(VTC News) - Quan chức Quốc hội cho rằng người dân cần hiểu đúng là không phải có nhiều bộ sách giáo khoa mà có nhiều sách giáo khoa.
Bên hành lang Quốc hội, TS Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã trao đổi với VTC News xung quanh việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
- Theo ông, chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới cần phải thay đổi như thế nào để trang bị cho học sinh các kỹ năng mềm, kỹ năng sống mà các em rất thiếu hụt?
Tôi thừa nhận thực tế vừa qua, SGK còn nặng về lý thuyết. Chúng ta chỉ dồn nội dung vào một bộ sách giáo khoa chuẩn của Nhà nước, bây giờ Nghị quyết này sẽ hướng là có một chương trình chuẩn nhưng chương trình ấy không phải cứng nhắc. Chương trình mới chính là pháp lệnh. SGK sẽ không phải là pháp lệnh. Sắp tới, một chương trình nhưng có rất nhiều tác giả viết những cuốn SGK khác nhau.
Học sinh, nhà trường, phụ huynh có quyền chọn SGK để học. Nếu thấy quyển sách nào hay thì nhà trường đứng ra bầu chọn và dùng chứ không nhất thiết phải dùng cuốn SGK của NXB Giáo dục Việt Nam. Phụ huynh và học sinh có thể lựa chọn những cuốn SGK hay và tốt để dùng.
Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ hướng vào dạy kỹ năng nhiều hơn, dạy năng lực nhiều hơn chứ không tập trung vào kiến thức hàn lâm, không dạy kiến thức quá tải, quá nặng đối với học sinh.
- Vậy phải chăng có thể viết được sách giáo khoa hay hơn thời gian vừa qua?
Hiện nay, chúng ta vẫn đang thực hiện Nghị quyết 40 năm 2000 của Quốc hội, đó là một chương trình và một bộ sách. Một chương trình thống nhất trong toàn quốc là pháp lệnh và bộ một SGK cũng là pháp lệnh.
Thời gian vừa qua, SGK chỉ được do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn và giao cho NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành và xuất bản.
Còn nhiều những người viết hay hơn, những cuốn sách hay hơn mà không được ban hành vì thế sách giáo khoa bị khuôn mẫu bởi một tư duy. Rất nhiều khả năng sáng tạo của xã hội không được đưa vào và các tác giả này chuyển sang viết sách tham khảo. Cho nên bây giờ một học sinh mang túi balo nặng tới vài chục cân là một quyển sách giáo khoa kèm vài chục quyển sách tham khảo.
- Có ý kiến cho rằng nếu để Bộ GD-ĐT đứng ra viết sách giáo khoa thì có lẽ Sở GD-ĐT nào cũng mua sách của Bộ cho “an toàn”?
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ đứng ra chủ trì xuất bản một bộ SGK trọn vẹn. Bộ GD-ĐT có thể giao cho NXB Giáo dục Việt Nam hoặc các cơ sở, tổ chức, các nhà khoa học chứ không phải Bộ làm.
Bên cạnh đó, còn nhiều SGK khác Bộ cũng cho phép, có thể có rất nhiều tác giả khác và khi Bộ thẩm định xong thì các SGK này bình đẳng với nhau.
Khi đó, các trường, các phụ huynh có thể bầu chọn quyển sách tốt và phù hợp để dùng chứ Bộ không áp đặt chuyện ấy.
- Nhưng người dân sẽ mặc định dùng sách của Bộ GD-ĐT đứng ra tổ chức biên soạn?
Lúc này là quyền của người dân. Người dân chọn là việc của dân và không bị áp đặt. Người dân hoàn toàn có quyền và tự chủ để chọn. Bây giờ đòi hỏi người dân phải làm chủ và tự chịu trách nhiệm.
- Có nên hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân, tổ chức viết sách giáo khoa không, thưa ông?
Hiện tại, Bộ GD-ĐT cũng chưa trình phương án hỗ trợ kinh phí cho tác giả viết sách giáo khoa .
Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ cho bộ SGK mà Bộ GD-ĐT chủ trì, còn các cá nhân tham gia viết sách thì tự chịu trách nhiệm về kinh phí và sau này cá nhân này có thể bán bản quyền để thu lại tiền.
- Hội đồng thẩm định sách giáo khoa sẽ được tổ chức như thế nào, thưa ông?
Hội đồng thẩm định do Bộ GD-ĐT thành lập với nhiều tổ chức xã hội tham gia chứ không phải của Bộ. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng chỉ là thành viên trong hội đồng thẩm định.
Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc thẩm định, chịu trách nhiệm trước Nhà nước nếu xảy ra chuyện gì.
Thành phần có thể bao gồm các nhà khoa học, các cơ sở sử dụng lao động, thậm chí cha mẹ học sinh cũng có thể tham gia vào Hội đồng thẩm định. Bộ sẽ lựa chọn để đảm bảo tính khoa học, tính chuẩn mực.
- Ông kỳ vọng là sẽ có bao nhiêu bộ SGK?
Vừa rồi chúng ta nói bộ sách là không đúng. Chúng ta cần hiểu rằng có một chương trình và nhiều SGK. Trước mắt sẽ có một bộ SGK mà Bộ GD-ĐT đứng ra tổ chức thực hiện.
Các các nhân, tổ chức khác có thể viết nhiều sách giáo khoa khác nhau. Sẽ có một bộ SGK trọn vẹn của Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn. Không nhất thiết là có nhiều bộ SGK khác mà là những quyển sách giáo khoa khác nhau ở các môn khác nhau do các tác giả khác nhau biên soạn.
Phạm Thịnh
Bên hành lang Quốc hội, TS Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã trao đổi với VTC News xung quanh việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
TS Trịnh Ngọc Thạch (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Tôi thừa nhận thực tế vừa qua, SGK còn nặng về lý thuyết. Chúng ta chỉ dồn nội dung vào một bộ sách giáo khoa chuẩn của Nhà nước, bây giờ Nghị quyết này sẽ hướng là có một chương trình chuẩn nhưng chương trình ấy không phải cứng nhắc. Chương trình mới chính là pháp lệnh. SGK sẽ không phải là pháp lệnh. Sắp tới, một chương trình nhưng có rất nhiều tác giả viết những cuốn SGK khác nhau.
Học sinh, nhà trường, phụ huynh có quyền chọn SGK để học. Nếu thấy quyển sách nào hay thì nhà trường đứng ra bầu chọn và dùng chứ không nhất thiết phải dùng cuốn SGK của NXB Giáo dục Việt Nam. Phụ huynh và học sinh có thể lựa chọn những cuốn SGK hay và tốt để dùng.
Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ hướng vào dạy kỹ năng nhiều hơn, dạy năng lực nhiều hơn chứ không tập trung vào kiến thức hàn lâm, không dạy kiến thức quá tải, quá nặng đối với học sinh.
- Vậy phải chăng có thể viết được sách giáo khoa hay hơn thời gian vừa qua?
Hiện nay, chúng ta vẫn đang thực hiện Nghị quyết 40 năm 2000 của Quốc hội, đó là một chương trình và một bộ sách. Một chương trình thống nhất trong toàn quốc là pháp lệnh và bộ một SGK cũng là pháp lệnh.
Thời gian vừa qua, SGK chỉ được do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn và giao cho NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành và xuất bản.
Còn nhiều những người viết hay hơn, những cuốn sách hay hơn mà không được ban hành vì thế sách giáo khoa bị khuôn mẫu bởi một tư duy. Rất nhiều khả năng sáng tạo của xã hội không được đưa vào và các tác giả này chuyển sang viết sách tham khảo. Cho nên bây giờ một học sinh mang túi balo nặng tới vài chục cân là một quyển sách giáo khoa kèm vài chục quyển sách tham khảo.
Bộ GD-ĐT có nên viết một bộ sách giáo khoa hay không?
|
- Có ý kiến cho rằng nếu để Bộ GD-ĐT đứng ra viết sách giáo khoa thì có lẽ Sở GD-ĐT nào cũng mua sách của Bộ cho “an toàn”?
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ đứng ra chủ trì xuất bản một bộ SGK trọn vẹn. Bộ GD-ĐT có thể giao cho NXB Giáo dục Việt Nam hoặc các cơ sở, tổ chức, các nhà khoa học chứ không phải Bộ làm.
Bên cạnh đó, còn nhiều SGK khác Bộ cũng cho phép, có thể có rất nhiều tác giả khác và khi Bộ thẩm định xong thì các SGK này bình đẳng với nhau.
Khi đó, các trường, các phụ huynh có thể bầu chọn quyển sách tốt và phù hợp để dùng chứ Bộ không áp đặt chuyện ấy.
|
Lúc này là quyền của người dân. Người dân chọn là việc của dân và không bị áp đặt. Người dân hoàn toàn có quyền và tự chủ để chọn. Bây giờ đòi hỏi người dân phải làm chủ và tự chịu trách nhiệm.
- Có nên hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân, tổ chức viết sách giáo khoa không, thưa ông?
Hiện tại, Bộ GD-ĐT cũng chưa trình phương án hỗ trợ kinh phí cho tác giả viết sách giáo khoa .
Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ cho bộ SGK mà Bộ GD-ĐT chủ trì, còn các cá nhân tham gia viết sách thì tự chịu trách nhiệm về kinh phí và sau này cá nhân này có thể bán bản quyền để thu lại tiền.
- Hội đồng thẩm định sách giáo khoa sẽ được tổ chức như thế nào, thưa ông?
Hội đồng thẩm định do Bộ GD-ĐT thành lập với nhiều tổ chức xã hội tham gia chứ không phải của Bộ. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng chỉ là thành viên trong hội đồng thẩm định.
Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc thẩm định, chịu trách nhiệm trước Nhà nước nếu xảy ra chuyện gì.
Thành phần có thể bao gồm các nhà khoa học, các cơ sở sử dụng lao động, thậm chí cha mẹ học sinh cũng có thể tham gia vào Hội đồng thẩm định. Bộ sẽ lựa chọn để đảm bảo tính khoa học, tính chuẩn mực.
- Ông kỳ vọng là sẽ có bao nhiêu bộ SGK?
Vừa rồi chúng ta nói bộ sách là không đúng. Chúng ta cần hiểu rằng có một chương trình và nhiều SGK. Trước mắt sẽ có một bộ SGK mà Bộ GD-ĐT đứng ra tổ chức thực hiện.
Các các nhân, tổ chức khác có thể viết nhiều sách giáo khoa khác nhau. Sẽ có một bộ SGK trọn vẹn của Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn. Không nhất thiết là có nhiều bộ SGK khác mà là những quyển sách giáo khoa khác nhau ở các môn khác nhau do các tác giả khác nhau biên soạn.
Phạm Thịnh
Bình luận