(VTC News) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng nếu không đủ căn cứ luận tội thì phải đình chỉ vụ án.
Phát biểu trong phiên họp chiều 28/10, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho biết thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ giết người, thủ đoạn dã man, tàn ác, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội và là sự thách thức lớn đối với nhà nước.
“Điển hình vụ Nguyễn Đức Nghĩa - Hà Nội, Lê Văn Luyện - Bắc Giang; đặc biệt chỉ hơn 40 ngày giữa năm 2015 đã liên tiếp xảy ra 3 vụ ở Nghệ An, Bình Phước, Yên Bái giết chết 14 người trong 3 gia đình. Các vụ giết 1 đến 2 người vẫn tiếp tục xảy ra trong những ngày qua”, bà Nga lấy ví dụ.
Bà Nga cho rằng, các vụ giết người vừa qua có những đặc điểm không bình thường so với trước đây. Đó là các thủ phạm còn trẻ, nhiều vị thành niên, là những người bình thường, không phải là băng nhóm xã hội đen.
“Nếu trước đây giết người thường do: ẩu đả, thanh toán giang hồ, hận thù cao độ, thì nay nhiều vụ lại do những mâu thuẫn vụn vặt (có vụ chỉ là do cái nhìn, do va chạm giao thông, tranh chấp cái mương nước, thậm chí chỉ từ vài quả chanh)”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Nhiều vụ bột phát, không có dự mưu nhưng hành động cực kỳ dã man, tàn ác, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng; giết cả những người không trực tiếp mâu thuẫn trong đó có trẻ em, người già. Thủ phạm thản nhiên, ít ăn năn, run sợ, lương tâm không cắn rứt.
“Khi những thanh niên chưa có tiền án, tiền sự mà gây án với phương thức dã man, tàn ác là thể hiện sự không bình thường trong phát triển nhân cách”, bà Nga nhận định.
Bên cạnh đó, đối với vụ Huỳnh Văn Nén, bà Nga đánh giá rất cao khi Bộ trưởng Công an và Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao đã tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để kiểm tra theo thẩm quyền.
Chiều ngày 22/10 bị can Huỳnh Văn Nén đã chính thức được tại ngoại sau 17 năm bị giam giữ vì buộc tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.
"Với những dấu hiệu oan, sai khá rõ mà đoàn giám sát đã chỉ ra, chúng tôi đề nghị cơ quan điều tra, Viện kiểm sát Bình Thuận khẩn trương kết thúc điều tra, nếu không đủ chứng cứ chứng minh Huỳnh Văn Nén phạm tội thì phải sớm đình chỉ và bồi thường, không phụ thuộc vào việc có tìm ra được thủ phạm hay không theo đúng nguyên tắc suy đoán vô tội và yêu cầu của Nghị quyết 96 ngày 26/6/2015 của Quốc hội", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh.
Trước đó, quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam do Phó viện trưởng VKSND Tối cao Dương Xuân Sơn nêu rõ: “Xét thấy bị can Huỳnh Văn Nén đang bị bệnh, không cần thiết tạm giam nên cơ quan điều tra có văn bản đề nghị VKSND tỉnh Bình Thuận hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với Huỳnh Văn Nén để gia đình bảo lãnh”.
Từ đó VKSND tỉnh đã quyết định cho Huỳnh Văn Nén được tại ngoại và khi cơ quan tố tụng có giấy triệu tập ông Nén phải có mặt theo đúng quy định.
Đánh giá về nguyên nhân của hàng loạt vụ án gần đây, bà Lê Thị Nga cho rằng có vấn đề trong giáo dục nhân cách đối với một bộ phận thanh, thiếu niên dưới cả 3 góc độ: giáo dục xã hội, nhà trường và gia đình.
Vì vậy, bà Nga kiến nghị Quốc hội cần coi thực trạng xảy ra liên tiếp các vụ giết người dã man, tàn ác là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, cần đưa vào nội dung Nghị quyết.
Bà Nga đề nghị Quốc hội cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan để có giải pháp chặn đứng và phòng ngừa. Đây cũng là thông điệp cho người dân biết.
“Nhà nước sẽ có những giải pháp mạnh mẽ để bảo vệ an toàn cuộc sống của người dân. Cần sớm ban hành Luật về phòng chống lạm dụng rượu bia; Luật về sức khỏe tâm thần”, bà Nga đề xuất.
Phạm Thịnh
Phát biểu trong phiên họp chiều 28/10, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho biết thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ giết người, thủ đoạn dã man, tàn ác, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội và là sự thách thức lớn đối với nhà nước.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (Ảnh: TTX) |
Bà Nga cho rằng, các vụ giết người vừa qua có những đặc điểm không bình thường so với trước đây. Đó là các thủ phạm còn trẻ, nhiều vị thành niên, là những người bình thường, không phải là băng nhóm xã hội đen.
“Nếu trước đây giết người thường do: ẩu đả, thanh toán giang hồ, hận thù cao độ, thì nay nhiều vụ lại do những mâu thuẫn vụn vặt (có vụ chỉ là do cái nhìn, do va chạm giao thông, tranh chấp cái mương nước, thậm chí chỉ từ vài quả chanh)”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Nhiều vụ bột phát, không có dự mưu nhưng hành động cực kỳ dã man, tàn ác, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng; giết cả những người không trực tiếp mâu thuẫn trong đó có trẻ em, người già. Thủ phạm thản nhiên, ít ăn năn, run sợ, lương tâm không cắn rứt.
“Khi những thanh niên chưa có tiền án, tiền sự mà gây án với phương thức dã man, tàn ác là thể hiện sự không bình thường trong phát triển nhân cách”, bà Nga nhận định.
Ông Huỳnh Văn Nén trong vòng tay người thân sau khi ra khỏi trại tạm giam. Ảnh: Trần Văn Đạt |
Chiều ngày 22/10 bị can Huỳnh Văn Nén đã chính thức được tại ngoại sau 17 năm bị giam giữ vì buộc tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.
"Với những dấu hiệu oan, sai khá rõ mà đoàn giám sát đã chỉ ra, chúng tôi đề nghị cơ quan điều tra, Viện kiểm sát Bình Thuận khẩn trương kết thúc điều tra, nếu không đủ chứng cứ chứng minh Huỳnh Văn Nén phạm tội thì phải sớm đình chỉ và bồi thường, không phụ thuộc vào việc có tìm ra được thủ phạm hay không theo đúng nguyên tắc suy đoán vô tội và yêu cầu của Nghị quyết 96 ngày 26/6/2015 của Quốc hội", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh.
Trước đó, quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam do Phó viện trưởng VKSND Tối cao Dương Xuân Sơn nêu rõ: “Xét thấy bị can Huỳnh Văn Nén đang bị bệnh, không cần thiết tạm giam nên cơ quan điều tra có văn bản đề nghị VKSND tỉnh Bình Thuận hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với Huỳnh Văn Nén để gia đình bảo lãnh”.
Từ đó VKSND tỉnh đã quyết định cho Huỳnh Văn Nén được tại ngoại và khi cơ quan tố tụng có giấy triệu tập ông Nén phải có mặt theo đúng quy định.
Đánh giá về nguyên nhân của hàng loạt vụ án gần đây, bà Lê Thị Nga cho rằng có vấn đề trong giáo dục nhân cách đối với một bộ phận thanh, thiếu niên dưới cả 3 góc độ: giáo dục xã hội, nhà trường và gia đình.
Vì vậy, bà Nga kiến nghị Quốc hội cần coi thực trạng xảy ra liên tiếp các vụ giết người dã man, tàn ác là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, cần đưa vào nội dung Nghị quyết.
Bà Nga đề nghị Quốc hội cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan để có giải pháp chặn đứng và phòng ngừa. Đây cũng là thông điệp cho người dân biết.
“Nhà nước sẽ có những giải pháp mạnh mẽ để bảo vệ an toàn cuộc sống của người dân. Cần sớm ban hành Luật về phòng chống lạm dụng rượu bia; Luật về sức khỏe tâm thần”, bà Nga đề xuất.
Phạm Thịnh
Bình luận