ huy quân sự quận Long Biên.”
Nội dung của biên bản đã lập với anh Thắng có đoạn Yêu cầu của đoàn công tác như sau: “Ông Thắng phải dừng việc hoàn thiện và thử nghiệm chiếc máy bay này. Và nếu có nguyện vọng tiếp tục chế tạo, thử nghiệm thì phải làm hồ sơ báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền để được cấp phép theo quy định hiện hành của Nhà nước.”
Cụ thể của việc làm hồ sơ báo cáo như thế nào, ông Đinh Công Vụ chia sẻ:
“Quân đội cũng có nhiều cơ quan, chức năng chính của ban chỉ huy quận Long Biên là giúp cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện công tác quốc phòng trên địa bàn quận. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Thủ đô và Ủy ban Nhân dân Quận Long Biên. Vì thế không thể lĩnh vực nào cũng có thể nắm rõ, đặc biệt là vấn đề khoa học công nghệ.
“Nếu như những trường hợp thế này muốn được phép làm thì trước hết phải xây dựng như một đề tài khoa học. Sau khi có đề án phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, được các nhà khoa học phê duyệt và nếu về lĩnh vực quân sự thì phải thông qua các cơ quan quân sự.
Các nhà khoa học sẽ giám định, thẩm định đề tài này có được phép chế tạo hay không. Khi được thông qua đề tài, anh sẽ được định hướng, tạo điều kiện, thậm chí là cấp vốn để chế tạo, nghiên cứu một cách đầy đủ nhất.”
“Tuy nhiên, anh Thắng dù đã được nhắc nhở nhưng vẫn chưa hoàn thiện những hồ sơ này, vì thế mà anh bị lập biên bản và cấm được bay, thử nghiệm là hoàn toàn đúng pháp luật. Nên nhớ, đã có những điều luật quy định về việc nghiêm cấm chế tạo, thử nghiệm vật thể bay” – Ông Đinh Công Vụ cho biết thêm.
“Thực chất, việc nghiêm cấm không được chế tạo và thử nghiệm máy bay, vật thể bay là điều cần thiết. Tôi lấy ví dụ, anh Nguyễn Văn Thắng bay lên được nhưng không hạ cánh được, gây ra tai nạn đáng tiếc cho bản thân người sáng chế thì sao? Hoặc chiếc máy bay lao vào nhà dân gây thiệt hại về người và tài sản sẽ giải quyết thế nào?”
“Ngoài ra, mọi chuyến bay trong không phận Hà Nội đều được thông báo, những vật thể bay không xác định sẽ gây tác động lớn, tôi giả sử anh Thắng bay lên được 200m, radar quân đội phát hiện, trận địa phòng không được triển khai, cả Thủ đô vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu thì như chuyện tiếu lâm.”
Tựu chung, an toàn của người dân và sự bình yên của không phận Thủ đô là điều mà lực lượng quân đội đang cố gắng giữ gìn, do đó, mọi sự sáng chế buộc phải có sự quản lý và định hướng ngay từ đầu.
Kỳ vọng máy bay làm nên chuyện
Tuy đưa ra rất nhiều những thủ tục bắt buộc phải có để anh Nguyễn Văn Thắng được tiếp tục làm máy bay, nhưng ông Đinh Công Vụ cũng không quên gửi kỳ vọng vào người thợ tài giỏi này.
“Anh Nguyễn Văn Thắng là một người thợ khiến chúng tôi thực sự khâm phục, đặc biệt về sự khéo léo, lành nghề của anh ấy. Ngay khi nghe tin về chiếc máy bay trực thăng do người dân tự chế tạo, tôi đã nảy ra trong đầu rất nhiều kỳ vọng và ý tưởng. Ví dụ như chiếc máy bay ấy chỉ cần một người lái nhưng có thể hút được một lượng nước, hoặc chở cát, bọt hóa học để cứu hỏa từ trên cao thì vô cùng thuận tiện mà ít tốn kém như việc đầu tư một chiếc xe cứu hỏa loại xịn mà kém linh hoạt” – ông Đinh Công Vụ hồ hời cho biết.
Ông Vụ bày tỏ: “Ngoài ra, Ban chỉ huy quân sự quận Long Biên cũng phải làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai bão lụt… nếu chiếc máy bay này thành công, sẽ giúp cho công việc của dân quân tự vệ hiệu quả và giảm rất nhiều bất cập.”
“Các cán bộ bên Phòng Khoa học công nghệ Bộ Tư lệnh Thủ đô dù lập biên bản chiếc máy bay chưa được cấp phép này, nhưng cũng không hết lời tỏ ra khâm phục tài năng của anh Thắng. Nếu anh Thắng còn trẻ, chúng tôi sẵn sàng đề cử anh tham gia vào ngành quân đội, trở thành người lính chính quy, đóng góp tài hoa của mình cho nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, chỉ tiếc anh đã quá tuổi.”
“Ở đây không phải không quan tâm đến người tài, không có chính sách thu hút người tài. Tuy nhiên, điều quan trọng là cân đối để đảm bảo an toàn và sáng tạo khoa học được hiệu quả nhất.” – Ông Đinh Công Vụ nhận định.
Có thể phát triển theo hướng dân sự
Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam, ông Lại Xuân Thanh đã có những ý kiến chia sẻ về trường hợp muốn xin phép chế tạo một chiếc máy bay trực thăng của anh Nguyễn Văn Thắng:
Việc nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm một vật thể bay đã được quy định rất rõ trong Luật Hàng không.
Muốn thử nghiệm một chiếc trực thăng, đầu tiên người chế tạo phải trình Cục hàng không thiết kế của phương tiện bay này. Sau đấy khi được Cục hàng không phê chuẩn thiết kế, chiếc trực thăng này sẽ phải tiếp tục xin ý kiến của Bộ Quốc phòng để được phép thử nghiệm.
Đối với hàng không phải có quy định rất cụ thể, việc quy định như vậy đều vì lợi ích cộng đồng, tất cả các nước trên thế giới đều chặt chẽ như vậy không riêng gì Việt Nam, nhưng lợi ích cuối cùng là bảo vệ lợi ịch cộng đồng. Còn nhà nước thì bao giờ cũng khuyên khích nghiên cứu sáng tạo khoa học, ai cũng có quyền.
Bản thân ngành hàng không cũng khuyến khích việc sáng tạo. Để nghiên cứu ấy có thể phục vụ được cộng đồng thì phải có sự quản lý và định hướng chặt chẽ, hiệu quả.
» Người chế trực thăng xin tài liệu 'cha đẻ' tàu ngầm Trường Sa
» Chuyện chưa kể quanh chiếc trực thăng made in Vietnam
Theo Đất Việt
Thời gian qua, anh Nguyễn Văn Thắng (Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội) đã tự mình nghiên cứu chế tạo một chiếc máy bay trực thăng có người lái. Tuy nhiên, máy bay mới chỉ kịp thử nghiệm đến lần thứ ba thì đã hai lần bị quân đội và công an lập biên bản giữ nguyên hiện trạng, không cho tiếp tục chế tạo.
Chiều 1/4/2014, phóng viên báo đã có cuộc gặp gỡ với ông Đinh Công Vụ, Chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự Quận Long Biên. Trao đổi về vấn đề lập biên bản cấm không được tiếp tục chế tạo, ông Đinh Công Vụ cho biết:
“Về việc anh Thắng chế tạo máy bay, trong quá trình anh ta làm kín trong nhà, không ai biết, tuy nhiên khi mang ra thử nghiệm đã bị phát hiện và nhiều đoàn công tác của bên quân đội đã xuống gặp gỡ và làm việc với anh Thắng. Trong đó có đoàn làm việc của Phòng Khoa học công nghệ Bộ Tư lệnh Thủ đô, Quân chủng Phòng không Không quân, Lữ đoàn 918, ban chỉ huy quân sự quận Long Biên.”
Chiếc máy bay trực thăng của anh Nguyễn Văn Thắng |
Cụ thể của việc làm hồ sơ báo cáo như thế nào, ông Đinh Công Vụ chia sẻ:
“Quân đội cũng có nhiều cơ quan, chức năng chính của ban chỉ huy quận Long Biên là giúp cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện công tác quốc phòng trên địa bàn quận. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Thủ đô và Ủy ban Nhân dân Quận Long Biên. Vì thế không thể lĩnh vực nào cũng có thể nắm rõ, đặc biệt là vấn đề khoa học công nghệ.
“Nếu như những trường hợp thế này muốn được phép làm thì trước hết phải xây dựng như một đề tài khoa học. Sau khi có đề án phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, được các nhà khoa học phê duyệt và nếu về lĩnh vực quân sự thì phải thông qua các cơ quan quân sự.
Các nhà khoa học sẽ giám định, thẩm định đề tài này có được phép chế tạo hay không. Khi được thông qua đề tài, anh sẽ được định hướng, tạo điều kiện, thậm chí là cấp vốn để chế tạo, nghiên cứu một cách đầy đủ nhất.”
“Tuy nhiên, anh Thắng dù đã được nhắc nhở nhưng vẫn chưa hoàn thiện những hồ sơ này, vì thế mà anh bị lập biên bản và cấm được bay, thử nghiệm là hoàn toàn đúng pháp luật. Nên nhớ, đã có những điều luật quy định về việc nghiêm cấm chế tạo, thử nghiệm vật thể bay” – Ông Đinh Công Vụ cho biết thêm.
Chiếc máy bay bị lật nhào và gãy cánh quạt chính trong lần thử nghiệm thứ ba |
“Ngoài ra, mọi chuyến bay trong không phận Hà Nội đều được thông báo, những vật thể bay không xác định sẽ gây tác động lớn, tôi giả sử anh Thắng bay lên được 200m, radar quân đội phát hiện, trận địa phòng không được triển khai, cả Thủ đô vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu thì như chuyện tiếu lâm.”
Tựu chung, an toàn của người dân và sự bình yên của không phận Thủ đô là điều mà lực lượng quân đội đang cố gắng giữ gìn, do đó, mọi sự sáng chế buộc phải có sự quản lý và định hướng ngay từ đầu.
Kỳ vọng máy bay làm nên chuyện
Tuy đưa ra rất nhiều những thủ tục bắt buộc phải có để anh Nguyễn Văn Thắng được tiếp tục làm máy bay, nhưng ông Đinh Công Vụ cũng không quên gửi kỳ vọng vào người thợ tài giỏi này.
“Anh Nguyễn Văn Thắng là một người thợ khiến chúng tôi thực sự khâm phục, đặc biệt về sự khéo léo, lành nghề của anh ấy. Ngay khi nghe tin về chiếc máy bay trực thăng do người dân tự chế tạo, tôi đã nảy ra trong đầu rất nhiều kỳ vọng và ý tưởng. Ví dụ như chiếc máy bay ấy chỉ cần một người lái nhưng có thể hút được một lượng nước, hoặc chở cát, bọt hóa học để cứu hỏa từ trên cao thì vô cùng thuận tiện mà ít tốn kém như việc đầu tư một chiếc xe cứu hỏa loại xịn mà kém linh hoạt” – ông Đinh Công Vụ hồ hời cho biết.
Anh Nguyễn Văn Thắng chỉ là một người thợ sửa xe bình thường, thêm việc chế xe máy cho người khuyết tật |
“Các cán bộ bên Phòng Khoa học công nghệ Bộ Tư lệnh Thủ đô dù lập biên bản chiếc máy bay chưa được cấp phép này, nhưng cũng không hết lời tỏ ra khâm phục tài năng của anh Thắng. Nếu anh Thắng còn trẻ, chúng tôi sẵn sàng đề cử anh tham gia vào ngành quân đội, trở thành người lính chính quy, đóng góp tài hoa của mình cho nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, chỉ tiếc anh đã quá tuổi.”
“Ở đây không phải không quan tâm đến người tài, không có chính sách thu hút người tài. Tuy nhiên, điều quan trọng là cân đối để đảm bảo an toàn và sáng tạo khoa học được hiệu quả nhất.” – Ông Đinh Công Vụ nhận định.
Có thể phát triển theo hướng dân sự
Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam, ông Lại Xuân Thanh đã có những ý kiến chia sẻ về trường hợp muốn xin phép chế tạo một chiếc máy bay trực thăng của anh Nguyễn Văn Thắng:
Việc nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm một vật thể bay đã được quy định rất rõ trong Luật Hàng không.
Muốn thử nghiệm một chiếc trực thăng, đầu tiên người chế tạo phải trình Cục hàng không thiết kế của phương tiện bay này. Sau đấy khi được Cục hàng không phê chuẩn thiết kế, chiếc trực thăng này sẽ phải tiếp tục xin ý kiến của Bộ Quốc phòng để được phép thử nghiệm.
Đối với hàng không phải có quy định rất cụ thể, việc quy định như vậy đều vì lợi ích cộng đồng, tất cả các nước trên thế giới đều chặt chẽ như vậy không riêng gì Việt Nam, nhưng lợi ích cuối cùng là bảo vệ lợi ịch cộng đồng. Còn nhà nước thì bao giờ cũng khuyên khích nghiên cứu sáng tạo khoa học, ai cũng có quyền.
Bản thân ngành hàng không cũng khuyến khích việc sáng tạo. Để nghiên cứu ấy có thể phục vụ được cộng đồng thì phải có sự quản lý và định hướng chặt chẽ, hiệu quả.
» Người chế trực thăng xin tài liệu 'cha đẻ' tàu ngầm Trường Sa
» Chuyện chưa kể quanh chiếc trực thăng made in Vietnam
Theo Đất Việt
Bình luận