(VTC News) - Khi góp ý về dự thảo Luật An toàn thông tin, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nhắc lại chuyện một nữ sinh tự vẫn vì bị bạn trai tung ảnh riêng tư lên mạng xã hội.
Sáng 28/10, góp ý vào dự thảo Luật An toàn thông tin, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) nhớ lại vào tháng 6/2015, một nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai do không chịu được áp lực khi các hình ảnh riêng tư của em với người bạn trai bị lan truyền và phát tán trên mạng, đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử.
"Nhưng điều đáng lo ngại và đau xót hơn là trong khoảng thời gian 3 ngày, nữ sinh đó được cứu chữa tại bệnh viện trước khi qua đời, các hình ảnh riêng tư đó tiếp tục được lan truyền trên mạng kèm theo những bình luận hết sức ác ý.
Nhưng gia đình em không biết làm gì, cầu cứu ai, cơ quan quản lý nhà nước nào để ngăn chặn hiện tượng này", đại biểu Nguyễn Thanh Hải nói.
Vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng điều này đã gây áp lực lớn cho những người thân trong gia đình nữ sinh trên.
Một người thân trong gia đình nữ sinh phải thốt lên: "Xin cộng đồng mạng hãy tha cho cháu".
"Nhưng tất cả mọi người bất lực vì không có hành lang pháp lý nào cho phép sử dụng các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp bảo vệ thông tin để ngăn chặn sự phát tán các thông tin này trên mạng", nữ đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình thông tin.
Bà Hải chỉ ra rằng clip nhạy cảm của nữ sinh vốn là thông tin riêng nhưng vì lý do nào đó đã bị biến thành thông tin công cộng, gián tiếp gây ra cái chết của em.
"Bộ luật Dân sự đã có quy định về bảo vệ bí mật riêng tư, bộ luật Hình sự đã có chế tài với người xâm phạm bí mật cá nhân. Nhưng tôi có quan điểm phòng hơn chống, cần có các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, cảnh báo người dùng, ứng cứu khẩn cấp, ngăn chặn kịp thời việc phát tán, lan truyền các thông tin trên mạng, thì chưa chắc câu chuyện đã có kết thúc đau lòng như vậy", bà Hải nói.
Nữ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng việc xây dựng những quy định về bảo vệ thông tin riêng là vấn đề rất khó về mặt công nghệ, nhưng nó lại thực sự cần thiết cho đời sống ngày nay khi việc trao đổi, chia sẻ thông tin riêng qua mạng lại trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của đa số mọi người.
"Tôi cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu để bổ sung thêm các quy định về bảo vệ thông tin riêng, để dự luật mang tính hoàn thiện hơn, bao quát hơn. Đây là một đòi hỏi thực tế của cuộc sống hiện nay", đại biểu Hải nhận định.
Bà Hải nhấn mạnh cần bảo vệ thanh thiếu niên trước các tác động tiêu cực của internet, mặt trái của xã hội và tin rằng luật An toàn thông tin mạng là một cơ hội để làm việc đó.
Minh Đức
Sáng 28/10, góp ý vào dự thảo Luật An toàn thông tin, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) nhớ lại vào tháng 6/2015, một nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai do không chịu được áp lực khi các hình ảnh riêng tư của em với người bạn trai bị lan truyền và phát tán trên mạng, đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) |
"Nhưng điều đáng lo ngại và đau xót hơn là trong khoảng thời gian 3 ngày, nữ sinh đó được cứu chữa tại bệnh viện trước khi qua đời, các hình ảnh riêng tư đó tiếp tục được lan truyền trên mạng kèm theo những bình luận hết sức ác ý.
Nhưng gia đình em không biết làm gì, cầu cứu ai, cơ quan quản lý nhà nước nào để ngăn chặn hiện tượng này", đại biểu Nguyễn Thanh Hải nói.
Vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng điều này đã gây áp lực lớn cho những người thân trong gia đình nữ sinh trên.
Một người thân trong gia đình nữ sinh phải thốt lên: "Xin cộng đồng mạng hãy tha cho cháu".
"Nhưng tất cả mọi người bất lực vì không có hành lang pháp lý nào cho phép sử dụng các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp bảo vệ thông tin để ngăn chặn sự phát tán các thông tin này trên mạng", nữ đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình thông tin.
Bà Hải chỉ ra rằng clip nhạy cảm của nữ sinh vốn là thông tin riêng nhưng vì lý do nào đó đã bị biến thành thông tin công cộng, gián tiếp gây ra cái chết của em.
"Bộ luật Dân sự đã có quy định về bảo vệ bí mật riêng tư, bộ luật Hình sự đã có chế tài với người xâm phạm bí mật cá nhân. Nhưng tôi có quan điểm phòng hơn chống, cần có các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, cảnh báo người dùng, ứng cứu khẩn cấp, ngăn chặn kịp thời việc phát tán, lan truyền các thông tin trên mạng, thì chưa chắc câu chuyện đã có kết thúc đau lòng như vậy", bà Hải nói.
Nữ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng việc xây dựng những quy định về bảo vệ thông tin riêng là vấn đề rất khó về mặt công nghệ, nhưng nó lại thực sự cần thiết cho đời sống ngày nay khi việc trao đổi, chia sẻ thông tin riêng qua mạng lại trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của đa số mọi người.
"Tôi cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu để bổ sung thêm các quy định về bảo vệ thông tin riêng, để dự luật mang tính hoàn thiện hơn, bao quát hơn. Đây là một đòi hỏi thực tế của cuộc sống hiện nay", đại biểu Hải nhận định.
Bà Hải nhấn mạnh cần bảo vệ thanh thiếu niên trước các tác động tiêu cực của internet, mặt trái của xã hội và tin rằng luật An toàn thông tin mạng là một cơ hội để làm việc đó.
Minh Đức
Bình luận