(VTC News) - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện khẳng định những kẻ tham nhũng thường có trình độ che giấu cho nên chỉ khi nội bộ đấu nhau, báo chí vào cuộc thì mới phát hiện ra.
Sáng 24/2, Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác của Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ QH khóa XIII.
Góp ý cho báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng cần khắc phục việc chồng chéo trong việc kiểm tra của kiểm toán với các cơ quan thanh tra của Đảng, Nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp hài hước nói: “Một địa phương nói với tôi không biết đất đai màu mỡ làm sao mà kiểm tra, kiểm toán đến nhiều quá, đoàn này vừa đi đoàn khác về, trong khi đó, địa phương khác thì kiểm tra, kiểm toán lại không thấy”.
Trong quá trình kiểm toán đã kiến nghị thu hồi hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ yếu xử phạt hành chính còn kiến nghị xử lý về mặt hình sự thì còn hạn chế.
Ở các nước khác, việc thanh tra, kiểm tra phát hiện tới 80-90% các vụ tham nhũng nhưng ở Việt Nam lại dường như ngược lại.
“Những người tham nhũng thường có trình độ rất cao về chuyên môn và có trình độ che giấu hành vi tham nhũng cho nên chỉ có lực lượng thanh tra chuyên ngành mới phát hiện được. Trong khi đó, ở Việt Nam thì lại để nhân dân, khi nội bộ đấu nhau, báo chí vào cuộc thì mới phát hiện ra tham nhũng”, ông Hiện nói.
Bên cạnh đó, ông Hiện cũng chỉ ra trong báo cáo Kiểm toán còn thiếu số liệu về những cán bộ kiểm toán sai phạm trong thời gian qua. Mặc dù, theo đánh giá đại đa số cán bộ kiểm toán thực hiện tốt nhiệm vụ nhưng vẫn còn một số kiểm toán có tiêu cực.
“Tuy nhiên, trong báo cáo không chỉ ra số liệu này, do đó cần phải bổ sung để răn đe trong hoạt động trong thời gian tới”, ông Hiện nói.
Góp ý vào báo cáo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho biết kiểm toán là “vũ khí” của Quốc hội để giám sát tài chính Quốc gia.
“Anh chi tiêu thế nào, thu thế nào. Đây là chỗ tin cậy nhất ‘, ông Ksor Phước nói.
Tuy nhiên, ông Phước cũng nhấn mạnh thực tế hiện nay có rất nhiều kiến nghị của Kiểm toán chưa được thực hiện triệt để. Vì vậy, ông Phước cũng đề nghị yêu cầu cơ quan xem đúng hay sai.
Nếu kết quả kiểm toán là đúng thì phải thực hiện. Còn kết quả kiểm toán chưa chính xác hoặc sai thì cơ quan kiểm toán phải giải trình.
“Thẩm quyền phân xử là thường vụ Quốc hội và cao hơn là Quốc hội”, ông Phước nhấn mạnh.
Dù đã từng phát biểu kiến nghị rất nhiều lần nhưng ông Phước thấy rằng vấn đề này vẫn chưa được xử lý trong khi số tiền toàn hàng nghìn tỷ.
“Số tiền toàn nghìn tỷ cả nhưng không biết đã xử lý chưa, xử đến đâu. Số còn lại thế nào”, ông Phước nói và khẳng định chưa yên tâm với kết quả kiểm toán.
Hiện nay, Kiểm toán cũng phải kiện toàn lại tất cả các vấn đề vì liên quan đến các luật khác.
“Tôi thấy điểm yếu của hoạt động kiểm toán hiện nay là sự phối hợp vai trò của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ trong việc xem xét giải quyết các nghị quyết của Quốc hội.
Các kiến nghị của kiểm toán nhà nước chưa tốt nên chưa đánh giá được kiến nghị nào đúng, kiến nghị nào chưa phù hợp với tình hình địa phương. Đấy là tiền của ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định.Tôi đề nghị cần phải đổi mới cả hai bên”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói.
Vì vậy, việc thực hiện tốt các kiến nghị của kiểm toán nhà nước thì cũng tăng vai trò của quốc hội.
Góp ý vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị báo cáo kiểm toán phải chi rõ các sai phạm rút ra đã được chấn chỉnh như thế nào. Từ đó mới rút ra được hoạt động kiểm toán trong thời gian tới.
Minh Đức
Sáng 24/2, Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác của Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ QH khóa XIII.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện |
Góp ý cho báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng cần khắc phục việc chồng chéo trong việc kiểm tra của kiểm toán với các cơ quan thanh tra của Đảng, Nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp hài hước nói: “Một địa phương nói với tôi không biết đất đai màu mỡ làm sao mà kiểm tra, kiểm toán đến nhiều quá, đoàn này vừa đi đoàn khác về, trong khi đó, địa phương khác thì kiểm tra, kiểm toán lại không thấy”.
Trong quá trình kiểm toán đã kiến nghị thu hồi hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ yếu xử phạt hành chính còn kiến nghị xử lý về mặt hình sự thì còn hạn chế.
Ở các nước khác, việc thanh tra, kiểm tra phát hiện tới 80-90% các vụ tham nhũng nhưng ở Việt Nam lại dường như ngược lại.
“Những người tham nhũng thường có trình độ rất cao về chuyên môn và có trình độ che giấu hành vi tham nhũng cho nên chỉ có lực lượng thanh tra chuyên ngành mới phát hiện được. Trong khi đó, ở Việt Nam thì lại để nhân dân, khi nội bộ đấu nhau, báo chí vào cuộc thì mới phát hiện ra tham nhũng”, ông Hiện nói.
Bên cạnh đó, ông Hiện cũng chỉ ra trong báo cáo Kiểm toán còn thiếu số liệu về những cán bộ kiểm toán sai phạm trong thời gian qua. Mặc dù, theo đánh giá đại đa số cán bộ kiểm toán thực hiện tốt nhiệm vụ nhưng vẫn còn một số kiểm toán có tiêu cực.
“Tuy nhiên, trong báo cáo không chỉ ra số liệu này, do đó cần phải bổ sung để răn đe trong hoạt động trong thời gian tới”, ông Hiện nói.
Video: Những phát ngôn ấn tượng của đại biểu Quốc hội
Góp ý vào báo cáo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho biết kiểm toán là “vũ khí” của Quốc hội để giám sát tài chính Quốc gia.
“Anh chi tiêu thế nào, thu thế nào. Đây là chỗ tin cậy nhất ‘, ông Ksor Phước nói.
Tuy nhiên, ông Phước cũng nhấn mạnh thực tế hiện nay có rất nhiều kiến nghị của Kiểm toán chưa được thực hiện triệt để. Vì vậy, ông Phước cũng đề nghị yêu cầu cơ quan xem đúng hay sai.
Nếu kết quả kiểm toán là đúng thì phải thực hiện. Còn kết quả kiểm toán chưa chính xác hoặc sai thì cơ quan kiểm toán phải giải trình.
“Thẩm quyền phân xử là thường vụ Quốc hội và cao hơn là Quốc hội”, ông Phước nhấn mạnh.
Dù đã từng phát biểu kiến nghị rất nhiều lần nhưng ông Phước thấy rằng vấn đề này vẫn chưa được xử lý trong khi số tiền toàn hàng nghìn tỷ.
“Số tiền toàn nghìn tỷ cả nhưng không biết đã xử lý chưa, xử đến đâu. Số còn lại thế nào”, ông Phước nói và khẳng định chưa yên tâm với kết quả kiểm toán.
Hiện nay, Kiểm toán cũng phải kiện toàn lại tất cả các vấn đề vì liên quan đến các luật khác.
“Tôi thấy điểm yếu của hoạt động kiểm toán hiện nay là sự phối hợp vai trò của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ trong việc xem xét giải quyết các nghị quyết của Quốc hội.
Các kiến nghị của kiểm toán nhà nước chưa tốt nên chưa đánh giá được kiến nghị nào đúng, kiến nghị nào chưa phù hợp với tình hình địa phương. Đấy là tiền của ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định.Tôi đề nghị cần phải đổi mới cả hai bên”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói.
Vì vậy, việc thực hiện tốt các kiến nghị của kiểm toán nhà nước thì cũng tăng vai trò của quốc hội.
Góp ý vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị báo cáo kiểm toán phải chi rõ các sai phạm rút ra đã được chấn chỉnh như thế nào. Từ đó mới rút ra được hoạt động kiểm toán trong thời gian tới.
Minh Đức
Bình luận