(VTC News) – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng số nợ hơn 1,5 triệu tỷ đồng của các doanh nghiệp nhà nước là 'điều bình thường'.
Trước khi bế mạc kỳ họp thứ 8, khóa XIII, Quốc hội đã nhận được báo cáo của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc góp cổ phần.
Theo đó, tổng nợ phải trả theo báo cáo hợp nhất của các đơn vị xấp xỉ 1,515 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012. Con số này gấp khoảng 1,45 lần vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đây thực sự là con số nợ đáng lo ngại, cho thấy "sức khỏe" thực sự của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang có “vấn đề”.
Tuy nhiên, bình luận về con số này, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng đó là điều hết sức bình thường.
“Vấn đề là cần phải so số nợ đó trên tổng tài sản của doanh nghiệp, trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó ta thấy hệ số nợ đó vẫn chấp nhận được. Không có gì hoảng loạn trong chuyện đấy cả”, ông Kiên nói.
- Trong bối cảnh kinh tế còn rất khó khăn, việc chi đầu tư không nhiều, nhưng tại sao con số nợ của các DNNN năm 2014 lại tăng tới 9% so với năm 2013, thưa ông?
Đó là chúng ta chưa lấy con số nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chứ, nếu lấy thì nợ của khối doanh nghiệp đó còn cao hơn nhiều.
Chúng ta cần phải xem xem nợ xấu được hình thành từ tổ chức tín dụng thì bao nhiêu % là nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhiều hơn nhiều. Cho nên không nên nhìn DNNN bằng con mắt xấu như thế.
Còn việc tăng lên là do lạm phát tăng thì nó phải tăng lên chứ. Lạm phát gần 3% nhưng sức mua của thị trường giảm xuống làm nợ tăng lên, tỷ lệ hàng tồn kho tăng thì nợ tăng là bình thường.
Chúng ta đừng tách DNNN với doanh nghiệp tư nhân, mà hãy nhìn doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đi thì bức tranh sẽ rõ hơn.
Tỷ lệ của DNNN thấp hơn doanh nghiệp khác, trừ FDI nhưng tổng số thì DNNN lớn hơn khối các doanh nghiệp kia. Bởi tổng khối lượng tài sản của DNNN lớn hơn khối lượng của doanh nghiệp tư nhân, cho nên đó là chuyện bình thường.
Hoạt động cho vay của ngân hàng dựa vào tài sản thế chấp, nên số lượng tài sản lớn hơn thì được cho vay nhiều hơn là chuyện bình thường.
- Nhưng thực tế, nhìn vào con số này, rất nhiều ý kiến cho rằng nó đã phản ánh chân thực nhất hoạt động của DNNN không được hiệu quả, thưa ông?
Trừ doanh nghiệp FDI ra, các doanh nghiệp Việt Nam có ai khá hơn đâu, các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng chung như thế cả.
Mà thực tế, việc hoạt động hiệu quả hay không cũng tùy từng doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp như Vinamilk hoạt động rất hiệu quả.
Trong những DNNN mà chúng ta nói, trước tiên ta thấy là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp ví như xây lắp đường giao thông, cái đấy là suốt một thời gian dài nhà nước nợ doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đi vay vốn của ngân hàng, song nhà nước lại vẫn chưa trả.
Cái nợ đọng xây dựng cơ bản đó chính là nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp ngành giao thông bị giảm sút nghiêm trọng.
Nếu tính từ thời điểm 1995 khi chúng ta bắt đầu có đấu thầu quốc tế, đến thời điểm năm 2014 này thì năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông giảm sút nghiêm trọng vì chúng ta đã nợ doanh nghiệp quá lâu rồi cho nên người ta phải bỏ tiền ra làm và một loạt dự án chúng ta chậm trả nợ. Đấy là một trong những nguyên nhân.
Sau đó đến doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, phần lớn là DNNN và tư nhân, nếu họ vào làm xây dựng cơ bản mà dính vào BĐS là chết, và khi họ chết về mặt tài chính thì khả năng của họ không có.
Nhìn đi nhìn lại, chúng ta phải thấy cái khả năng cạnh tranh của DNNN như thế cũng bắt đầu từ lỗi của cơ chế, chúng ta đã tạo ra cái thâm hụt như thế. Vấn đề ở đây là nói phải cho cụ thể, từng phân ngành một chứ đánh giá chung là chưa khách quan.
Trong tái cơ cấu DNNN chúng ta đã nói rõ cơ chế quản trị DNNN của chúng ta đang có vấn đề và chúng ta phải tách bạch quản lý với quan hệ chủ sở hữu ra khỏi DNNN. Ví như, Tổng công ty xi măng Việt Nam hiện chỉ chiếm chưa đến 50% thị phần nhưng lại dùng nó để điều tiết giá của cả thị trường xi măng là không đúng.
- Báo cáo của Chính phủ gửi lên Quốc hội mới đây cho thấy, Tập đoàn Dầu khí đang chiếm gần 1/3 tổng số nợ, và hiện cũng đang có số nợ khó đòi lớn nhất. Theo ông, tại sao với một ngành khai thác tài nguyên sẵn có như vậy nhưng lại có con số nợ khổng lồ đến thế?
Vấn đề con số nợ đó phải đặt trên tổng tài sản của Tập đoàn Dầu khí là bao nhiêu và tổng số tiền mà Tập đoàn Dầu khí nộp từ trên vốn vay đó là bao nhiêu. Còn nếu chỉ nhìn vào con số nợ mà nói xấu thì ai chả nói được. Cả một bức tranh, ta chỉ nhìn 1 góc và nói về góc đó thì ai mà chả xấu.
Tôi nghĩ đó là bình thường, trong một nền kinh tế đặc thù như Việt Nam thì điều đó là bình thường, không có gì hoảng loạn và đáng quan tâm vì chuyện đấy cả. Vấn đề quan tâm nhất đó là anh nuôi nguồn thu ấy được bao nhiêu lâu, chứ không phải là nợ nhiều hay nợ ít.
Vấn đề nợ hay không nợ, tổng số nợ là bao nhiêu không quan trọng mà quan trọng là khả năng trả nợ và nó đóng góp cho nền kinh tế là bao nhiêu. Đấy mới là cái mà ta cần quan tâm.
Lan Uyên
Theo đó, tổng nợ phải trả theo báo cáo hợp nhất của các đơn vị xấp xỉ 1,515 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012. Con số này gấp khoảng 1,45 lần vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đây thực sự là con số nợ đáng lo ngại, cho thấy "sức khỏe" thực sự của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang có “vấn đề”.
Các DNNN đang nợ hơn 1,5 triệu tỷ đồng |
“Vấn đề là cần phải so số nợ đó trên tổng tài sản của doanh nghiệp, trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó ta thấy hệ số nợ đó vẫn chấp nhận được. Không có gì hoảng loạn trong chuyện đấy cả”, ông Kiên nói.
- Trong bối cảnh kinh tế còn rất khó khăn, việc chi đầu tư không nhiều, nhưng tại sao con số nợ của các DNNN năm 2014 lại tăng tới 9% so với năm 2013, thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Kiên: 'Doanh nghiệp Nhà nước nợ 1,5 triệu tỷ là bình thường' |
Chúng ta cần phải xem xem nợ xấu được hình thành từ tổ chức tín dụng thì bao nhiêu % là nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhiều hơn nhiều. Cho nên không nên nhìn DNNN bằng con mắt xấu như thế.
Còn việc tăng lên là do lạm phát tăng thì nó phải tăng lên chứ. Lạm phát gần 3% nhưng sức mua của thị trường giảm xuống làm nợ tăng lên, tỷ lệ hàng tồn kho tăng thì nợ tăng là bình thường.
Chúng ta đừng tách DNNN với doanh nghiệp tư nhân, mà hãy nhìn doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đi thì bức tranh sẽ rõ hơn.
Tỷ lệ của DNNN thấp hơn doanh nghiệp khác, trừ FDI nhưng tổng số thì DNNN lớn hơn khối các doanh nghiệp kia. Bởi tổng khối lượng tài sản của DNNN lớn hơn khối lượng của doanh nghiệp tư nhân, cho nên đó là chuyện bình thường.
Hoạt động cho vay của ngân hàng dựa vào tài sản thế chấp, nên số lượng tài sản lớn hơn thì được cho vay nhiều hơn là chuyện bình thường.
- Nhưng thực tế, nhìn vào con số này, rất nhiều ý kiến cho rằng nó đã phản ánh chân thực nhất hoạt động của DNNN không được hiệu quả, thưa ông?
Trừ doanh nghiệp FDI ra, các doanh nghiệp Việt Nam có ai khá hơn đâu, các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng chung như thế cả.
Mà thực tế, việc hoạt động hiệu quả hay không cũng tùy từng doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp như Vinamilk hoạt động rất hiệu quả.
Trong những DNNN mà chúng ta nói, trước tiên ta thấy là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp ví như xây lắp đường giao thông, cái đấy là suốt một thời gian dài nhà nước nợ doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đi vay vốn của ngân hàng, song nhà nước lại vẫn chưa trả.
|
Nếu tính từ thời điểm 1995 khi chúng ta bắt đầu có đấu thầu quốc tế, đến thời điểm năm 2014 này thì năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông giảm sút nghiêm trọng vì chúng ta đã nợ doanh nghiệp quá lâu rồi cho nên người ta phải bỏ tiền ra làm và một loạt dự án chúng ta chậm trả nợ. Đấy là một trong những nguyên nhân.
Sau đó đến doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, phần lớn là DNNN và tư nhân, nếu họ vào làm xây dựng cơ bản mà dính vào BĐS là chết, và khi họ chết về mặt tài chính thì khả năng của họ không có.
Nhìn đi nhìn lại, chúng ta phải thấy cái khả năng cạnh tranh của DNNN như thế cũng bắt đầu từ lỗi của cơ chế, chúng ta đã tạo ra cái thâm hụt như thế. Vấn đề ở đây là nói phải cho cụ thể, từng phân ngành một chứ đánh giá chung là chưa khách quan.
Trong tái cơ cấu DNNN chúng ta đã nói rõ cơ chế quản trị DNNN của chúng ta đang có vấn đề và chúng ta phải tách bạch quản lý với quan hệ chủ sở hữu ra khỏi DNNN. Ví như, Tổng công ty xi măng Việt Nam hiện chỉ chiếm chưa đến 50% thị phần nhưng lại dùng nó để điều tiết giá của cả thị trường xi măng là không đúng.
- Báo cáo của Chính phủ gửi lên Quốc hội mới đây cho thấy, Tập đoàn Dầu khí đang chiếm gần 1/3 tổng số nợ, và hiện cũng đang có số nợ khó đòi lớn nhất. Theo ông, tại sao với một ngành khai thác tài nguyên sẵn có như vậy nhưng lại có con số nợ khổng lồ đến thế?
Vấn đề con số nợ đó phải đặt trên tổng tài sản của Tập đoàn Dầu khí là bao nhiêu và tổng số tiền mà Tập đoàn Dầu khí nộp từ trên vốn vay đó là bao nhiêu. Còn nếu chỉ nhìn vào con số nợ mà nói xấu thì ai chả nói được. Cả một bức tranh, ta chỉ nhìn 1 góc và nói về góc đó thì ai mà chả xấu.
Tôi nghĩ đó là bình thường, trong một nền kinh tế đặc thù như Việt Nam thì điều đó là bình thường, không có gì hoảng loạn và đáng quan tâm vì chuyện đấy cả. Vấn đề quan tâm nhất đó là anh nuôi nguồn thu ấy được bao nhiêu lâu, chứ không phải là nợ nhiều hay nợ ít.
Vấn đề nợ hay không nợ, tổng số nợ là bao nhiêu không quan trọng mà quan trọng là khả năng trả nợ và nó đóng góp cho nền kinh tế là bao nhiêu. Đấy mới là cái mà ta cần quan tâm.
Lan Uyên
Bình luận