(VTC News) – Quan chức Quốc hội lý giải việc lấy tiền ngân sách bồi hoàn khi để xảy ra án oan.
Bên lề quốc hội, sáng 8/6, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với báo chí về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đồng ý nhận bồi thường 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan.
Bên lề quốc hội, sáng 8/6, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với báo chí về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đồng ý nhận bồi thường 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan.
Ông Quyền cho biết Nhà nước phải đứng ra bồi thường thiệt hại, đó là nguyên lý. Tuy nhiên, thời gian qua việc bồi thường thiệt hại là rất chậm.
- Tại sao vấn đề bồi thường oan sai lại chậm, thưa ông?
Việc bồi thường chậm có nguyên nhân về mô hình bồi thường bồi thường oan sai và đã đến lúc phải thay đổi mô hình, giao cho một cơ quan làm công khai minh bạch hơn.
- Nhiều ý kiến băn khoăn, tại sao lại lấy tiền thuế của dân để bồi thường, thưa ông?
Ở nhiều nước pháp luật quy định là nếu chứng minh rằng công chức mẫn cán và vô tình thì Nhà nước vẫn bồi thường. Ở đây nó liên quan đến công tác cán bộ, công tác bộ nhiệm, tuyển dụng, xử lý kiểm tra thanh tra cán bộ.
Hơn nữa, giữa việc bồi thường này với công tác cán bộ của chúng ta có liên quan rất mật thiết.
Nếu chúng ta còn làm kiểu lỏng lẻo trong công tác cán bộ, giữa hiệp thương, giữa quy hoạch, tuyển dụng, luân chuyển.. ngay cả hiệp thương vẫn để lọt những người không xứng đáng vào bộ máy nhà nước thì tất cả những công tác yếu kém đó nhà nước phải chịu. Con dại cái mang. Và người dân phải chịu.
- Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đã có cán bộ bị tạm giam, tạm giữ. Nhưvậy, sau này người làm sai có phải bồi hoàn phần nào số tiền nhà nước đãtrả cho ông Chấn?
Có! Nếu đó là lỗi cố ý. Lỗi cố ýlà học ở các nước, cố ý thì mới bồi thường còn nếu mẫn cán thì không.Nhưng riêng ở Việt Nam thì phải nghiên cứu xem có tiếp tục cái đó không.
- Nếu quy định người làm oan sai phải bồi thường thì sợ là sẽ bỏ lọt tội phạm?
Khi thực hiện Nghị quyết 388 về bồi thường cho người bị oan sai thì cũng có ý kiến là cơ quan pháp luật sẽ chùn tay vì sợ sẽ bồi hoàn. Nhưng trên thực tế chưa ai phải bồi hoàn cả. Vì chứng minh được lỗi cố ý là rất khó.
- Trong phần giải trình trước Quốc hội ngày 5/6 về án oan sai, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình giải trình là do chưa phát hiện được lỗi cố ý nên vẫn lấy tiền nhà nước để bồi thường. Quan điểm của ông thế nào?
Giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong tố tụng là rất khó phân biệt, bởi vì luôn luôn người ta đổ vào năng lực hạn chế.
Nhưng mà cái đó có thực sự là năng lực hạn chế hay do tinh thần trách nhiệm hay do cố ý thì chứng minh rất là khó.
Trừ trường hợp bắt quả tang anh có đi đêm ngầm với đương sự. Ngay cả lỗi cố ý đi chăng nữa thì việc bồi hoàn của cán bộ viên chức đối với mức độ bồi hoàn là rất nhỏ.
Việc bồi hoàn đó theo trách nhiệm vật chất thì rất nhỏ. Việc bồi hoàn đó vẫn phải đảm bảo cho công chức đó vẫn còn sống được thì có đến hàng trăm năm việc bồi hoàn đó cũng chả thấm gì so với ngân sách nhà nước phải bỏ ra.
Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội |
Việc bồi thường chậm có nguyên nhân về mô hình bồi thường bồi thường oan sai và đã đến lúc phải thay đổi mô hình, giao cho một cơ quan làm công khai minh bạch hơn.
- Nhiều ý kiến băn khoăn, tại sao lại lấy tiền thuế của dân để bồi thường, thưa ông?
Ở nhiều nước pháp luật quy định là nếu chứng minh rằng công chức mẫn cán và vô tình thì Nhà nước vẫn bồi thường. Ở đây nó liên quan đến công tác cán bộ, công tác bộ nhiệm, tuyển dụng, xử lý kiểm tra thanh tra cán bộ.
Hơn nữa, giữa việc bồi thường này với công tác cán bộ của chúng ta có liên quan rất mật thiết.
Nếu chúng ta còn làm kiểu lỏng lẻo trong công tác cán bộ, giữa hiệp thương, giữa quy hoạch, tuyển dụng, luân chuyển.. ngay cả hiệp thương vẫn để lọt những người không xứng đáng vào bộ máy nhà nước thì tất cả những công tác yếu kém đó nhà nước phải chịu. Con dại cái mang. Và người dân phải chịu.
- Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đã có cán bộ bị tạm giam, tạm giữ. Nhưvậy, sau này người làm sai có phải bồi hoàn phần nào số tiền nhà nước đãtrả cho ông Chấn?
Có! Nếu đó là lỗi cố ý. Lỗi cố ýlà học ở các nước, cố ý thì mới bồi thường còn nếu mẫn cán thì không.Nhưng riêng ở Việt Nam thì phải nghiên cứu xem có tiếp tục cái đó không.
Ông Nguyễn Thanh Chấn đồng ý nhận 7,2 tỷ đồng tiền bồi thường 10 năm ngồi tù oan |
Khi thực hiện Nghị quyết 388 về bồi thường cho người bị oan sai thì cũng có ý kiến là cơ quan pháp luật sẽ chùn tay vì sợ sẽ bồi hoàn. Nhưng trên thực tế chưa ai phải bồi hoàn cả. Vì chứng minh được lỗi cố ý là rất khó.
- Trong phần giải trình trước Quốc hội ngày 5/6 về án oan sai, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình giải trình là do chưa phát hiện được lỗi cố ý nên vẫn lấy tiền nhà nước để bồi thường. Quan điểm của ông thế nào?
Giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong tố tụng là rất khó phân biệt, bởi vì luôn luôn người ta đổ vào năng lực hạn chế.
Nhưng mà cái đó có thực sự là năng lực hạn chế hay do tinh thần trách nhiệm hay do cố ý thì chứng minh rất là khó.
Trừ trường hợp bắt quả tang anh có đi đêm ngầm với đương sự. Ngay cả lỗi cố ý đi chăng nữa thì việc bồi hoàn của cán bộ viên chức đối với mức độ bồi hoàn là rất nhỏ.
Việc bồi hoàn đó theo trách nhiệm vật chất thì rất nhỏ. Việc bồi hoàn đó vẫn phải đảm bảo cho công chức đó vẫn còn sống được thì có đến hàng trăm năm việc bồi hoàn đó cũng chả thấm gì so với ngân sách nhà nước phải bỏ ra.
Clip: Bắt tiếp cán bộ vụ án oan sai ông Nguyễn Thanh Chấn
VTC1
- Việc vẫn lấy tiền ngân sách nhà nước ra bồi thường thì cán bộ vẫn còn để oan sai?
Về nguyên tắc thì nhà nước vẫn phải bồi thường và người bị oan phải được bảo đảm. Còn nếu muốn nhà nước không phải lấy ngân sách bồi thường thì phải chấn chỉnh lại toàn bộ bộ máy nhà nước. Từ đào tạo tuyển dụng, bổ nhiệm, kỷ luật xử lý... nhà nước phải chấn chỉnh lại toàn bộ.
Ở các nước việc bồi hoàn đó rất là ít. Là vì công tác cán bộ tuyển dụng chặt chẽ và tuyển dụng được người xứng đáng vào vị trí công tác đó.
Quan hệ giữa công chức và nhà nước, không phải là quan hệ dân sự để bồi thường tay đôi. Đó là quan hệ giữa một bên thực hiện công quyền của nhà nước và một bên là tổ chức cá nhân, đó là quan hệ hành chính nhà nước giữa thực hiện công vụ và người có quyền lợi liên quan chứ không phải là quan hệ dân sự giữa hai bên khi anh làm sai mà tôi phải bồi thường lợi ích cho anh.
Đó là về mặt lý luận, đó là hai quan niệm khác nhau. Không bao giờ có việc bồi thường tay đôi giữa công chức nhà nước với người bị oan sai.
Minh Đức
Bình luận