(VTC News) – Quan chức Quốc hội đánh giá những vụ án oan liên tiếp xảy ra gây mất lòng tin trong nhân dân.
Sáng 5/6, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết trong những năm gần đây, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng số vụ, số người phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt. Tuy vậy, việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn hạn chế, bất cập.
Trong kỳ giám sát, các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can nhưng số vụ làm oan người vô tội trong 3 năm có 71 trường hợp,12 bị can do hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; VKS đình chỉ 9 bị can do không có sự việc phạm tội; 19 trường hợp tòa án tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
“Trong 3 năm còn để xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết đã cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng”, ông Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng các trường hợp làm oan đều là nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người dân bị oan.
“Một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân đối với công lý, giảm sút uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật, điển hình như vụ 7 thanh niên bị bắt giam oan trong vụ giết người, cướp tài sản xảy ra năm 2013 tại tỉnh Sóc Trăng”, ông Hiện lấy dẫn chứng.
Số người bị oan trên chủ yếu thuộc loại án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em không quả tang mà quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn và loại án về kinh tế do chủ quan của người tiến hành tố tụng nhận thức không đúng.
Ngoài các trường hợp bị oan nêu trên, qua giám sát cho thấy tình trạng khởi tố, điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm, do miễn trách nhiệm hình sự có dấu hiệu làm oan người vô tội.
Chẳng hạn như: vụ Trần Văn Đề (Bình Phước) bị khởi tố, bắt giam về “Tội không chấp hành bản án” là sai, có dấu hiệu làm oan, vì bản án dân sự có hiệu lực pháp luật có những sai lầm, trong đó có nội dung buộc ông Đề phải làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho ông Trần Văn Năng trái với Luật đất đai nên ông Đề không thể thi hành bản án đó (trách nhiệm này thuộc Ủy ban nhân dân huyện Chơn Thành).
Vụ Đặng Công Văn, Bùi Văn Quỳnh (Ban quản lý chợ Đồng Xoài Bình Phước) đã thi hành xong quyết định xử lý hành chính, xử lý kỷ luật được hơn 03 năm nhưng sau đó vẫn bị khởi tố về “Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là sai, có dấu hiệu làm oan vì đã xử lý 02 lần cùng một hành vi vi phạm pháp luật.
Các trường hợp làm oan đều là nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người dân bị oan.
Nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp oan, sai chủ yếu thuộc về lỗi chủ quan của một số người tiến hành tố tụng (trình độ, năng lực hạn chế, trách nhiệm và đạo đức yếu kém).
Trong kỳ, tổng số tiền phải bồi thường cho các trường hợp bị oan tuy không lớn (khoảng trên 30 tỷ đồng) nhưng nhiều trường hợp bồi thường còn chậm.
Hiện đang có một số vụ người bị oan đề nghị bồi thường với số tiền rất lớn như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) hơn 9 tỷ đồng; vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong.
Tình trạng chậm bồi thường cho người bị oan trước hết thuộc trách nhiệm của cơ quan đã gây nên việc làm oan nhưng cũng có nguyên nhân do một số quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa thật hợp lý
16 năm mới phát hiện oan sai
Qua giám sát cho thấy, một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm thì có những vụ án đã xảy ra cách đây từ 7-10 năm, có vụ 16 năm (ngoài kỳ giám sát) nhưng gần đây mới được phát hiện. Điển hình như một số vụ sau:
Đối với vụ Lê Bá Mai (Bình Phước phải xét xử nhiều lần (7 lần), gần 10 năm mới kết thúc; quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án này đã cơ bản khắc phục được những thiếu sót, vi phạm; bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực pháp luật kết án Lê Bá Mai tù chung thân về các tội “hiếp dâm trẻ em, giết người” đến nay chưa có căn cứ kết luận Lê Bá Mai bị oan.
Đối với vụ Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án tử hình về các tội “giết người, cướp tài sản”, trước thời điểm thi hành án tử hình thì có đơn của gia đình và luật sư kêu oan cho Hải.
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước và yêu cầu của Đoàn giám sát, liên ngành VKSNDTC, TANDTC và Bộ Công an đã tiến hành xem xét vụ án này và đến nay có kết luận cho rằng việc kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội danh trên là “có căn cứ pháp luật, quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.
Qua giám sát cho thấy, việc giải quyết vụ án này có nhiều thiếu sót, vi phạm.
“Quá trình khám nghiệm hiện trường không chú ý xem xét để thu giữ những đồ vật liên quan đến dấu vết trên cơ thể nạn nhân như cái thớt, chiếc ghế inox, con dao nên sau này bị can khai ra đó là hung khí vụ án thì cái thớt, con dao đã bị thất lạc không tìm lại được.
Chiếc ghế thu giữ sau này được cho là vật chứng không đúng với chiếc ghế phản ánh trong biên bản khám nghiệm và bản ảnh hiện trường.
Kiểm tra việc sử dụng thời gian của Hải vào ngày xảy ra vụ án thiếu chính xác, chưa chặt chẽ; một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung bị tẩy xóa, sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai; động cơ, mục đích giết người nêu trong kết luận của các cơ quan tố tụng chưa phù hợp với diễn biến vụ án”, ông Hiện dẫn chứng.
Đây là những thiếu sót, vi phạm dẫn đến nghi ngờ về tính khách quan của kết quả điều tra, truy tố, xét xử.
Đối với vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) cùng 02 đồng phạm khác phạm các tội “giết người, cướp tài sản”, bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã kết án Nguyễn Văn Chưởng tử hình, Đỗ Văn Hoàng tù chung thân, Vũ Toàn Trung 23 năm tù.
Trong vụ án này, kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC yêu cầu xác định lại vai trò của Chưởng trong tội giết người là có căn cứ nhưng Hội đồng Thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án phúc thẩm là không đúng với tính chất, hành vi của các bị cáo Chưởng, Hoàng, Trung trong tội giết người.
Đối với một số vụ án khác được nhiều cử tri quan tâm như vụ: Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về các tội “giết người, cướp tài sản”; vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng) bị kết án chung thân về tội “giết người”; vụ Hàn Đức Long (Bắc giang) bị kết án tử hình về các tội “hiếp dâm trẻ em, giết người”, vụ Đỗ thị Hằng (Bắc Giang) bị kết án 06 năm tù về tội “Mua bán phụ nữ” chưa có căn cứ xác định bị oan nhưng qua giám sát đã xác định các vụ án này có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Hiện nay các vụ án này đang được điều tra lại.
Phạm Thịnh
Sáng 5/6, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết trong những năm gần đây, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng số vụ, số người phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt. Tuy vậy, việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn hạn chế, bất cập.
Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá việc 3 năm làm oan sai 71 trường hợp là nghiêm trọng |
“Trong 3 năm còn để xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết đã cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng”, ông Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng các trường hợp làm oan đều là nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người dân bị oan.
“Một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân đối với công lý, giảm sút uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật, điển hình như vụ 7 thanh niên bị bắt giam oan trong vụ giết người, cướp tài sản xảy ra năm 2013 tại tỉnh Sóc Trăng”, ông Hiện lấy dẫn chứng.
Đại diện VKSND tỉnh Sóc Trăng chi trả tiền bồi thường cho Sóc và Đỡ đã bị oan |
Ngoài các trường hợp bị oan nêu trên, qua giám sát cho thấy tình trạng khởi tố, điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm, do miễn trách nhiệm hình sự có dấu hiệu làm oan người vô tội.
Chẳng hạn như: vụ Trần Văn Đề (Bình Phước) bị khởi tố, bắt giam về “Tội không chấp hành bản án” là sai, có dấu hiệu làm oan, vì bản án dân sự có hiệu lực pháp luật có những sai lầm, trong đó có nội dung buộc ông Đề phải làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho ông Trần Văn Năng trái với Luật đất đai nên ông Đề không thể thi hành bản án đó (trách nhiệm này thuộc Ủy ban nhân dân huyện Chơn Thành).
Vụ Đặng Công Văn, Bùi Văn Quỳnh (Ban quản lý chợ Đồng Xoài Bình Phước) đã thi hành xong quyết định xử lý hành chính, xử lý kỷ luật được hơn 03 năm nhưng sau đó vẫn bị khởi tố về “Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là sai, có dấu hiệu làm oan vì đã xử lý 02 lần cùng một hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Nguyễn Thanh Chấn bị án oan 10 năm |
Nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp oan, sai chủ yếu thuộc về lỗi chủ quan của một số người tiến hành tố tụng (trình độ, năng lực hạn chế, trách nhiệm và đạo đức yếu kém).
Trong kỳ, tổng số tiền phải bồi thường cho các trường hợp bị oan tuy không lớn (khoảng trên 30 tỷ đồng) nhưng nhiều trường hợp bồi thường còn chậm.
Clip: Bắt tiếp cán bộ vụ án oan sai ông Nguyễn Thanh Chấn
VTC1
Hiện đang có một số vụ người bị oan đề nghị bồi thường với số tiền rất lớn như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) hơn 9 tỷ đồng; vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong.
Tình trạng chậm bồi thường cho người bị oan trước hết thuộc trách nhiệm của cơ quan đã gây nên việc làm oan nhưng cũng có nguyên nhân do một số quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa thật hợp lý
16 năm mới phát hiện oan sai
Qua giám sát cho thấy, một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm thì có những vụ án đã xảy ra cách đây từ 7-10 năm, có vụ 16 năm (ngoài kỳ giám sát) nhưng gần đây mới được phát hiện. Điển hình như một số vụ sau:
Đối với vụ Lê Bá Mai (Bình Phước phải xét xử nhiều lần (7 lần), gần 10 năm mới kết thúc; quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án này đã cơ bản khắc phục được những thiếu sót, vi phạm; bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực pháp luật kết án Lê Bá Mai tù chung thân về các tội “hiếp dâm trẻ em, giết người” đến nay chưa có căn cứ kết luận Lê Bá Mai bị oan.
Vụ án tử tù Hồ Duy Hải có dấu hiệu vi phạm quá trình điều tra |
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước và yêu cầu của Đoàn giám sát, liên ngành VKSNDTC, TANDTC và Bộ Công an đã tiến hành xem xét vụ án này và đến nay có kết luận cho rằng việc kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội danh trên là “có căn cứ pháp luật, quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.
Qua giám sát cho thấy, việc giải quyết vụ án này có nhiều thiếu sót, vi phạm.
“Quá trình khám nghiệm hiện trường không chú ý xem xét để thu giữ những đồ vật liên quan đến dấu vết trên cơ thể nạn nhân như cái thớt, chiếc ghế inox, con dao nên sau này bị can khai ra đó là hung khí vụ án thì cái thớt, con dao đã bị thất lạc không tìm lại được.
Chiếc ghế thu giữ sau này được cho là vật chứng không đúng với chiếc ghế phản ánh trong biên bản khám nghiệm và bản ảnh hiện trường.
Kiểm tra việc sử dụng thời gian của Hải vào ngày xảy ra vụ án thiếu chính xác, chưa chặt chẽ; một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung bị tẩy xóa, sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai; động cơ, mục đích giết người nêu trong kết luận của các cơ quan tố tụng chưa phù hợp với diễn biến vụ án”, ông Hiện dẫn chứng.
Đây là những thiếu sót, vi phạm dẫn đến nghi ngờ về tính khách quan của kết quả điều tra, truy tố, xét xử.
Hoãn tử hình Hồ Duy Hải: TAND tỉnh Long An lên tiếng
VTV
Đối với vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) cùng 02 đồng phạm khác phạm các tội “giết người, cướp tài sản”, bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã kết án Nguyễn Văn Chưởng tử hình, Đỗ Văn Hoàng tù chung thân, Vũ Toàn Trung 23 năm tù.
Trong vụ án này, kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC yêu cầu xác định lại vai trò của Chưởng trong tội giết người là có căn cứ nhưng Hội đồng Thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án phúc thẩm là không đúng với tính chất, hành vi của các bị cáo Chưởng, Hoàng, Trung trong tội giết người.
Đối với một số vụ án khác được nhiều cử tri quan tâm như vụ: Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về các tội “giết người, cướp tài sản”; vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng) bị kết án chung thân về tội “giết người”; vụ Hàn Đức Long (Bắc giang) bị kết án tử hình về các tội “hiếp dâm trẻ em, giết người”, vụ Đỗ thị Hằng (Bắc Giang) bị kết án 06 năm tù về tội “Mua bán phụ nữ” chưa có căn cứ xác định bị oan nhưng qua giám sát đã xác định các vụ án này có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Hiện nay các vụ án này đang được điều tra lại.
Phạm Thịnh
Bình luận